Tác động của tỷ giá thực song phƣơng lên cán cân thƣơng mại:

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam.pdf (Trang 30 - 33)

Hình 2.4: Ảnh hưởng của RER lên cán cân thương mại Việt Nam

Ảnh hưởng của RER lên cán cân thương mại Việt Nam

0.0000.200 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 RER Tỷ lệ X/N

(Nguồn: Nhóm tác giả, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB)

Trong các năm từ 1999 đến 2006, tỷ giá thực RER luôn lớn hơn 1 đơn vị, sau đó bắt đầu giảm dần. Tỷ giá thực thấp làm suy yếu vị thế cạnh tranh thương mại của Việt Nam, điều này thể hiện là tỷ lệ “xuất khẩu/nhập khẩu” của Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 luôn thấp hơn 1 đơn vị (đường thẳng X/N luôn nằm phía dưới 1 đơn vị).

Từ năm 1999 đến năm 2006, tỷ giá thực luôn lớn hơn 1 đơn vị. Về mặt lý thuyết, tỷ giá thực tăng sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại, nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy.

Trong giai đoạn 1999-2001, tỷ giá thực tăng giúp cải thiện cán cân thương mại với tỷ lệ X/N luôn nằm trên mức 1. Nguyên nhân làm cho tỷ giá thực tăng trong thời gian này chủ yếu là do tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (thể hiện ở chỉ số giá tiêu dùng CPI) thấp hơn so với Mỹ, đồng thời tỷ giá cũng được điều chỉnh tăng lên nhưng mức độ giảm giá trị của Việt Nam đồng vẫn còn thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực nên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao hơn tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu làm cho tăng dần mức thâm hụt trong cán cân thương mại.

Sang những năm 2001-2007, mặc dù tỷ giá thực vẫn xấp xỉ nằm trên mức 1, nhưng cán cân thương mại của nền kinh tế vẫn bị thâm hụt. Bởi vì do các nguyên nhân sau:

- Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn định, khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong mấy năm đầu của giai đoạn 2001- 2006, sau đó giảm dần. Sở dĩ có sự tụt giảm đó là do các mỏ dầu cạn kiệt trong việc thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không mấy tiến triển.

- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản thì chịu nhiều tác động của thị trường thế giới những năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này.

- Giá trị gia tăng xuất khẩu của nhóm hàng chế biến này chưa cao.

- Trong giai đoạn này, tình trạng nhập siêu xảy ra liên tục. Ngoại trừ năm 2005, nhập siêu giảm nhẹ, các năm còn lại nhập siêu liên tục. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nhập siêu tăng mạnh trước hết do nhu cầu nhập khẩu để phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển kinh tế. Nhưng đáng lo ngại là một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày và mới đây là thủy sản, điều…, muốn tăng xuất khẩu buộc phải tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu. Trong khi, VN hoàn toàn có khả năng để sản xuất, nhưng đáng tiếc nền công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng được.

- Về sâu xa, nhập siêu tăng cao cũng có nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ nhập khẩu. Trong khi nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất và đầu tư phát triển tăng cao thì khối lượng và giá trị xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực lại có xu hướng giảm, các nhóm hàng công nghiệp chế tạo được kỳ vọng lại chưa có sự tăng trưởng bức phá. Điều này thể hiện một thực tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.

Hình 2.5: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 1999-2006

Tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn 1999 - 2006

0.002000.00 2000.00 4000.00 6000.00 8000.00 10000.00 12000.00 14000.00 Q1/ 1999 Q3/ 1999 Q1/ 2000 Q3/ 2000 Q1/ 2001 Q3/ 2001 Q1/ 2002 Q3/ 2002 Q1/ 2003 Q3/ 2003 Q1/ 2004 Q3/ 2004 Q1/ 2005 Q3/ 2005 Q1/ 2006 Q3/ 2006 XK VN NK VN

(Nguồn: Nhóm tác giả, Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB)

Năm 2007 đến năm 2009, tỷ giá thực giảm liên tục dưới trị số 1 đơn vị, đạt giá trị thấp nhất là 0.803 vào năm 2009. Tỷ giá thực thấp và giảm liên tục làm cho tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu cũng giảm mạnh trong thời gian này. Nguyên nhân làm cho tỷ giá thực thấp trong thời gian này chủ yếu là do tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao, biên độ giao động tỷ giá liên tục tăng và đạt trần +/- 5% vào ngày 24/03/2009. Mặt khác, do biến động của nền kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta.

- Năm 2007, xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, cao su, gạo… đều có mức tăng trưởng không cao. Lượng hàng xuất khẩu tăng khá, nhưng chưa có nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, có khả năng bù đắp phần thiếu hụt khi giá và lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là thủy sản và thực phẩm chưa thực sự ổn định, vẫn còn nhiều lô hàng bị trả lại.

- Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 90,06 tỷ USD, giảm 20,05% so với cùng kỳ năm trước (113,3 tỷ USD), trong đó xuất khẩu là 41,60 tỷ USD, giảm 14,6%; nhập khẩu là 48,47 tỷ USD, giảm 25%. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 6,86 tỷ USD, bằng 16,5% kim ngạch xuất khẩu.

Tóm lại, cho dù mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương với cán cân thương mại không hoàn toàn khăng khít với nhau, nhưng những gì phân tích ở trên và đã được chỉ ra trên đồ thị cho thấy rằng tỷ giá thực có tác động nhanh và mạnh đến trạng thái cán cân thương mại.

2.2.2Tác động của tỷ giá thƣơng mại đa phƣơng lên cán cân thƣơng mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam.pdf (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)