Quan điểm định hướng giải quyết nhà ở cho công nhân trong KCN, KCX.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp.doc (Trang 49 - 57)

1. Một số nhận định về việc phát triển các KCN, KCX trong thời gian tới (2015 và tầm nhìn 2020).

1.2. Quan điểm định hướng giải quyết nhà ở cho công nhân trong KCN, KCX.

việc tại đây thì trong đó có khoảng 80 người là đến từ các tỉnh khác, con số này chiếm khoảng 80%, trong số này thì số phải lưu trú ở lại lên đến 90%. Và như vậy thì nhu cầu nhà ở cho công nhân là rất lớn. Riêng năm 2007 nhu cầu nhà ở cho công nhân tối thiểu vào khoảng 300.000 phòng cho từ 2-5 người. Thực tế hiện nay, nhà ở công nhân chỉ chiếm khoảng 24,83% tức là vào khoảng 74.500 phòng. Vì vậy những chỗ ở tạm bợ, những căn phòng quá tải, không đảm bảo điều kiện sinh hoạt ở quanh KCN đang là vấn đề nan giải hiện nay.

Cứ theo sự phát triển và mở rộng của những KCN thì đến năm 2015 và 2020 thì tình trạng thiếu hụt nhà ở ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Sự gia tăng của những ngôi nhà do nhân dân xung quanh khu vực lân cận KCN, KCX sẽ gia tăng nhiều, tuy nhiên cũng không thể đáp ứng được cho nhu cầu rất lớn này của người lao động. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành của các nhà máy, ảnh hưởng tới năng suất lao động và sự bất ổn trong các KCN, KCX là không thể tránh khỏi.

1.2. Quan điểm định hướng giải quyết nhà ở cho công nhân trong KCN, KCX. KCN, KCX.

Vấn đề nhà ở cho công nhân, người lao động tại các KCN, KCX hiện nay cần phải tập trung giải quyết những bức xúc chủ yếu sau:

- Chất lượng nhà ở cho thuê quá thấp không đảm bảo môi trường sinh hoạt, môi trường sống và điều kiện sức khỏe cho người lao động. - Nhu cầu nhà ở ngày càng gia tăng nhưng các doanh nghiệp kinh

doanh nhà ở trong cơ chế thị trường chưa tích cực tham gia do hiệu quả đầu tư chưa hấp dẫn;

- Mức thu nhập của người lao động tại các KCN, KCX hiện nay còn thấp, không đủ để cho người lao động thuê nhà ở đạt tiêu chuẩn tối thiểu buộc lòng họ phải chấp nhận ở trong những ngôi nhà thiếu thốn điều kiện sinh hoạt như trên.

- Các doanh nghiệp sử dụng lao động tại đa phần các KCN, KCX chưa thực sự tích cực trong vấn đề giải quyết nhà ở cho người lao động, cho công nhân của doanh nghiệp mình.

Những bức xúc trên đây đòi hỏi phải có cơ chế chính sách để giải quyết nhằm góp phần cải thiện chỗ ở cho người lao động, duy trì và phát triển lực lượng lao động tại các KCN, KCX phục vụ cho mục tiêu CNH – HĐH đất nước.

Theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó đến năm 2015 dự kiến thành lập mới 115 KCN và mở rộng 27 KCN với tổng diện tích tăng thêm hơn 30.000 ha, vì vậy mà vấn đề chỗ ở cho công nhân trong các KCN, KCX đã, đang và sẽ ngày càng trở nên bức xúc. Để giải quyết vấn đề này thì cần phải thực hiện một số quan điểm sau đây:

1.2.1. Phát triển các khu đô thị, khu nhà lưu trú cho công nhân ngay gần các KCN, KCX.

Các nước đi trước đã có kinh nghiệm rằng đất đai dành cho xây dựng các KCN, KCX thường chiếm từ 30% -60% đất xây dựng đô thị, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến không gian, cảnh quan, số lượng lớn dân cư đô thị. Thứ nhất là các lao động trực tiếp tại các KCN được chuyển dịch từ những vùng nông thôn đến. Tiếp theo là lực lượng dân cư nông nghiệp địa

phương sau khi rời bỏ quê hương, rời bỏ mảnh đất nông nghiệp để ra nhập vào đội ngũ dân cư phi nông nghiệp và sống bằng nghề dịch vụ công nghiệp kết hợp với buôn bán nhỏ lẻ để kiếm sống.

