Gi ải pháp đối với các NHTM và các TCTD khác:

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam.pdf (Trang 71 - 79)

1. Xu hướng tương lai:

3.2.Gi ải pháp đối với các NHTM và các TCTD khác:

Rủi ro thanh khoản được đánh giá là rủi ro nguy hiểm nhất trong 36 rủi ro mà một ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động và tồn tại của mình. Nói như vậy để thấy được việc cấp thiết đối với các ngân hàng bây giờ là xây dựng và không ngừng củng cố một mô hình quản trị rủi ro cho riêng mình. Sau đây, chúng tôi cũng xin được đưa ra những gợi ý, đó có thể là những mô hình, những giải pháp mà các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thế giới đang áp dụng hiệu quả hoặc những bài học từ một vài cá nhân NHTM ở Việt Nam đã vận dụng sáng tạo và thành công.

¾ Hệ thống giám sát nội bộ (ICAAP):

Đây là một bài học mà Basel 2 đã khuyến cáo các TCTD nên áp dụng bằng cách thiết lập cho riêng mình một hệ thống giám sát nội bộ và không ngừng nâng cao

vai trò cũng như năng lực của bộ phận này. Bởi hơn ai hết, chỉ có nội bộ mỗi một ngân hàng, một tổ chức tài chính mới nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình nhất, hiểu rõ những khó khăn, những rủi ro mà mình gặp phải trong quá trình hoạt động.

Những quy định chung của NHNN hay Chính phủ ban hành nhằm mục đích hạn chế những rủi ro hệ thống và những tổn hại tài chính có thể xảy ra trong thị trường. Nhưng nếu chỉ tuân thủ những chỉ tiêu đó cũng không hẳn là hoàn toàn an toàn, bởi trong các thực thể doanh nghiệp nói chung và các TCTD nói riêng luôn tồn tại các rủi ro phi hệ thống bên cạnh những rủi ro thị trường. Lấy ví dụ, ngoài việc tuân thủ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hệ thống giám sát nội bộ hoàn hoàn có thể yêu cầu tổ chức nâng cao vốn dự trữ của mình nhằm đối phó với những rủi ro mà họ nhận định là đang gia tăng trong quá trình hoạt động.

Tuy nhiên như hạn chế mà Basel 2 đã nhận định thì hệ thống giám sát nội bộ này là một hệ thống đề cao tính chủ quan và tính phán đoán nên cũng đòi hỏi một năng lực chuyên môn cao và bản lĩnh của những cán bộ tham gia trong bộ phận này. Trở lại với Việt Nam, nhiều ngân hàng hiện nay đã xây dựng cho mình những bộ phận mang trách nhiệm giám sát nội bộ tương tự như ICAAP, tuy nhiên vai trò và chức năng thực sự của họ vẫn còn mờ nhạt, giải pháp này cần được tiến hành một cách triệt để và nghiêm túc hơn. Sau đây, chúng tôi xin lấy một ví dụ cụ thể hơn.

¾ Hội đồng ALCO:

Bộ phận quản lý tài sản nợ và tài sản có hay còn được gọi là hội đồng ALCO (Assets and Liabilities Committee) cũng là một bộ phận quản trị rủi ro nội bộ của các NHTM. Bộ phận này đã ra đời từ rất lâu trên thế giới tuy nhiên nó mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam trong thời gian gần đây và đi đầu chính là NHTM cổ phần Á Châu (ACB) – ngân hàng đầu tiên xây dựng Hội động ALCO trong bộ máy quản trị của mình. Nhiệm vụ của bộ phận này là gì?

Hội đồng ALCO sẽ hỗ trợ, nâng cao năng lực điều hành của nhà quản trị ngân hàng, bộ phận quản lý tài sản nợ và tài sản có này có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các danh mục trong bảng tổng kết tài sản, quản lý khả năng thanh toán và các rủi ro thị trường (rủi ro lãi suất, tỷ giá,…). Đặc biệt, bộ phận này còn làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, quản trị thông tin để cung cấp cho cán bộ tín dụng khi họ có nhu cầu như: thông tin

về khách hàng, thông tin về thị trường, thông tin cạnh tranh,… Bên cạnh đó, bộ phận này còn liên kết các hoạt động, các quyết định của các phòng nghiệp vụ giúp ban điều hành ngân hàng nắm được tổng thể và nhìn nhận bao quát hơn các hoạt động của ngân hàng.

