Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO.pdf (Trang 32 - 34)

- Giám sát chặt chẽ hệ thống ngân hàng thơng qua việc yêu cầu dự trữ, phân hạng tài sản và báo cáo, phân tán rủi ro,… Việc giám sát chặt chẽ sẽ giúp tránh nguy cơ xảy ra khủng hoảng ngân hàng. Đây là bài học kinh nghiệm từ Chi lê do việc thiếu giám sát dẫn đến cuộc khủng hoảng ngân hàng vào giai đoạn 1981 – 1983.

- Ngưng cấp giấy phép mới cho ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh mua bán, sáp nhập trong khu vực tài chính. Việc này sẽ giúp cho quá trình tập trung tài chính sẽ tăng lên nhanh chĩng, tránh việc phát triển tràn lang. Đây là bài học kinh nghiệp của Chi Lê, nhờ việc ngưng cấp giấy phép mới cộng thêm khi ngành ngân hàng của Chi lê cạnh tranh một cách mãnh liệt thì việc mua bán, sáp nhập diễn ra rất nhiều.

- Chính phủ khơng nên đưa ra các kế hoạch cứu trợ quá thường xuyên đối với các tổ

chức tài chính nội địa, vì như vậy sẽ che giấu những rủi ro mà các tổ chức tài chính này gây ra. Đây là bài học kinh nghiệm từ Thái Lan, khi nước này thường xuyên đưa ra những kế hoạch cứu trợ nhưng khơng giải quyết được các khĩ khăn của các tổ chức tài chính và dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.

- Tiến hành thu hồi các khoản nợ xấu phát sinh thơng qua việc thành lập các cơng ty AMCs, gia tăng tiềm lực vốn cho các ngân hàng, tiến hành cổ phần hĩa các NH quốc doanh, sắp xếp lại các ngân hàng cổ phần. Đây là các bài học kinh nghiệm của Trung Quốc nhằm làm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, đồng thời thơng qua các biện pháp trên sẽ giúp nâng ty lệ an tồn vốn theo đúng chuẩn mực quốc tế.

- Tận dụng lợi thế của địa phương. Đây là bài học kinh nghiệm của Chi lê và Trung Quốc, trong khi Chi lê phát huy quỹ hưu trí tư nhân để tạo luồng liền đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc tận dụng việc am hiểu địa phương để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Chính nhờ việc tận dụng lợi thế trên, các chủ thể trong nước cĩ thể tồn tại vững khi các chủ thể nước ngồi xâm nhập vào thị trường nội địa.

Kết luận chương 1

Với những lý luận căn bản về dịch vụ tài chính và thị trường dịch vụ tài chính cho thấy vai trị dịch vụ tài chính là rất quan trọng trong nền kinh tế, tự do hĩa dịch vụ tài chính theo đúng trình tự sẽ giúp nền tài chính quốc gia phát triển một cách bền vững hơn, sự tham gia của các chủ thể nước ngồi làm động lực cho sự phát triển của các chủ thể trong nước. Nền kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với quốc tế và Việt Nam đang thực thi các cam kết WTO về thị trường dịch vụ tài chính. Vậy với những lý luận về dịch vụ tài chính, tự do hĩa dịch vụ tài chính và một số kinh nghiệm của các nước trên sẽ giúp gì cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế? Trong chương sau đây sẽ phân tích thực trạng thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ DO HĨA DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM TỪ

NĂM 1990 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO.pdf (Trang 32 - 34)