Các chính sách bổ trợ khác

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở việt nam.pdf (Trang 44 - 45)

Song song với các biện pháp liên quan đến chính sách tài khoá và tiền tệ, để kiểm soát lạm phát Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách khác nhằm kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế, bao gồm:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn này, Nhà nước đã thực hiện nhiều đợt cải cách doanh nghiệp nhà nước mà đáng chú ý nhất là việc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước sang hình thức cổ phần. Qua các đợt cải cách này, tuy số lượng các doanh nghiệp đã giảm đáng kể từ 12.300 doanh nghiệp vào năm 1991 đã giảm xuống 5.790 doanh nghiệp vào năm 1999, nhưng khu vực doanh nghiệp nhà nước đã có những bước phát triển đáng kể, cụ thể tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp nhà nước trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 36,5% vào năm 1991 lên 40,2% vào năm 1999, mức lợi nhuận trên vốn cũng tăng từ 0,096% năm 1991 lên 0,11% vào năm 1999.

- Khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hàng loạt các văn bản pháp quy đã được Nhà nước ban hành nhằm tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi để kích thích kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh mẽ. Kết quả là vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh gia tăng đáng kể, số

Trang 45

lượng các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không ngừng tăng lên. Điều này góp phần làm gia tăng việc làm, gia tăng khối lượng hàng hoá, ổn định giá cả và giảm bớt gánh nặng về vốn đầu tư cho ngân sách nhà nước. Điều đáng chú ý trong giai đoạn này là sự sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài vào những năm 1998 và 1999 do ảnh hưởng của cuộc khoảng hoảng tài chính trong khu vực đã tác động không nhỏ đến đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, từ 8,2% vào năm 1997 đã giảm xuống 4,8% vào năm 1999, nền kinh tế có nguy cơ rơi vào tình trạng suy thoái và giảm phát.

Như vậy, bằng việc thực hiện các biện pháp đồng bộ nêu trên lạm phát ở Việt Nam đã dần được kiểm soát và có chiều hướng giảm xuống, tạo ra một môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Mặc dù đột biến tăng cao ở năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và sự sụt giảm trong vốn đầu tư nước ngoài, nhưng đến năm 1999 đã giảm xuống ở mức thấp là 0,1%. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát giai đoạn này là rất đáng ghi nhận, lạm phát giảm thấp từ ba con số còn một con số nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn được duy trì và đạt ở mức cao, bình quân trên 7,5% một năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở việt nam.pdf (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)