¾ Mối liên hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản:

Theo nhóm nghiên cứu nhận định, đây là một bài học rất thích hợp đối với các NHTM của Việt Nam. “Một cơ sở vốn mạnh là chưa đủ mà điều quan trọng là nguồn vốn này có tính thanh khoản trong những tình huống khẩn cấp hay không?”. Đây là kinh nghiệm mà thế giới đã rút ra trong cuộc khủng hoảng vừa qua. Nhưng như chúng ta thấy, vì chạy theo những hoạt động mang tính sinh lợi cao nên các NHTM Việt Nam vẫn còn quá xem nhẹ việc bảo đảm tấm đệm thanh khoản trong danh mục đầu tư mà họ nắm giữ. Cụ thể như chúng tôi đã trình bày trong chương 3, các NHTM nắm giữ rất ít những trái phiếu chính phủ vì họ cho rằng nó có tỷ suất sinh lợi quá thấp mà quên mất rằng đó lại là những chứng khoán có khả năng thanh khoản cao và an toàn, đặc biệt là trong những tình huống nguy cấp.

Theo các cán bộ lãnh đạo và những giám đốc của các ngân hàng nhận xét thì danh mục đầu tư hiện nay của các NHTM Việt Nam là lành mạnh, tuy nhiên theo chúng tôi, việc cần thiết là họ phải thay đổi nhận thức về vai trò của tính thanh khoản trong việc duy trì và phát triển của mình, nếu không, khi thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ và các sản phẩm phái sinh ra đời thì những danh mục đó sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi mà không ai ngờ tới.

¾ Bộ phận quản lý thông tin và đối phó với các tin đồn:

Nếu như các doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng bộ phận “quan hệ cộng đồng” PR – Public Relationship chuyên phụ trách thông tin truyền thông, quản lý thông tin và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt cộng đồng, thì để đối phó với các “tin đồn” trong lĩnh vực ngân hàng, thiết nghĩ các NHTM cũng nên xây dựng cho mình một bộ phận PR tương tự.

Có thể việc chia sẻ thông tin là điều cấm kỵ của ngân hàng như chính nguyên tắc trong Basel cũng yêu cầu “tính bảo mật” cho thông tin của khách hàng. Nhưng nếu các thông tin về sức khỏe tài chính, vốn tự có và những tỷ lệ thanh khoản tối thiểu ,

quy trình tín dụng … được minh bạch hơn, công bố và chứng thực rõ ràng thì đó có thể sẽ không còn “tin đồn” nào được thổi phồng nữa.

¾ Mua lại và sáp nhập – Hoạt động M&A:

Đây là một xu hướng mà chúng tôi cho là cần thiết. Xét về mặt cạnh tranh, nó giúp cho các NHTM vừa và nhỏ của Việt Nam có thể đối phó trước làn sóng ồ ạt các chi nhánh và các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ở Việt Nam khi các điều khoản WTO được thực hiện đầy đủ trong tương lai.

Điều quan trọng hơn cả là xét về mặt rủi ro thanh khoản và khả năng thanh toán thì rõ ràng một cơ sở vốn mạnh hơn cũng là một thuận lợi cho các ngân hàng như bài học về “mối liên hệ giữa khả năng thanh toán và tính thanh khoản” mà chúng tôi đã đề cập ở phần trước.

¾ Lập quỹ dự phòng, tiến hành các cuộc kiểm tra sức ép:

Các ngân hàng Việt Nam mà điển hình là ngân hàng ACB đã bước đầu học hỏi các công cụ quản trị tính thanh khoản như lập quỹ dự phòng và tiến hành các cuộc kiểm tra sức ép mà thế giới đang vận dụng thành công.

