Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.DOC (Trang 40 - 42)

THĂNG LONG

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ theo luật định

Các nghiệp vụ chính

• Môi giới chứng khoán

• Tư vấn

• Tự doanh

• Bảo lãnh phát hành

• Lưu ký

Các nghiệp vụ khác

• REPO cổ phiếu, trái phiếu

• Tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long khoán Thăng Long

2.1.4.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam

Đầu năm 2007 là một năm sôi động của Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy có phần kém bùng nổ như giai đoạn trước đó (cuối năm 2006). Trong giai đoạn này, hoạt động của các CTCK trên thị trường hầu như là đều có lãi.

Vn-Index đi xuống và kết thúc Quý I năm 2008 ở mức gần 500 điểm. Và xu hướng này vẫn đang tiếp diễn trên cả Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh lẫn Trung tâm giao dịch Hà Nội. Điều này đã tạo nên một giai đoạn ảm đạm của Thị trường chứng khoán Việt Nam, gây ra những tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư và cả kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của TSC

Bảng doanh thu, lợi nhuận của TSC qua các năm

(Đơn vị : tỷ VNĐ)

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Doanh thu thuần 0.657 1.287 6.348 10.782 45.116 100.215

Lợi nhuận ròng 0.445 (0.564) 4.533 6.903 35.514 68.418

Sau gần 8 năm đi vào hoạt động và phát triển, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long đã có những bước phát triển vượt bậc. Doanh thu và lợi nhuận của công ty hàng năm tăng cao. Mặc dù khi thị trường trầm lắng trong năm 2003, 2004, nhưng doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng. Năm 2003 doanh thu của công ty là 1,287 tỷ đồng, lỗ hơn 500 triệu. Tuy nhiên năm 2004 doanh thu của công ty đã lên tới hơn 6.3 tỷ đồng trong đó lợi nhuận ròng là hơn 4.5 tỷ. Tổng tài sản của công ty là khoảng 46 tỷ và năm 2003 công ty cũng thực hiện tăng vốn điều lệ lần 1 từ 9 tỷ lên 43 tỷ. Năm 2005 và 2006 công ty đã có những bước phát triển lớn cùng với sự phát triển của thị trường. Năm 2005 doanh thu của công ty là 10.7 tỷ trong đó lợi nhuận ròng là gần 7 tỷ. Năm 2006 là một năm kinh doanh rất thành công của TSC khi đạt 43.7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (năm 2005 chỉ tiêu này là 6,903 tỷ đồng).

Năm 2007 lại là năm thành công của TSC khi chỉ riêng quý I/2007, lợi nhuận trước thuế của TSC đã đạt 40 tỷ đồng, trong khi đó chỉ tiêu cả năm 2007 là 60 tỷ đồng. Cả năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ đạt hơn gần 90 tỷ. Bên cạnh dó, công ty đã được nhận danh hiệu thương hiệu cạnh tranh do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam và mạng thương hiệu Việt trao tặng và đã là một trong 8 đơn vị đủ tiêu chuẩn tham gia vào đợt thử nghiệm nhập lệnh từ xa đầu tiên của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.

Công ty đã liên tục có những bước tăng trưởng về qui mô. Biểu hiện: Giữa năm 2006 công ty cũng thực hiện tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ và tháng 12 năm 2006 công ty một lần nữa tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ. Năm 2007, vốn điều lệ được tăng lên 250 tỷ và sắp tới sẽ tăng lên 300 tỷ. Dự kiến đến 2010 vốn điều lệ của công ty sẽ là 1000 tỷ.

(Nguồn : Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long)

Hình 2.2: Tình hình tài chính của công ty qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng )

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.DOC (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w