KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2001 - 2010.docx (Trang 47 - 49)

6.1 KẾT LUẬN

Nhìn chung hoạt động sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều đem lại lợi nhuận cho người dân trồng mía. Cây mía được xem là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân trong tỉnh.

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía, những tác động xấu của tự nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất, diện tích canh tác và sản lượng thu hoạch của người dân.

Giá mía nguyên liệu hàng năm trên địa bàn tỉnh có sự thay đổi và giá mía nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ của cây mía.

Sự thay đổi của gía phân bón trên thị trường có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của người dân, giá phân bón tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng.

Lợi nhuận sản xuất thu được từ hoạt động sản xuất mía hàng năm của tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chi phí sản xuất trong tổng doanh thu tiêu thụ của năm.

Công tác cung ứng giống của tỉnh Hậu Giang còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu gieo trồng trên địa bàn tỉnh, giá mía giống/đơn vị còn cao nên chi phí mua giống mới cao (từ 4 – 5 triệu/vụ). Trong địa bàn tỉnh còn nhiều diện tích canh tác phải sử dụng giống cũ của vụ trước để lại.

Hoạt động sản xuất mía trên địa bàn tỉnh hàng năm đều có sự tham gia hỗ trợ tích cực của nhà nước, doanh nghiệp nhằm hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu các giống mía mới có năng suất và chất lượng cao.

6.2 KIẾN NGHỊ

* Về nông hộ

Cần có sự đoàn kết giữa các hộ canh tác trong cùng tiểu vùng trồng mía, để hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác. Hộ cũng nên trao đổi với nhau về giống mía gieo trồng cho vùng nhằm hạn chế tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất từ đó hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn.

Cần có những chiến lược canh tác thích hợp như: rải vụ giữa các vùng sản xuất nhằm tránh tình trạng thiếu lao động và quá tải của nhà máy khi vào vụ thu hoạch rộ.

Nên tích cực tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, áp dụng đúng và có hiệu quả những kiến thức được huấn luyện vào trong sản xuất.

* Các đơn vị có liên quan

Tạo mọi điều kiện để hộ sản xuất như:

- Nên xây dựng hệ thống đê bao hoàn thiện hơn nhằm hạn chế những tác động xấu của tự nhiên như lũ lụt, hạn hán từ đó có thể giúp hộ chủ động hơn trong sản xuất trước những thay đổi của tự nhiên.

- Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn như: về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở sản xuất giống cây trồng, xây dựng vùng nguyên liệu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và cây mía nói riêng.

- Có nhiều chương trình, chính sách nhằm nhân rộng mô hình hợp tác xã, các câu lạc bộ sản xuất mía… để tạo điều kiện cho hộ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ đó hiệu quả sản xuất mía sẽ cao.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2001 - 2010.docx (Trang 47 - 49)