Có điều các ngân hàng Việt Nam cần một danh mục tài sản dự phòng an toàn hơn, tránh hiện tượng chạy theo lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi quá cao như thời gian vừa qua. Cũng không nên tồn tại quan niệm “trông chờ vào NHNN” khi có các sự cố về thanh khoản xảy ra, vì chính những lúc đó, nếu NHNN bơm vào thị trường tính thanh khoản tăng thêm qua các kênh trung gian sẽ càng làm cho thị trường thêm méo mó và mọi việc có thể sẽ càng tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao các NHTM nên hỗ trợ nhau, trước khi gõ cửa NHNN, và lý do tại sao chúng ta gọi NHNN là “người cho vay cuối cùng”.

3.3. Giải pháp khác:

Đây là những gợi ý riêng của nhóm nghiên cứu xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của hệ thống tài chính và rủi ro thanh khoản của Việt Nam, bao gồm việc khủng hoảng những tin đồn xoay quanh ngành ngân hàng, việc hướng ra nước ngoài mà cụ thể là khu vực Asian để tìm sự liên kết vững mạnh hơn.

¾ Mạnh tay hơn với các tin đồn – xây dựng trung tâm xử lý kịp thời:

Không phải giống với bất kỳ những khó khăn nào trong hệ thống của nền kinh tế Việt Nam, việc bất cập trong kiểm soát thông tin hầu như xuất phát từ những tin

đồn thất thiệt, làm xôn xao dư luận và ảnh hưởng đến các tồ chức tài chính như chúng tôi đã đề cập. Vậy làm sao nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khắc phục được chuyện này?

Trước hết chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận một việc rằng, lý do tại sao các phần tử xấu cứ mãi lợi dụng thời cơ và tung tin đồn ra thị trường để tạo nên làn sang xôn xao trong dư luận và làm thiệt hại cho các tổ chức tài chính. Phải chăng cũng chính các cơ quan nhà nước cũng còn quá thờ ơ trong việc quản lý và có biện pháp răng đe đối với các đối tượng này. Điều này chúng tôi thiết nghĩ, ngay bây giờ các cơ quan chính phủ nhà nước cần phải ban hành quy luật nghiêm ngặt trong việc trừng trị những kẻ tung tin thất thiệt trên thị trường.

Hơn bao giờ hết, cùng với đó, chính phủ phải thiết lập một hệ thống trung tâm thông tin, và hệ thống trung tâm thông tin này có thể liên kết với tất cả các tổ chức tài chính lại để cập nhật thông tin thường xuyên về quá trình hoạt động của tất cả các tổ chức tài chính. Và ngay tại tổ chức tài chính cũng có tổ chức và trung tâm thông tin cập nhật cho chính mình .

Và đặc biệt hơn hết, hệ thống trung tâm thông tin này sẽ được kết nối trực tuyến với từng đại diện của các tổ chức tài chính, và họ có thể trả lời trực tuyến với các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính khác và thậm chí với ngay cả khách hàng. Với giải pháp này, chúng tôi tin rằng, một khi có những thông tin bất ổn trên thị trường, thì khách hàng có thể truy cập để khẳng định lại thông tin đó. Cùng với đó, các khách hàng có thể tìm hiểu và hỏi những thắc mắc mà mình vướng, từ đó, có thể làm an lòng cho khách hàng hơn bao giờ hết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn đối với các tổ chức tài chính, họ phải biết “phản xạ nhanh” trước các luồng tin bất lợi cho mình. Đây là một vấn đề không phải đơn giản, bởi ngay cả các tổ chức tài chính khi họ bị vướng lấy những thông tin bất lợi, họ cũng không thể “kiềm chứng” một cách “tức thời”, vì thế thông thường sau một khoảng thời gian ngắn chúng ta mới có thể nghe họ lên tiếng để bảo vệ cho chính mình. Theo nhóm nghiên cứu để ít bị ảnh hưởng từ những luồng tin bất lợi trên thị trường, khi gặp trường hợp này các tổ chức tài chính phải biết lên tiếng khẳng định sự “tồn tại” và hoạt động của mình ngay lập tức, để cho khách hàng an tâm, và sau đó mới tiến hành tìm hiểu thực hư ra sao. Trung tâm thông tin Tổ chức tín dụng A Tổ chức tín dụng C Tổ chức tín dụng B Khách hàng Khách hàng Khách hàng

