THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
2.2.3.4 Hình thức cho thuê và tài sản cho thuê còn hạn hẹp:
Theo quy định của Nghị định 16/CP thì tài sản cho thuê là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Như vậy, bất động sản không được coi là tài sản để cho thuê, mà nhu cầu thuê về loại tài sản này là rất lớn. Trong khi đó, ở các nước trên thế giới tài sản cho thuê là bất động sản cũng có thị phần không nhỏ, trung bình vào khoảng 15-20%. Thuê mua bất động sản nhiều nhất là ở Italy với 35% tổng giá trị thuê mua và ít nhất là ở Anh với chỉ khoảng 1% tổng giá trị thuê mua trong năm 2001. Do đó, thiết nghĩ Nhà nước không nên hạn chế đối với tài sản cho thuê như hiện nay, nó cũng không phù hợp với qui định chung của quốc tế.
Biểu đồ 2.3: Thị trường thuê mua trên thế giới
Đơn vị: Triệu EUR
98,438.00 48,352.00 48,352.00 38,948.00 31,400.00 19,691.00 17,137.00 10,938.00 8,117.00 397.00 6,800.00 5,165.00 9,605.00 Mỹ Nhật Bản Anh Đức Pháp Italy MMTB, động sản Bất động sản
Mặt khác, trên thị trường cho thuê tài chính hiện nay hầu như chỉ tồn tại một hình thức thuê cơ bản là bên thuê cho thuê mua tài sản theo chỉ định của bên thuê và thanh toán cho nhà cung cấp. Xét ra hình thức này cũng gần giống như dạng tài trợ trung dài hạn của ngân hàng. Trong khi đó, theo những qui định mới về cho thuê tài chính, doanh nghiệp có thể tăng khả năng sử dụng vốn tự có bằng hình thức tái thuê (người thuê bán lại tài sản của họ cho bên cho thuê, đồng thời ký kết hợp đồng thuê lại chính tài sản đó nhằm giải phóng vốn đầu tư khỏi tài sản cố định và có thêm vốn lưu động để hoạt động), hay cho thuê hợp tác… nhưng các hình thức này hầu như các công ty cho thuê tài chính chưa áp dụng. Nói chung, Các công ty cho thuê tài chính chưa triển khai được các hình thức mang tính đột phá.
2.3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍCH CỰC CỦA THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM: