4. Những cơ chế chính sách của nhà nước ta về việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX.
4.1. Các cơ chế chính sách đã được áp dụng.
Ở Việt Nam các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa chú trọng giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX. Đến thời điểm hiện nay thì Nhà nước ta chưa có chính sách ưu đãi rõ ràng cho công tác xây
dựng nhà ở cho các đối tượng này. Có ba nghị định liên quan đến vấn đề trên đó là: Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của chính phủ đã quy định “Việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, có tính đến đầu mối kỹ thuật ngoài KCN, khu dân cư phục vụ công nhân, lao động làm việc tại các KCN; các trường học, cơ sở khám chữa bệnh phục vụ KCN; các giải pháp về nguồn vốn, cấp điện, cấp thoát nước, giao thông, thông tin, môi trường, lao động để đảm bảo tính khả thi của KCN”.
Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 đã được thay thế bằng nghị định 108/ NĐ-CP ngày 22/9/2006 của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Tuy nhiên còn nhiều nội dung liên quan đến nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 còn chưa được làm rõ, vì vậy thực hiện chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại công văn số 1422/VPCP-CN ngày 19/3/2007 của Văn phòng chính phủ về việc giao cho Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì , phối hợp với các Bộ, ngành liên quan dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với các KCN, KCX, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Tuy nhiên hiện nghị định vẫn chưa được ban hành. Hơn nữa nội dung về nhà ở cho công nhân trong các KCN, KCX lại liên quan đến nhiều các nội dung bên ngoài hàng rào khu này, chính vì vậy mà Nghị định này nếu được ban hành cũng không đề cập được nhiều đến nội dung của vấn đề này.
Tiếp theo là Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở, tại mục 3 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. tuy nhiên các nội dung quy định tại Nghị định này bao gồm một diện khá rộng người được hưởng thụ, vì thế mà công nhân trong các KCN, KCX chỉ là một nhóm đối tượng. Do đó mà chưa thể có chính sách cụ
Thứ ba là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Do mới ban hành cho nên Nghị định này chưa thể có tác dụng ngay.
Ngoài ra một số địa phương và doanh nghiệp lớn cũng thực hiện một số trào lưu, mô hình, chính sách đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động tại các KCN, KCX chẳng hạn như một số địa phương sau: TP HCM có Quyết định 322/2003/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng nhà ở xã hội , trong đó có nhà lưu trú cho công nhân. Thành phố cũng đã có Quyết định 75 về quy định quy chế nhà cho thuê.
Về phía các nhà doanh nghiệp ở TP HCM, để nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và phát triển doanh nghiệp của mình, các doanh nghiệp cũng đưa ra một loạt các biện pháp nhà ở để “ giữ chân” công nhân và người lao động. Điều này làm hình thành bốn mô hình phát triển nhà điển hình: thứ nhất là loại nhà lưu trú cho công nhân được xây dựng trên phạm vi đất KCN, KCX; thứ hai là loại nhà lưu trú do doanh nghiệp thuê đất trong KCX và bỏ tiền ra xây, nhưng doanh nghiệp lại muốn được hạch toán chi phí này vào chi phí sản xuất dưới hình thức khấu hao TSCĐ, nên không được Bộ Tài Chính chấp nhận; thứ ba là loại hình nhà ở do doanh nghiệp kinh doanh nhà thuê đất bên ngoài KCN, KCX để xây cho công nhân thuê; thứ tư là loại nhà ở do doanh nghiệp cho các hộ dân xung quanh KCN vay tiền theo lãi suất ngân hàng để xây nhà rồi cho công ty thuê lại làm nhà ở cho công nhân.
Tại Bà Rịa Vũng Tàu, cũng có quyết định số 76/2004/QĐ-TTg ngày 6/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt hướng phát triển nhà ở đến năm 2020.
Ngoài ra các tỉnh như: Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Đà Nẵng cũng có những cơ chế chính sách về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các hộ dân xây dựng nhà ở cho công nhân thuê.
