LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN 1986-1991 1 Tình hình lạm phát và kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở việt nam.pdf (Trang 27 - 29)

2.1.1. Tình hình lạm phát và kiểm soát lạm phát

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) được coi là điểm mốc của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Rút kinh nghiệm những sai lầm trong quản lý kinh tế ở những năm trước, Đại hội đã quyết định đổi mới triệt để cơ chế quản lý kinh tế với những nội dung cơ bản như: phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước; thực hiện mở cửa kinh tế và nâng cao hoạt động kinh tế đối ngoại, thực hành dân chủ trong mọi mặt của nền kinh tế xã hội.

Trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng VI, trong giai đoạn này, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các cuộc cải cách mạnh mẽ về nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, tiền tệ, mở rộng ngoại thương, thu hút vốn đầu tư nước ngoài… Kết quả là nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế dần

Trang 28

đi vào ổn định và không ngừng tăng lên từ 2,84% năm 1986 tăng lên 5,8% vào năm 1990.

Bảng 1. Tình hình tăng trưởng và lạm phát giai đoạn 1986-1991

-100,00 100,00 200,00 300,00 400,00 500,00 600,00 700,00 800,00 GDP(%) 2,84 3,63 5,10 4,68 5,10 5,80 CPI(%) 774,70 373,00 223,10 34,70 67,50 67,30 1986 1987 1988 1989 1990 1991

(Nguồn: Số liệu thống kê và ADB)

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng ghi nhận như trên về tăng trưởng kinh tế, nhưng giai đoạn này Việt Nam cũng chứng kiến những cơn sốc lạm phát nghiêm trọng xảy ra, liên tục từ năm 1986 đến năm 1988 lạm phát tăng ở ba con số, năm 1986 là 774,7%, năm 1987 là 373%, năm 1988 là 223,1%. Lạm phát tăng cao đã làm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội. Những hậu quả của tình trạng siêu lạm phát xảy ra trong giai đoạn này là:

- Đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng khiến cho đời sống của người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn, các khoản nhận từ lương không đủ đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu tối thiểu hàng ngày;

- Để đối phó với việc đồng tiền bị mất giá, người dân đã gia tăng việc mua sắm tích trữ hàng hoá và mua vàng, ngoại tệ, bất động sản để dự phòng cho sự sụt

Trang 29

giảm giá trị của đồng tiền. Kết quả là giá vàng và ngoại tệ tăng giá liên tục, và trở thành một phương tiện thanh toán song song với tiền nội tệ;

- Giá cả leo thang, hàng hoá khan hiếm, sức mua gia tăng đã tạo điều thuận lợi cho nạn đầu cơ tích trữ hàng hoá để trục lợi, buôn lậu diễn ra mạnh mẽ. Điều này làm cho tình trạng mua bán vàng, ngoại tệ càng diễn ra mạnh mẽ hơn, kéo theo khối lượng tiền rất lớn trong lưu thông;

- Thu chi ngân sách bị mất cân đối nghiêm trọng, các khoản chi ngân sách tăng lên liên tục bởi vì giá cả tăng làm gia tăng chi tiêu ngân sách và gia tăng bù lỗ cho khu vực kinh tế quốc doanh. Trong khi đó các khoản thu từ thuế chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế nhà nước, khu vực mà đa số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, do đó, nguồn thu rất hạn hẹp và tăng không đáng kể. Điều này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách ở mức cao và kéo dài;

- Đồng tiền bị mất giá khiến cho nguồn vốn huy động vào trong hệ thống ngân hàng giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó nhu cầu bổ sung vốn để bù đắp nguồn vốn thiếu hụt do làm ăn thua lỗ và mua sắm nguyên vật liệu từ các doanh nghiệp lại tăng lên, làm cho tình trạng thiếu vốn ngày càng trở nên gay gắt,…

- Giá cả tăng cao trong khi nguồn vốn và nguồn cung cấp nguyên vật liệu lại trở nên khan hiếm, các doanh nghiệp không đủ năng lực để duy trì hoạt động sản xuất và chạy theo sự biến động của giá cả, kết quả là sản xuất bị sụt giảm, thất nghiệp gia tăng, điều này càng làm cho đời sống của người dân càng khó khăn hơn khi phần lớn lao động làm việc trong khu vực nhà nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát ở việt nam.pdf (Trang 27 - 29)