Các biện pháp kiểm soát phát

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở việt nam.pdf (Trang 31 - 34)

Trước tình hình lạm phát xảy ra nghiêm trọng, để đưa nền kinh tế thoát khỏi vòng xoáy siêu lạm phát và ổn định kinh tế, Nhà nước đã thực hiện đồng bộ các giải pháp bao gồm:

¾ Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và thực hiện hàng loạt các biện pháp mạnh liên quan đến chính sách tiền tệ.

Từ năm 1988, với Nghị định 53/HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban hành, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chuyển từ một cấp thành hai cấp, bao gồm ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mặt tiền tệ và tín dụng, và hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Và đến năm 1990, Pháp lệnh ngân hàng ra đời đã đánh dấu một sự thay đổi về hệ thống ngân hàng bằng việc quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của ngân hàng nhà nước trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ và hướng dẫn kiểm tra hệ thống ngân hàng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau này.

Về chính sách điều hành lãi suất đã có những bước đột phá để chuyển dần theo hướng gắn với thị trường, thể hiện bằng Quyết định số 39 của Hội đồng bộ trưởng ngày 10/04/1989 về việc quy định cơ chế điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường, theo đó: lãi suất tín dụng phải bù đắp được tỷ lệ lạm phát, khuyến khích

Trang 32

các tổ chức, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng; lãi suất phải phục vụ cho kinh doanh có hiệu quả. Trên cơ sở Quyết định này, lãi suất tín dụng đã dần được điều chỉnh và từ ngày 10/05/1989 lãi suất tiền gửi ngân hàng đã được nâng lên 13%/tháng nhằm thu hút lượng tiền gửi từ trong dân chúng, qua đó, góp phần làm giảm bớt khối lượng tiền trong lưu thông và có vốn để phục vụ cho đầu tư phát triển. Với việc tăng lãi suất lần này, có lẽ như là đồng tiền trong nước đã tăng giá trở lại, điều này gây ra một tác động tâm lý rất lớn và kết quả là một khối lượng lớn tiền tệ đã được huy động vào trong hệ thống ngân hàng, giúp làm giảm bớt nhu cầu chi tiêu trong dân chúng.

¾ Thực hiện những cải cách sâu rộng trong sản xuất nông nghiệp.

Ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10 về đổi mới quản lý trong nông nghiệp, đây là một bước tiến xa hơn so với nội dung khoán được thực hiện vào năm 1981. Các hộ nông dân được coi là những đơn vị kinh tế tự chủ, điều này cho phép nông dân được làm chủ hoàn toàn công việc sản xuất của họ và chỉ phải nộp thuế cho nhà nước theo luật định. Nhờ đó, các nguồn lực của mỗi hộ nông dân được huy động đến mức tối đa và sử dụng một cách có hiệu quả nhất.

¾ Xây dựng những hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.

Ngày 14/11/1987, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định 217/HĐBT nhằm trao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh, theo đó, các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn phải nộp thuế cho nhà nước thay vì phải thực hiện hàng loạt các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh như trước đây. Bên cạnh đó, nhằm tạo môi trường pháp lý để khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân phát triển, ngày 09/03/1988, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27-NĐ về kinh tế tư doanh và số 29-NĐ về kinh tế gia đình, cho phép tư nhân được quyền tự do kinh

Trang 33

doanh trong các lĩnh vực kinh tế mà pháp luật cho phép. Đồng thời, nới lỏng sự độc quyền của nhà nước về ngoại thương, ngân hàng, kinh doanh vàng bạc, đá qúy.

¾ Thực hiện chiến lược mở cửa nền kinh tế, thu hút luồng vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngày 29/12/1987 Luật Đầu tư nước ngoài đã được ban hành tạo ra một hành lang pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 10/09/1989, Nghị định 64/NĐ-HĐBT do Hội đồng Bộ trưởng ban hành đã tạo ra một bước đột phá về cơ chế chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu, theo đó các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm do mình làm ra và nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình.

¾ Xoá bỏ cơ chế điều hành giá cả bằng các biện pháp hành chính trước đây, thay vào đó, nhà nước chỉ quản lý giá một số mặt hành chủ yếu như: điện, nước, viễn thông, xăng dầu, vận tải. Còn các mặt hàng nhà nước không quản lý thì được phép hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường, khi cần thiết nhà nước có thể can thiệp thông qua các biện pháp gián tiếp như hỗ trợ vốn, lãi suất, trợ cấp.

Như vậy, bằng những giải pháp đồng bộ để thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông và đẩy mạnh phát triển nền sản xuất hàng hoá, tình hình lạm phát giai đoạn này tuy cao nhưng cũng đã có những chuyển biến tích cực từ chỗ ba con số từ năm 1986 đến năm 1988 đã giảm xuống còn 34,7% vào năm 1989. Tuy nhiên do lãi suất tín dụng tăng cao và lại được sử dụng chủ yếu để cấp vốn bổ sung cho khu vực nhà nước với lãi suất thấp đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông và giảm hiệu quả hoạt động cho vay tín dụng. Điều này buộc Nhà nước phải tăng chi ngân sách để bù lỗ cho hoạt động của ngân hàng và tài trợ lãi suất cho vay đối với khu vực

Trang 34

nhà nước. Kết quả lượng tiền trong lưu thông lại tăng lên, thâm hụt ngân sách cũng tăng thêm, làm cho lạm phát tăng trở lại vào các năm cuối của giai đoạn này, 67,5% ở năm 1990 và 67,3% ở năm 1991.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở việt nam.pdf (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)