4. Những cơ chế chính sách của nhà nước ta về việc phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX.
4.3. Những kết luận rút ra từ việc xây dựng cơ chế chính sách.
Việc đưa ra những chính sách để giải quyết nhà ở cho công nhân không phải là một vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Cần phải có những thay đổi lớn về nhận thức khi xây dựng cơ chế chính sách cho vấn đề này, đó là: Không thể giải quyết bằng con đường tiếp cận từ một phía hay một mệnh lệnh hành chính nào, vì nếu như thế thì cần phải có một lượng tài chính đáng kể để tạo ra quỹ đất và chi phí xây dựng; Bên cạnh đó, các khu tập thể cho công nhân với sự quản lý không rõ, không đầy đủ trách nhiệm như hiện này cũng không mang lại kết quả. Do vậy, trong thời gian tới, phải tiếp cận theo cách dựa vào các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, các hộ dân xung quanh khu vực tập trung nhiều công nhân, nâng cao dần chất lượng nhà ở cho công nhân thuê bằng cách có những cơ chế chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, về chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, về thuế thu nhập của doanh nghiệp, thuế VAT của doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà, về giá chi phí đầu vào (nước, điện…), đồng thời với việc rà soát quy hoạch là việc bổ sung quỹ đất cho doanh nghiệp phát triển nhà ở cho công nhân của mình.
Khi xây dựng các cơ chế chính sách cần tính tới nhiều yếu tố liên quan trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi cơ bản của công nhân,
người lao động như bảo đảm an toàn vệ sinh, phục vụ đời sống tinh thần cho từng đối tượng, tham gia vào các hoạt động mang tính chất cộng đồng, các chính sách về tiền lương, các ưu đãi khác…
Ngoài ra cần phải có những văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết việc thi hành các cơ chế chính sách đã được đưa ra để các đối tượng có liên quan lấy làm căn cứ thực hiện tốt mục tiêu và kế hoạch của mình, tránh tình trạng lúng túng, mất phương hướng khi đi tìm một giải pháp tối ưu.
CHƯƠNG 3