Chức năng “Người cho vay cuối cùng”

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam.pdf (Trang 56 - 61)

3. Vấn đề quản lý thông tin

4.2. Chức năng “Người cho vay cuối cùng”

Đây là một chức năng quan trọng nhất để đảm bảo cho sự ổn định và bền vững của hệ thống tài chính tiền tệ. Nó giải thích cho việc tại sao chúng ta gọi NHTW là “ngân hàng của mọi ngân hàng”. Trong phần giới thiệu những bài học của thế giới, chúng ta thấy rằng các NHTW đang tìm mọi cách để hoàn thành chức năng này của mình. Ở đây, chúng tôi xin một lần nữa đưa ra mô hình thực hiện của Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang của Mỹ (Federal Reserve System – FED) để nhìn sâu hơn vào những bất cập còn tồn đọng trong phương thức quản lý của NHNN Việt Nam.

FED được thành lập năm 1913 nhằm đối phó với các vụ sụp đổ dây chuyền trong hệ thống các NHTM Mỹ (bank runs) xảy ra vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm đó FED được thành lập với nhiệm vụ chính là thực thi chức năng LLR nhằm trợ giúp các NHTM có khó khăn về thanh khoản và phải đối đầu với nguy cơ bank runs. Tính từ thời điểm đó cho đến nay, FED đã không ngừng cải tiến và đưa ra những công cụ mới nhằm chống đỡ với những cuộc khủng hoảng vốn thường xảy ra

theo chu kỳ trong nền kinh tế này. Có thể có những lúc FED thành công và cũng có những lúc FED thất bại, cũng có không ít những lời phê bình nhưng cái được lớn nhất mà FED đạt được chính là sự tin tưởng của các NHTM và cả người dân. Rất tiếc, NHNN của Việt Nam chúng ta lại không thể duy trì được lòng tin này. Tại sao lại như vậy?

Cũng như FED, NHNN Việt nam được trang bị chức năng LLR với lãi suất tái cấp vốn như một cứu cánh cho các NHTM khi gặp khó khăn thanh khoản. NHNN cũng có chức năng giám sát cẩn trọng đối với các NHTM và cũng nắm quyền điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản. Việt nam cũng đã thành lập cơ quan bảo hiểm tiền gửi độc lập cách đây vài năm với hình thức hoạt động giống hệt như Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (Federal Deposit Insurance Corporation – FDIC) của Mỹ. Nhìn chung, khung khổ pháp lý và cơ chế vận hành của NHNN và hệ thống tiền tệ của Việt nam đã được học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của nhiều ngân hàng trung ương tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên sở dĩ NHNN Việt nam còn thiếu sự tin tưởng của người dân và các NHTM đó là do việc thực hiện quá đột ngột, một phong cách điều hành còn nặng về mệnh lệnh hành chính cũng như việc thiếu sự nhất quán trong các quyết định của mình.

Đầu tháng 2/2008, sau khi số liệu về lạm phát năm 2007 và tháng 1/2008 được công bố gây sửng sốt trong dân chúng và cả nhiều nhà hoạch định chính sách, NHNN đã đột ngột thắt chặt chính sách tiền tệ làm tình hình thanh khoản trong hệ thống ngân hàng xấu đi nhanh chóng. Với tình hình lạm phát cao, nhiều khả năng bắt nguồn từ nguyên nhân nới lỏng tiền tệ trong những năm trước đó như nhiều nhà kinh tế đã chỉ ra, thắt chặt tiền tệ là một chính sách đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên cách thức thực thi chính sách này của NHNN đã tạo ra một cú sốc lớn trong hệ thông ngân hàng vì nó quá bất ngờ và quá quyết liệt.

Trong lịch sử của FED, một chu kỳ thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ có thể làm lãi suất thay đổi hơn 10% (gần đây là 4-5%) nhưng chưa bao giờ, ngay cả trong các cuộc khủng hoảng, FED đã từng cắt hay tăng lãi suất quá 1% trong một lần thay đổi tỷ lệ dự trữ Fed funds rate. Thường một chu kỳ cắt hay tăng lãi suất được rải đều trong khoảng 5-15 lần thay đổi, mỗi lần từ 0.25% đến 0.5%. Việc giãn các thay đổi lãi suất như vậy giúp các NHTM có thời gian thích ứng với môi trường tiền tệ mới mà FED

mong muốn và giúp cho sự phân bổ lại thanh khoản trong nền kinh tế với tình hình lãi suất mới không xảy ra quá đột ngột. Bên cạnh việc giãn các hoạt động cắt hoặc tăng lãi suất, FED còn tìm cách “gợi ý” cho các NHTM biết trước xu hướng điều hành tiền tệ của mình bằng các thông báo về quan điểm tiền tệ trong các biên bản họp được công bố ra công chúng và những phát biểu có tính toán của các quan chức FED. Ví dụ, vào thời điểm tháng 5/2008 giới tài chính ngân hàng Mỹ đã nhận được tín hiệu về việc chấm dứt chu kỳ cắt giảm lãi suất thông qua một số phát biểu của các quan chức FED như Donald Kohn hay Frederic Mishkin và qua biên bản cuộc họp cắt lãi suất cuối cùng của FOMC.

