Các giải pháp phát triển thị trường tráiphiếu Việt Nam

Một phần của tài liệu Định giá Công ty trên thị trường chứng khoán VN tại thời điểm phát hành thêm. Áp dụng cho Công ty Dược Hậu Giang.pdf (Trang 73 - 75)

thành một hệ thống các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp, tạo lập thị trường cho trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

Xây dựng cơ sở hạ tầng thị trường hiện đại có khả năng tích hợp với các hệ

thống công bố thông tin, giám sát của cơ quan quản lý.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM NAM

3.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Nhưđã phân tích trong phần 2.2.1 về cơ sở pháp lý cho thị trường trái phiếu VN đã đề cập. Trong thời gian tới chính phủ cần tập trung hoàn thiện khuôn khổ

pháp lý này tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường trái phiếu chính phủ lẫn thị

trường trái phiếu doanh nghiệp. Cụ thể:

Đối với thị trường TPCP: Để tạo điều kiện cho hoạt động phát hành và giao dịch TPCP phát triển, Nhà nước cần hoàn chỉnh các qui định về cơ chế phát hành TPCP trên thị trường sơ cấp và thứ cấp, theo hướng:

• TPCP có các điều kiện, điều khoản thuận lợi cho việc chuyển nhượng, mua bán sau khi được phát hành. Các đợt phát hành TPCP mang tính đại chúng, tạo điều kiện cho TPCP được phân phối rộng rải đến nhiều nhà

• Phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức, đặc biệt là các Quỹđầu tư, Quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm; tạo môi trường thuận lợi cho việc thành lập các Quỹđầu tư; tháo gỡ những vướng mắc, có cơ chế cho phép các Quỹđầu tư, Quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm được sử dụng vốn linh hoạt trong việc đầu tư vào chứng khoán nói chung, vào TPCP nói riêng.

• Mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán. Tháo bỏ những chính sách phân biệt đối xử, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

• Miễn thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư

TPCP. Nhằm phát triển thị trường thứ cấp trong giai đoạn ban đầu mới đi vào hoạt động, Nhà nước cần áp dụng chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập cho mọi đối tương đầu tư vào TPCP, kể cả nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư có tổ chức.

• Thực hiện miễn giảm phí giao dịch, lưu ký TPCP qua TTGDCK. Mức thu phí đối với các giao dịch mua bán trái phiếu qua TTGDCK theo quy

định hiện nay 0,075% là quá cao. Trong thời gian tới, Chính phủ cần phải có chính sách miễn giảm các khoản phí giao dịch nhằm thúc đẩy hoạt giao dịch trên thị trường thứ cấp phát triển.

Đối với thị trường TPDN: Hiện có hai văn bản mới ảnh hưởng đến thị trường TPDN, đó là Nghị định 52/2006/NĐ-CP quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ

và Luật chứng khoán điều chỉnh việc phát hành trái phiếu ra công chúng, để thúc

đẩy thị trường TPDN, các cơ quan Chính phủ cần khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm đưa Luật và Nghị định sớm đi vào thực tiễn cuộc sống, đáp ứng mong mỏi của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị

trường chứng khoán nói chung và thị trường TPDN nói riêng.

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có tác động rất lớn

đến lựa chọn hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp và theo đó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường sơ cấp. Nếu Ngân hàng Nhà nước thực hiện mở rộng tín dụng sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vì họ không phải khó khăn khi tiếp cận các khoản vay ngân hàng, hoặc nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước vẫn duy trì thì khó có thể khuyến khích các doanh nghiệp tìm đến kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu. Vì lẽ đó, cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc ban hành cơ chế chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển vĩ mô của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Định giá Công ty trên thị trường chứng khoán VN tại thời điểm phát hành thêm. Áp dụng cho Công ty Dược Hậu Giang.pdf (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)