Mô hình của Anh:

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam.pdf (Trang 63 - 65)

1. Xu hướng tương lai:

2.2. Mô hình của Anh:

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu chi tiết hơn về kinh nghiệm của nước Anh trong lĩnh vực quản lý rủi ro thanh khoản suốt gần 200 năm qua. Vào giữa thế kỷ 19, những ngân hàng Anh nắm giữ trung bình 60 % tài sản thanh khoản là tiền gửi tiết kiệm, một chỉ số quá cao được lý giải bởi tần số xuất hiện khủng hoảng thanh khoản quanh thời điểm đó. Ngay sau khi năm 1866 khủng hoảng Overend và Gurney, NHTW Anh đảm nhận vai trò người cho vay cuối cùng, giúp cho các ngân hàng nới lỏng phương pháp thanh khoản quá bảo thủ và thận trọng (lại không hiệu quả) của họ.

Chỉ số thanh khoản trung bình giảm xuống khoảng 30% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Hiệp định đầu tiên về tính thanh khoản giữa NHTW Anh và những ngân hàng tư nhân xuất hiện vào năm 1947, liên quan đến một nhu cầu nắm giữ chỉ số tài sản thanh khoản tốt thiểu là 32% (giàm 28% so với sáu năm trước). Hiệp định này được vận hành đến 1971, khi Trung tâm quản lý quy định tín dụng và tính cạnh tranh (Competition and Credit Controls Act – CCC) giới thiệu một chỉ số dự trữ tối thiểu là 12,5%. CCC có hai mục tiêu: thứ nhất, nó hướng đến việc làm mạnh thêm khả năng điều hành chính sách tiền tệ, bằng cách tạo ra một cơ sở tiền tệ vững chắc để làm trụ cột, nền móng cho chính sách tiền tệ. Thứ hai, nó nhắm đến việc thống nhất những giới hạn cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Chỉ số dự trữ tối thiểu được định ra với mục tiêu mong muốn áp đặt một tấm đệm dự trữ thanh khoản thận trọng.

Trong thời gian CCC để cho thành phần ngân hàng Anh tự do và từ đó hỗ trợ sự cải thiện trong tính cạnh tranh và tính hiệu quả, nó đã dẫn đến một sự sụt giảm trong việc nắm giữ tài sản thanh khoản chất lượng cao của các ngân hàng này. Sau khi giảm một nửa yêu cầu dự trữ tối thiểu, NHTW Anh cuối cùng đã thay thế hệ thống chỉ số dự trữ bằng hệ thống tỷ lệ tiền mặt / tiền gửi vào năm 1981, chỉ số này không yêu cầu trực tiếp một tỷ lệ tài sản thanh khoản tối thiểu nào cả. Hệ thống thanh khoản đồng Sterling năm 1996 chú trọng vào việc nắm giữ tính thanh khoản đầy đủ để đối mặt với một trường hợp đặc biệt căng thẳng về dòng tiền. Nó được xác định để bảo đảm rằng một ngân hàng có đủ tài sản có tính thanh khoản cao để đáp ứng cho những dòng chi ra trong tuần đầu của cuộc khủng hoảng mà không cần trông cậy vào thị trường nối lại tổng nguồn vốn, hệ thống này cũng được thiết kế với mục đích cho phép những nhà cầm quyền thời gian để khảo sát, thăm dò những lựa chọn về một giải pháp mang tính mệnh lệnh. Nó được tạo lập như là một phần của hệ thống quản lý khủng hoảng rộng hơn, chứ không chỉ là một công cụ để các ngân hàng quản lý tấm đệm dự trữ của mình trước sự cạn kiệt tính thanh khoản đang diễn ra.

Gần đây nhất trong cuộc khủng hoảng 2008, Anh vẫn tiếp tục đưa ra một kênh truyền dẫn tính thanh khoản “thận trọng” hoàn toàn khác so với các nước và chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi. Xưa nay, chúng ta bơm thêm tính thanh khoản vào hệ thống chủ yếu là “tiền mặt”, lúng túng không biết mức độ bao nhiêu là đủ và cuối cùng lại đau đầu giải quyết bài toán “lạm phát” sau đó v.v… Đối với

NHTW Anh, họ đưa ra một “chương trình thanh khoản đặc biệt”, cho phép các ngân hàng ở Anh “hóa lỏng” một phần những tài sản không thể chuyển thành tiền của mình, bằng cách hoán đổi chúng thành những chứng khoán của chính phủ với tính thanh khoản rất cao, trong khi vẫn bảo đảm những rủi ro tín dụng đó được duy trì trong các ngân hàng. Hành động này làm xoa dịu áp lực vốn gần đây. Điều hay nhất là những rủi ro tín dụng đó cuối cùng vẫn thuộc về trách nhiệm của mỗi ngân hàng, hành động “cứu nguy” đó chỉ làm mọi việc tránh đi vào sự tồi tệ hơn, nó không làm cho các ngân hàng thoát tội và cũng không bắt hệ thống phải chịu những chi phí điều chỉnh nặng nề của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam.pdf (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)