Rất tiếc trong đợt thắt chặt tiền tệ năm 2008, NHNN chưa học được cách xử lý khéo léo như FED và sự khó khăn về thanh khoản lúc bấy giờ là hậu quả tất yếu. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các NHTM và các doanh nghiệp có các hoạt động tín dụng vào thời điểm này, nó còn làm thiệt hại đến uy tín của NHNN trong mắt các NHTM và cả trong dân chúng. Kể từ đây, các NHTM sẽ phải luôn dè chừng những thay đổi chính sách đột ngột như vậy của NHNN và sẽ phải để thêm một khoản dự phòng cho những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra cuộc khủng hoảng thanh khoản, NHNN sau đó đã rất lúng túng khi xử lý nó và cuối cùng đã quay lại với cách thức điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của thời kỳ bao cấp. Việc áp đặt lãi suất trần huy động 12%/năm dường như là một biện pháp đối phó vội vàng của NHNN nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất huy động của các NHTM. Biện pháp này vừa làm cuộc khủng hoảng thanh khoản thêm xấu đi vừa đi ngược lại những cố gắng thắt chặt tiền tệ mà NHNN mới thực hiện trước đó. Đáng lý ra, cuộc khủng hoảng này có thể được giải tỏa nhanh chóng nếu NHNN thực hiện đúng chức năng LLR của mình cho tất cả các NHTM có nhu cầu tăng thanh khoản. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, mà rất có thể là sức ép từ phía chính phủ không muốn tăng lãi suất lên nữa để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, đã ngăn cản NHNN thực hiện chức năng LLR của mình. Ở đây, một lần nữa chúng ta thấy mối liên hệ giữa tính độc lập và khả năng thực hiện các vai trò của NHTW tác động tương hổ như thế nào. Phải chăng, vì NHNN quá phụ thuộc vào các quyết định của phía Chính phủ nên hành động một cách đột ngột, và cũng vì vậy mà chậm trễ khi giải quyết những hệ lụy về sau? Chỉ thấy một điều rõ ràng là NHNN

đã không thể hoàn thành chức năng “người cho vay cuối cùng” của mình một cách trọn vẹn.

Tất nhiên, một thời gian sau đó, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế cũng tự điều chỉnh để trở về trạng thái cân bằng nhưng cái giá phải trả đó là sự méo mó trong phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế. Đây cũng là một bước lùi trong công cuộc cải tổ nền kinh tế Việt nam theo hướng thị trường và làm suy giảm lòng tin của dân chúng và doanh nghiệp vào NHNN.

* Tóm lược chương 4:

Nếu trong chương trước, chúng tôi đã giới thiệu sự đánh giá về những nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam, thì trong chương này, chúng tôi tiếp tục đưa ra những nhận định về vấn đề quản lý, giám sát cũng như hệ thống các quy định hiện hành. Cụ thể chúng tôi đi sâu vào các khía cạnh như khuôn khổ pháp lý, vấn đề quản lý thông tin, các hoạt động giám sát định kỳ và vai trò của ngân hàng trung ương.

Kết quả là những hạn chế vẫn còn tồn tại nhiều hơn là những thành tựu đạt được, và chúng ta cũng có thể phát hiện những khuyết điểm riêng có của thị trường Việt Nam chẳng hạn như: Việc xây dựng và bổ sung các quy định, các chỉ thị quản lý hệ thống tài chính còn nặng về số lượng hơn là chất lượng. chưa kể đến sự chồng chéo của các văn bản hướng dẫn, gây rối cho các đối tượng tham gia. Việc yếu kém trong vấn đề quản lý thông tin, chậm trễ trong việc đối phó và xử lý các “tin đồn”, thị trường chưa sẵn sàng buộc các NHTM công bố minh bạch về các thông tin, chỉ số hoạt động. Việc phối hợp giám sát giữa các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, các NHTM còn mang tâm lý đối phó nhiều hơn là hợp tác trong các cuộc kiểm tra sức ép định kỳ. Cuối cùng, vì NHNN chưa có tính độc lập cao, chưa có khả năng dự báo thị trường tốt, nên đã đưa ra những hành động quá quyết liệt, gây hoang mang cho các NHTM và các TCTD nói chung, từ đó làm mất đi lòng tin của các thành phần tham gia trong thị trường vào cương vị lãnh đạo của một NHTW thực sự.

Với mức độ rủi ro được trình bày trong chương 3, và những hạn chế trong việc quy định và giám sát mà chúng tôi vừa giới thiệu trong chương này, việc cần thiết tiếp theo là đưa ra những giải pháp thích hợp cho Việt Nam. Các giải pháp đó có thể được vận dụng từ chính những bài học mà các nhà lãnh đạo và các nhà kinh tế học trên thế

giới đã rút ra từ cuộc khủng hoảng vừa qua, đó cũng có thể là những suy nghĩ riêng của nhóm nghiên cứu về các vấn đề khác biệt của Việt Nam. Tất cả cùng phục vụ cho một mục đích “tăng cường vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính hiện nay”.

Chương 5:Tăng cường vai trò ca tính thanh khon trong vic n định h thng

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam.pdf (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)