Tuy nhiên một điều mà chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng, không phải chỉ có các thông tin bất hợp lý trên thị trường mới làm cho việc hoạt động của các tổ chức tài chính gặp khó khăn, mà ngay cả chính bản thân của các tổ chức tài chính, việc quản lý và cập nhật những thông tin trong chính tổ chức của họ cũng đang gặp những bất cập, khó khăn và không được kiểm soát một cách cẩn thận từ phía các cấp lãnh đạo. Chính vì vậy, khi có một thông tin gây khó dễ cho họ, họ không thể kiểm chứng một cách kịp thời. Đứng trước tình hình này, nhóm nghiên cứu chúng tôi cho rằng, bản thân các tổ chức tài chính phải biết “kiểm soát” nguồn thông tin của chính mình, không nên để tổ chức của mình rơi vào thế bị động do chính các nguồn tin xuất phát từ nội bộ. Và để làm được việc này, không còn cách nào khác các tổ chức tài chính phải biết quản lý thông tin của mình thông qua việc thành lập một trung tâm thông tin tại chính tổ chức của mình.

¾ Hướng ra khu vực tìm kiếm sự liên kết vững chãi:

Thời gian qua, không thể phủ nhận một điều là nhà nước ta luôn tìm kiếm những sự liên kết và hỗ trợ tích cực từ các nước bạn mà đặc biệt là khu vực ASEAN trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, tài chính đến văn hóa. Và nhìn vào những bài học của khối liên minh châu Âu EU và Ủy ban Basel BCBS thì rõ ràng những sự liên kết này luôn là một sức mạnh tiềm ẩn giúp cho các nước thành viên phát triển nhanh mà bền vững.

Đối quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia, chúng ta đang hướng đến Hội nghị Chiang Mai, để gia tăng khả năng bảo vệ đồng tiền nội tệ trước những biến cố các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn đồng loạt khỏi thị trường Việt Nam. Hội nghị Chiang Mai đề nghị sự chia sẻ, nếu bất kỳ nước thành viên nào gặp khó khăn khi quỹ dự trữ ngoại hối không đủ để điều tiết tỷ giá thì các nước khác sẽ hỗ trợ. Đây là một Hội nghị mà Việt Nam đã và đang tiến hành tham gia cùng Nhật Bản, Trung Quốc và khối ASEAN. Thiết nghĩ, tại sao chúng ta không xây dựng nguồn dự trữ thanh khoản tương tự trong khu vực. Với quỹ dự trữ đa quốc gia, đa tiền tệ như vậy sẽ càng hỗ trợ tính thanh khoản của các thị trường, các hệ thống tài chính của các nước thành viên. Khi tính thanh khoản của một quốc gia nào rơi vào báo động thì chính phủ có thể tìm sự hỗ trợ từ nguồn quỹ này, điều đó chắc chắn sẽ hạn chế việc sụp đổ hàng loạt các tổ chức tài chính và gây ra khủng hoảng như chúng ta đã từng chứng kiến trong thời gian vừa rồi.

Nền kinh tế Việt Nam đang đi theo hướng thị trường hóa thì chu kỳ những đợt khủng hoảng rồi hồi phục và phát triển giống như bất kỳ các nước phát triển nào cũng là điều hiển nhiên. Những nguồn quỹ dự trữ trong khu vực như thế này sẽ đem lại một hành trang tốt nhất để chúng ta tự tin hơn trong công cuộc xây dựng và phát triển của mình, đồng thời cũng để tránh xảy ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến nền kinh tế và hệ thống tài chính.

* Tóm lược chương 5:

Đến đây, chúng tôi xin khép lại chương cuối của đề tài nghiên cứu này với nội dung chính bao gồm những gợi ý về giải pháp cho các cơ quan giám sát điển hình như NHNN Việt Nam và các tổ chức tài chính mà điển hình là các NHTM. Các gợi ý hướng đến các chính sách vĩ mô của nhà nước cũng như các chiến lược phát triển vi mô của các ngân hàng. Tất cả nhằm phục vụ cho một mục đích cuối cùng là đi tìm câu trả lời cho vấn đề mà tên đề tài đã đặt ra “Làm thế nào tăng cường vai trò của tính thanh khoản trong việc ổn định hệ thống tài chính thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng?”

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam.pdf (Trang 71 - 79)