Ta có thể xem xét trường hợp tại những nước làng giềng trong khu vực như Thái Lan, Singapore. Tại Thái Lan trong các KCN, KCX luôn có các công trình ăn ở, sinh hoạt khép kín và đảm bảo phục vụ cho đời sống của công nhân và người lao động làm việc tại đó. Nếu tính đồng bộ một KCN, KCX cùng với các công trình công cộng thì nếu như KCN chiếm diện tích lớn đến 300-500 ha thì tổng diện tích này phải lên tới hàng ngàn ha. Còn với Singapore thì các KCN lại được xây liền kề với khu ở tạo nên một đô thị bền vững, hài hòa cùng với các yếu tố công nghiệp – môi trường – đô thị - du lịch.

Với những khu công nghiệp kỹ thuật cao như các công viên khoa học, làng khoa học xây dựng thì các khu nhà ở thường được xây dựng liền kề hoặc rất gần với những công trình dịch vụ thương mại, những văn phòng cho thuê hay các khu nghỉ ngơi, cây xanh, các khu công nghệ sinh thái. Hay ở những KCN không độc hại hoặc đa phần là lao động nữ làm việc thì những khu sản xuất lại được xây dựng liền kề với khu nhà ở của công nhân, người lao động. Đó là những trường hợp cá biệt.

Khoảng cách giữa các KCN, KCX với khu nhà ở phụ thuộc nhiều vào tính chất độc hại và mức độ ồn của mỗi xí nghiệp công nghiệp. Thông thường khoảng cách này vào tầm 50-1000 mét. Bên cạnh đó thì khả năng sử dụng các phương tiện đi lại của công nhân từ nơi ở đến chỗ làm việc cũng là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là đối với nhóm lao động ngoại tỉnh. Giải pháp hợp lý cho khoảng cách này là bố trí các khu nhà ở công nhân

cách khoảng 30 phút đi lại cho công nhân, người lao động từ chỗ ở đến chỗ làm.

Trong điều kiện nước ta hiện nay cũng như vài chục năm tới đây, việc xây dựng các KCN, KCX sẽ phát triển và việc xây dựng các khu nhà ở, lưu trú cho công nhân gần kề với các KCN, KCX này là điều không thể tránh khỏi. Để quy hoạch kiến trúc, tổ chức môi trường hợp lý ở trong các KCN trước tiên phải quan tâm đến việc bố trí tương quan hợp lý với các KCN như trên: về khoảng cách, thời gian đi lại, môi trường sinh hoạt độc hại, tiếng ồn…

Việc tổ chức các cụm công nghiệp liên hợp sẽ thuận lợi để phát triển khu nhà ở cho công nhân, đặc biệt điều này sẽ tiện cho việc tổ chức có hiệu quả hệ thống dịch vụ công cộng. KCN tập trung còn giúp cho liên hợp các xí nghiệp tiết kiệm được các công trình phụ trợ cũng như các hệ thống hạ tầng xã hội khác là các nhà ở và công trình xã hội, công cộng. Khu dân cư này phải nằm trong tổng thể quy hoạch của đô thị nói chung và giữa khu dân cư của khu công nghệ và đô thị phải có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau.

1.2.2. Vai trò chủ đạo trong vấn đề huy động nguồn lực xã hội vào phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX thuộc về nhà nước.

Trong việc huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX thì nhà nước cần phải giữ vai trò chủ đạo. Cần phải quán triệt quan điểm nêu trên vì một số lý do như sau:

Thứ nhất, trong việc phát triển bền vững vấn đề nhà ở cho lao động tại các KCN, KCX là một yêu cầu phục vụ cho vấn đề tăng trưởng và phát triển xã hội. Việc hình thành nhà và phát triển nhà ở cho công nhân sẽ đem lại lợi

ích từ suất sinh lợi của doanh nghiệp, không nhằm mục đích kinh doanh nhà. Nâng cao điều kiện sống cho công nhân không những là mục tiêu chính trị của Đảng và Nhà nước ta mà đây còn là công việc góp phần làm cho sản xuất phát triển. Nó còn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh CNH – HĐH của nước ta.

