0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Liên hệ với cuộc khủng hoảng ở Mỹ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM_LIÊN HỆ VỚI THỊ TRƯỜNG MỸ.PDF (Trang 38 -42 )

Cuộc khủng hoảng địa ốc tại Mỹ tiếp tục leo thang, gây chao đảo cho thị trường tài chính toàn cầu. Ngày 16.04.2008, Bộ Thương Mại Mỹ cho biết trong tháng 3, số nhà mới xây chỉ đạt 947.000 căn, giảm 11,9% so với tháng 2, mức giảm lớn nhất. Số nhà thuộc diện bị tịch thu gán nợ trong tháng ba tăng tới 57% so với

cùng kỳ 2007 và 5% so với tháng 2. Đây là tháng thứ 27 liên tiếp số lượng nhà bị tịch thu gán nợ ở Mỹ gia tăng. Trung bình cứ 538 căn nhà thì có một căn bị tịch thu. Tình hình càng ngày càng trở nên trầm trọng, liệu nó có liên quan gì đến những đợt sốt nhà đất ở nước ta trong thời gian gần đây không? Có người cho rằng không có liên quan gì bời vì nước ta mua nhà thường trả tiền mặt chứ không có chuyện vay ngân hàng để mua. Tuy nhiên, thực tế lại khác, giai đoạn nóng sốt của thị trường bất động sản Tp.HCM thời gian qua rõ ràng có những nét tương đồng với cuộc khủng hoảng ở Mỹ.

Đầu tiên, nguồn tiền trong nền kinh tế quá dồi dào trong khi lợi nhuận từ đầu cơ đất đai lại hấp dẫn hơn các hoạt động đầu tư sản xuất khác. Những người có tiền đẩy mạnh hoạt động đầu cơ bất động sản của mình. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc ở Mỹ. Lạm phát cao cũng được xem như là nguyên nhân chung dẫn đến cơn sốt nhà đất ở Việt Nam và ở Mỹ. Tiếp theo, tuy nghiệp vụ chứng khoán hóa ở Tp.HCM không phát triển mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường bất động sản như ở Mỹ nhưng cũng đã có những biểu hiện đầu tiên, có ảnh hưởng nhất định. Việc phát triển thị trường chứng khoán càng làm cho nghiệp vụ này có điều kiện để phát triển hơn nữa. Nếu ở Mỹ, nghiệp vụ chứng khoán hóa là tác nhân lớn, làm sa sút cả một nền kinh tế thì ở Việt Nam, nó cũng đang góp phần làm thị trường trở nên sôi động. Đến lúc thị trường đóng băng, cả chứng khoán và bất động sản đều rơi vào bế tắc.

Cùng phát triển với làn sóng đầu tư và mua sắm bất động sản là những hình thức cho vay trả góp, tuy không có tính chất như cơ chế ARM ở Mỹ nhưng ở ta, các hình thức này cũng đang gây khó khăn cho các ngân hàng vì nhiều người mua nhà trả góp. Thêm nữa, mặc dù chưa có hiện tượng nhiều người dân bình thường vay tiền mua nhà để bán lại như ở Mỹ, nhưng rất nhiều dự án nhà đất lớn trong thời gian vừa qua trên địa bàn thành phố là được các ngân hàng tài trợ vốn.

Cách đây hơn 2 năm, khi thị trường bất động sản còn đóng băng, các ngân hàng áp dụng thời hạn cho vay tối đa đối với khách vay mua nhà đất chỉ từ 5 – 7 năm, điều

kiện vay khá khắt khe và khoản cho vay nhiều nhất cũng chỉ chiếm 40% giá trị bất động sản. Nhưng nay, hầu hết các chương trình cho vay mua nhà đất áp dụng thời hạn cho vay tối thiểu cũng 10 năm, khoản vay tối đa lên đến 70%, thậm chí 100% giá trị bất động sản và có thể thế chấp bằng chính bất động sản chuẩn bị mua. Điều kiện áp dụng quá dễ dàng, tỷ suất sinh lợi quá cao đã khiến các ngân hàng, các quỹ đầu tư lóa mắt. Chính nhu cầu mua nhà tăng cao đã đẩy giá nhà đất leo thang và mở ra cơ hội cho các ngân hàng thúc đẩy kênh bán lẻ bằng sản phẩm cho vay mua nhà, đất. Đây là điều đã xảy ra ở Mỹ, các ngân hàng, quỹ đầu tư cứ đua nhau cho vay, nhà đầu tư cứ đua nhau vay để thúc đẩy đầu cơ. Không ai đoái hoài gì về việc quả bong bóng càng ngày càng phình to ra. Và bởi vì nước Mỹ đã đi trước một bước, đã có kinh nghiệm để chúng ta học hỏi nên thị trường bất động sản ở ta đã dừng sốt đúng lúc. Nếu không, không biết chuyện gì đã xảy ra.

Tuy không phải là bản sao hoàn hảo nhưng cơn sốt nhà đất trong thời gian vừa qua đã đi theo lối mòn của cuộc khủng hoảng thị trường tín chấp địa ốc ở Mỹ. Đó là điều hết sức nguy hiểm. Nước Mỹ có tài chính vững mạnh đến thế mà phải lao đao trước khủng hoảng thì liệu một thị trường nhỏ bé như Việt Nam có vượt qua được không . Để tránh được những điều không hay xảy ra, chính phủ Việt Nam cũng như chính quyền TP.HCM đã và đang áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu. Thế nhưng hiện tại nền kinh tế của Việt Nam đang ở mức báo động cao. Lạm phát càng ngày càng khó kiểm soát, so với những tháng đầu năm, lạm phát của tháng 6 tuy có giảm bớt nhưng xét một cách tổng thể về đời sống xã hội thì thực sự những chính sách của chính phủ thực sự chưa phát huy tác dụng đối với đời sống người dân. Lòng tin của người dân vào chính phủ đang xuống ở mức rất thấp. Theo một con số thống kê không chính thức, lượng tiền mặt trong dân hiện nay lên đến hơn 200 tỷ đồng, người dân không còn tin tưởng vào chính phủ, không muốn gửi tiền vào hệ thống ngân hàng nữa. Đó là kịch bản đã xãy ra ở Mỹ trước đây, thị trường Mỹ khủng hoảng xuất phát cũng là do sự sụp đổ của lòng tin. Vì vậy, việc trước mắt nhất của chính phủ Việt Nam hiện nay là phải lấy lại lòng tin của dân chúng, nếu

không khủng hoảng là điều khó tránh khỏi. Đến thời điểm này, cả nước Mỹ vẫn đang gồng mình chống lại những hậu quả từ cuộc khủng hoảng thị trường tín chấp, Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng cũng đang đối mặt với khó khăn, tình hình này còn có thể kéo dài, đòi hỏi phải có biện phát mạnh mẽ và có hiệu quả. Trước mắt, theo công văn của NHNN Việt Nam gửi các NHTM thì tuyệt đối không cho vay kinh doanh BĐS nữa. Đó là một động thái khá dứt khoát và mang tính chất quyết định đối với thị trường tài chính tồi tệ như hiện nay.

PHẦN III

GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM_LIÊN HỆ VỚI THỊ TRƯỜNG MỸ.PDF (Trang 38 -42 )

×