Dự báo tỷ giá thực đa phƣơng và tác động đến cán cân thƣơng mại:

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam.pdf (Trang 51 - 53)

TRONG NĂM 2010 3.1 Triển vọng nền kinh tế Việt Nam năm

3.2.2.2 Dự báo tỷ giá thực đa phƣơng và tác động đến cán cân thƣơng mại:

Thế tất cả các số liệu được dự báo ở trên vào kết quả hồi quy chúng ta có được kết quả REER năm 2010 như sau:

REERt = 226.1707155 - 0.1418768175*CPIVN - 2.134175934*CPIMỹ + 2.681183766*CPIPháp - 0.02242374694*CPIT Q - 1.548524978*CPINhật

REER 83.43170719 81.80982 76.21863 84.75026 2010 Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4

Với kết quả chúng ta đạt được chúng ta có thể dự báo cán cân thương mại năm 2010 như sau.

Sử dụng kết quả hồi quy ở Chương 2 về mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương REER và tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu, từ đó chúng ta có được kết quả dự báo như sau:

(X/N)t = 0,0619 – 0,1485 * GDPt + 1,0507 * REERt – 0.1522 * D (2*) Và kết quả đạt được là:

X/N 0.974325481 0.932625 0.857905 0.938932

Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4

Như vậy theo kết quả dự báo cho thấy xu hướng cán cân thương mại sẽ thâm hụt vào năm 2010 . Tỉ giá thực đa phương giải thích chính xác hơn tỉ giá thực song phương về sự biến động của cán cân thương mại.

Theo tổng cục thống kê, trong quý 1 năm 2010 cán cân thương mại thâm hụt nhưng trong mô hình dự báo cán cân thương mại tác động bởi chỉ số RER thì không thể hiện được điều đó. Nhưng mô hình cán cân thương mại bị tác động bởi REER thì thể hiện rõ rệt điều này. Vì vậy, chúng ta khẳng định rằng tỉ giá hối đoái thực đa phương có ý nghĩa phân tích hơn .

Kết luận: Kết quả mô hình dự báo cho thấy xu hướng thâm hụt cán cân thương mại vào năm 2010 sẽ còn tiếp diễn trước sự biến động của thị trường. Mô hình

chỉ có thể cho thấy sự giảm giá thực của tiền đồng so với đồng tiền của các đối tác thương mại chủ yếu làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu thể hiện trên tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu. Tuy nhiên, trước sự biến động của nền kinh tế Mỹ, tỷ giá thực song phương VND/USD không có ý nghĩa trong dự báo. Mặc dù, tỷ giá thực đa phương có thể giải thích được mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và cán cân thương mại tốt hơn, nhưng kết quả dự báo vẫn còn nhiều hạn chế:

- Trước tiên, đó là việc lựa chọn năm gốc. Như đã xác định trong phần lựa chọn năm gốc cho việc tính REER, khi chọn năm gốc khác nhau sẽ cho kết quả tính REER khác nhau.

- Thứ hai, vấn đề lựa chọn chỉ số giá (có thể chọn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất hay lấy mẫu giá…) mỗi chỉ số khác nhau cũng cho kết quả tính REER khác nhau.

- Thứ ba, trọng số thương mại. Số lượng các đối tác thương mại khác nhau sẽ cũng cho REER khác nhau.

- Thứ tư, là rổ hàng hóa tính chỉ số giá ở các nước cũng có sự khác nhau làm ảnh hưởng tới REER.

- Thứ năm, vấn đề chất lượng nguồn dữ liệu, sự khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu … có thể sẽ ảnh hưởng đến chỉ số này.

- Và cuối cùng, ý định chủ quan của người nghiên cứu cũng tác động đến kết quả.

Tuy nhiên, bên cạnh tỷ giá, vấn đề cán cân thương mại còn tùy thuộc nhiều yếu tố như: khả năng tăng lượng hàng xuất khẩu theo nhu cầu thị trường, kim ngạch xuất khẩu, tâm lý tiêu dùng, hàng thay thế và hàng bổ sung, hàng thông thường và hàng cao cấp, các nguyên liệu và máy móc đặc chủng trong nước chưa sản xuất được…

Như vậy, giữa điều kiện và khả năng cũng như cơ hội để Việt Nam thu hẹp khoảng cách cán cân thương mại không hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ giá. Vấn đề

cốt lõi vẫn nằm ở tiềm lực của nhà sản xuất, cơ cầu hàng xuất – nhập khẩu, hiệu lực định hướng của Nhà nước trong thị hiếu tiêu dùng… hiện nay và tương lai.

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam.pdf (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)