Thứ hai,chính sách huy động nguồn lực xã hội để giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX là một chính sách nằm trong những mục tiêu công ích. Nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX là một loại nhà ở phúc lợi xã hội kết hợp với kinh doanh lãi suất thấp, điều này có nghĩa là sử dụng quỹ phúc lợi công cộng của doanh nghiệp cùng với tiền thuê nhà của công nhân khi họ sử dụng để chi trả. Nhiều chính sách xã hội cần được nghiên cứu hoàn thiện và trong một chừng mực nhất định nào đó thì sự hỗ trợ của Nhà nước là không thể thiếu.

Thứ ba, hiện nay các KCN được hình thành ngày càng nhiều lên, theo đó mà sự dịch chuyển lao động ngày càng lớn nhất là đối với hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Nam Bộ. Vì thế mà đối với những vùng công nghiệp lớn cần có những khu đô thị bên cạnh các KCN tập trung. Riêng đối với những KCN nhỏ cần phải có những ký túc xá. Những khu nhà ở cho công nhân, người lao động trong các KCN như thế cần tồn tại song hành cùng với các KCN. Với vai trò của nhà nước là quy hoạch và huy động vốn, …thì các khu đô thị hay ký túc xá được hình thành này sẽ là tổng thể các khu nhà ở, và sẽ hình thành những khu đô thị do các doanh nghiệp tự chủ.

Thứ tư, xây dựng nhà ở cho lao động tại các KCN, KCX không chỉ là trách nhiệm của phía doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của phía Nhà nước. Tuy nhiên Nhà nước cần phải có chính sách để huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển nhà ở cho công nhân tại

các KCN, KCX. Nguồn vốn này một phần sẽ được hình thành từ các cơ chế chính sách của Nhà nước về đất đai, tài chính, tín dụng, đầu tư…Ngoài ra thì cũng cần phải huy động từ những nguồn vốn khác như vốn doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở, vốn tín dụng, vốn của chính người công nhân và vốn của những doanh nghiệp có sử dụng công nhân. Khi đó nguồn vốn dành cho việc xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN này sẽ gia tăng và làm cho vấn đề được từng bước giải quyết, lại giảm được gánh nặng cho cả hai bên.

Thứ năm, chính quyền nhà nước các cấp cần phải tập trung nhanh chóng chỉ đạo kiên quyết để hình thành các khu nhà ở cho người lao động tại các KCN, KCX khi đã có đầy đủ chính sách.

Vấn đề đầu tiên được đặt ra đối với việc này là phải có những ngôi nhà ở với giá thành thấp. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta đồng ý với việc xây dựng các khu nhà ở cấp bốn tạm bợ, thiếu thốn điều kiện sinh hoạt nhằm giải quyết mục tiêu trước mắt là có chỗ ở cho người lao động. Điều này không những chỉ là đối sách trong tình huống trước mắt mà nó còn không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong trường hợp này thì giải pháp hợp lý nhất đó là xây dựng loại nhà ở chung cư, căn hộ nhiều tầng (5 tầng). Để hạ giá thành thì chúng ta nên sử dụng giải pháp công nghệ đó là sử dụng biện pháp xây dựng theo CNH – HĐH, kết hợp lắp ghép mở và xây dựng thủ công cùng vật liệu xây dựng.

1.2.3. Giải quyết nhà ở cho công nhân trong các KCN, KCX phải được tiến hành từng bước.

Thực tế cho thấy rằng khi giải quyết nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX không nên quá nôn nóng mà phải được tiến hành từng bước để đảm bảo vững chắc. Có thể thấy chỉ cần chia ra hai giai đoạn để giải quyết vấn đề

Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khắc phục tình trạng thiếu thốn cả về lượng và chất như hiện nay. Và giai đoạn thứ hai là giai đoạn bắt đầu phát triển, đó là sau khi đã khắc phục được tình trạng như giai đoạn một đã nêu lên.