Ngoài những cơ chế chính sách về việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ dân trong vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX thì Nhà nước ta còn ban hành chính sách về quản lý hộ khẩu lao động nhập cư tới các đô thị, KCN, KCX. Chính sách này nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong cư trú và đi lại. Nhà nước đã nhiều lần đổi mới chính sách về đăng ký hộ khẩu theo hướng mở rộng phục vụ quản lý xã hội và đảm bảo quyền lợi cư trú của công dân. Một trong những chính sách đó là những quy định tại NĐ 51/CP về đăng ký quản lý hộ khẩu của Chính phủ ngày 10/5/1997 đã cơ bản phù hợp với tình hình hiện nay, tuy nhiên với mục tiêu mở rộng điều kiện phạm vi đối tượng đăng ký hộ khẩu vào thành phố, thị xã, giảm thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ trong ĐKHK, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền, nền dân chủ XHCN. Đối với những người lao động tại các KCN, KCX thì đây cũng là một chính sách để quyền lợi của họ được đảm bảo.
Qua những thống kê trên có thể thấy tại Việt Nam chưa có một cơ chế, chính sách chung nào để cho các doanh nghiệp có thể vận dụng và triển khai xây dựng nhà ở cho lao động trong KCN mà mới chỉ xuất phát từ nhu cầu bức xúc và thực hiện tự phát. Vì thế rất khó để doanh nghiệp có thể tìm được một giải pháp khả thi cho mình.
4.2. Những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại.
Việc ban hành những cơ chế chính sách liên quan đến vấn đề giải quyết nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam trong thời gian
qua đã tạo ra những kết quả có ảnh hưởng rất tích cực đến quá trình giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân. Thực hiện chủ trương của Nhà nước nhiều KCN đã có những chính sách về vấn đề nhà ở cho công nhân. Đặc biệt là ở một số KCN tỉnh Bắc Ninh, những công nhân ở xa đã được ở miễn phí hoặc chỉ phải trả một phần phí cho việc ở trọ tại nơi làm việc. Việc sắp xếp chỗ ở cho công nhân ở một số KCN có sự ưu tiên cho các đối tượng thuộc diện ưu tiên theo quy định hiện hành của Nhà nước như con thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo, người lao động vùng sâu vùng xa. Những chính sách này tuy không giải quyết được triệt để vấn đề nhà ở cho công nhân nhưng nó cũng góp phần khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Thực tế cho thấy tại Thái Nguyên, doanh nghiệp may thuộc KCN Sông Công đã chịu trách nhiệm trả tiền thuê nhà cho những công nhân của mình, đồng thời một doanh nghiệp cán thép cũng đặt vấn đề với UBND thị xã sông Công để xin đất làm nhà cho công nhân. Tại Hải Dương, đã có một doanh nghiệp thử nghiệm phát triển khu nhà ở cho lao động tại các KCN Hải Dương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả kể trên thì các chính sách về vấn để nhà ở cho công nhân vẫn còn nhiều bất cập đòi hỏi các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương phải giải quyết. Trước hết, đó là việc Nhà nước ta chưa có những chính sách ưu đãi rõ ràng cho công tác xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX. Bên cạnh đó, những văn bản đã ban hành như Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở, tại mục 3 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội lại bao gồm một diện khá rộng người được thụ hưởng, cho nên công nhân trong các KCN, KCX chưa thực sự là đối tượng trực tiếp và cụ thể của Nghị định này. Vì vậy mà Nghị đình này chưa phát huy được tác dụng trong quá trình triển khai và thực hiện tại các cơ sở.
Tại một số địa phương, tuy cũng ban hành những cơ chế chính sách để hướng dẫn các đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX, nhưng hầu hết nó vẫn mang những đặc trưng riêng cho từng vùng, từng địa phương, hoặc những cơ chế chính sách ban hành kèm theo không rõ rệt. Vì vậy mà doanh nghiệp hoặc các các hộ muốn xây dựng nhà ở cho công nhân thuê đều mất phương hướng trong việc giải quyết triệt vấn đề nơi ăn, chốn ở cho người lao động tại đây.