Trước hết ta xét giai đoạn thứ nhất, giai đoạn khắc phục tình trạng hiện nay. Trong khoảng 10 năm tới đây, việc tổ chức môi trường ở các KCN cần được xem xét đến yếu tố xã hội, văn hóa, nhân khẩu gia đình, nguyện vọng…của người dân ở đây là người công nhân làm việc và sinh sống trực tiếp trong các KCN, KCX. Đối với những người công nhân này, đa số họ là những nữ công nhân độ tuổi từ 18 đến 35 (67% nữ), họ đều còn rất trẻ, trong đó phần lớn họ đều chưa có gia đình (khoảng 86.5% chưa có gia đình). Họ lại có nhu cầu gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đặc biệt là đối tượng lao động nữ. Chính vì thế mà sự thay đổi trong cơ cấu gia đình là điều đương nhiên và trở thành nét đặc trưng trong các khu ở mới.

Phần lớn công nhân tại các KCN, KCX là có thu nhập thấp (chiếm khoảng 70% tổng số lao động). Họ đều xuất phát là nông dân, từ nông thôn với sự tích lũy ban đầu về vốn là rất thấp. Do đó mà họ không thể đòi hỏi ngay mô hình nhà ở có chất lượng cao. Với họ việc có được chỗ ở thỏa mãn những nhu cầu cơ bản về ở với tiêu chuẩn tiện nghi hạn chế nhưng được tổ chức trong điều kiện môi trường ở đơn giản, sạch sẽ, vệ sinh, chắc chắn, bền vững, an toàn và an ninh đảm bảo là điều cần thiết nhất. Ở giai đoạn thứ nhất này, nhà ở cho lao động trong các KCN đa phần là những loại căn hộ một phòng có diện tích tối thiểu và tiện nghi đơn giản. Những nhà ở loại này đầu tiên có thể bố trí cho 2 đến 4 người ở cùng nhau với hệ thống giường tầng hay gác xép để ở tùy theo nhu cầu của người công nhân và nó được thiết kế độc lập, có công trình phụ riêng biệt phù hợp với những người sống độc thân cũng như với những gia đình ít người.

Về hình thức sở hữu, vì với điều kiện đồng lương ít ỏi và đời sống như hiện nay thì trong giai đoạn đầu tiên này, người công nhân sử dụng phương thức chính là thuê nhà để ở.

Về mặt chủ thể đầu tư, ở giai đoạn này các hộ gia đình có đất quanh các vùng có KCN, KCX đang đầu tư mạnh, vì vậy họ là chủ thể đầu tư chính. Còn về phía doanh nghiệp, chỉ khi họ thực sự có nhu cầu giữ chân công nhân lại với họ, họ muốn có sự gắn bó lâu dài của người công nhân với doanh nghiệp mình, thì khi ấy họ trở thành những chủ thể đầu tư tiếp theo. Phía Nhà nước chỉ hỗ trợ về mặt cơ chế và chính sách.

Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn phát triển. Sau giai đoạn đầu khoảng 5-10 năm, khi nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển hơn thì việc đầu tư cho xây dựng nhà ở và các tiện nghi trong ngôi nhà cho công nhân tại các KCN, KCX mới bắt đầu được nâng lên. Thứ nhất là đầu tư về trang trí nội thất cho căn nhà, tạo không gian kiến trúc cho căn hộ để công nhân yên tâm với chỗ ăn ở hiện tại, chỗ ở văn minh hiện đại khi ấy lại là một điều thực sự cần thiết. Thứ hai là việc tổ chức các công trình công cộng, không gian công cộng phục vụ cho đời sống sinh hoạt của công nhân. Tùy thuộc vào vị trí của từng KCN, KCX mà mỗi nơi cần có các cơ sở hạ tầng xã hội chung của đô thị. Việc tổ chức các không gian bán công cộng, không gian công cộng cũng cần phải xét đến nhu cầu của công nhân có nguồn gốc xuất thân từ các làng quê truyền thống cũng như những đặc điểm về tuổi tác để có những thay đổi phù hợp cho từng giai đoạn.

Hiện nay với sự đầu tư vốn chưa được nhiều thì chỉ cần thiết kế những không gian ngoài trời đơn giản, sử dụng được nhiều việc, đa năng như hội hè, hội chợ, ăn uống, giải khát, các câu lạc bộ giải trí… phù hợp với nhu cầu tâm lý của từng lứa tuổi. Những thời gian sau thì các khu vực công cộng này

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp.doc (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w