Tác động của tỷ giá thực đa phƣơng lên cán cân thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam.pdf (Trang 35 - 37)

Xu hướng biến động của tỷ giá thực song phương VND/USD không phản ánh hoàn toàn xu hướng biến động của tỷ giá thực đa phương; trong khi tỷ giá thực song phương có xu hướng tăng thì xu hướng biến động của tỷ giá thực đa phương lại giảm chút ít; tuy nhiên trong dài hạn thì xu hướng biến động của tỷ giá thực đa phương chịu tác động bởi tỷ giá thực song phương VND/USD, điều này phản ánh tại năm 2002, hai tỷ giá này có xu hướng xích lại gần nhau.

Hình 2.6: Ảnh hưởng của REER lên cán cân thương mại Việt Nam

Ảnh hưởng của REER lên cán cân thương mại Việt Nam

0.0000.200 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 REER Tỷ lệ X/N Tỷ giá USD/VND

Đồ thị cũng chỉ ra rằng, động thái của tỷ giá thực đa phương phản ánh trạng thái cán cân thương mại tốt hơn tỷ giá thực song phương VND/USD. Điều này được thể hiện ở chỗ tuyến REER bám sát tuyến X/N hơn là tuyến tỷ giá thực VND/USD.

Căn cứ vào đồ thị, cho thấy trong suốt giai đoạn từ 1999-2006, tuyến tỷ giá song phương VND/USD luôn nằm trên tuyến tỷ giá thực đa phương. Tuy nhiên, vào những năm 2007-2009, thì điều này lại ngược lại. Nguyên nhân của sự khác biệt này là:

- Năm 2007, xuất hiện những thông tin đáng lo ngại về cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ, bắt nguồn từ thị trường cho vay thế chấp bất động sản sẽ lan rộng ra thế giới. Đồng USD bị mất giá nhiều nhất trong số các đồng tiền chủ chốt khi giá dầu cao. Điều này do Mỹ là nước sử dụng nhiều dầu hơn so với các nước phát triển khác, do đó chi phí năng lượng cao đã làm ảnh hưởng nhiều hơn đến sự tăng trưởng kinh tế và theo đó là đồng USD. Mức giảm giá đồng USD còn khiêm tốn vào những tháng đầu năm nhưng bắt đầu giảm rất mạnh vào tháng 8,9,10 và 11; riêng tháng 11, USD giảm tới 12,14% so với EURO.

- Đồng thời, chỉ số lạm phát tháng 11-2007 tại Mỹ tăng 4,31%, liên minh Châu Âu (EU) tăng 3,06%, Trung Quốc tăng 6,9%...

Cộng thêm vào đó là một độ lệch pha giữa tỷ giá thực đa phương và chỉ số xuất khẩu trên nhập khẩu: ngay năm chỉ số REER tăng thì chỉ số X/N giảm, sau một khoảng thời gian nhất định, do tác động của REER tăng, chỉ số này mới tăng. Ngược lại, vào năm REER giảm thì ngay năm đó chỉ số X/N không giảm tương ứng mà có khi còn tăng. Vậy có thể thấy rằng tỷ giá thực đa phương tăng hay giảm sẽ không có tác động ngay lên cán cân thương mại trong năm đó mà có tác dụng chậm hơn.

Cụ thể trong trường hợp này, hai năm sau kể từ lúc REER tăng, cán cân thương mại mới được cải thiện. Năm 2003, REER tăng so với năm 2002 (115,557 so với 109,763) thì đến năm 2005, tỷ số X/N mới tăng so với năm 2003

( 93% so với 88%). Ngoài ra, cũng có hiện tượng khi REER giảm từ 109,896 (năm 2004) xuống 99,768 (năm 2005) thì phải đến năm 2007,2008 (hai năm sau khi REER giảm) ta mới thấy tác động xấu lên cán cân thương mại (tỷ số X/N giảm chỉ còn 82% (năm 2007), 78% (năm 2008)).

Ngoài ra, với nền kinh tế Việt Nam, một nước đang phát triển, nhiều mặt hàng trong nước chưa thể sản xuất được hay nếu có sản xuất được đi chăng nữa thì thường có chất lượng thấp, giá thành cao, tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thấp, tỷ lệ nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu cao… làm cho khối lượng hàng xuất khẩu tăng không đáng kể, khối lượng hàng nhập khẩu giảm chậm hơn. Tất cả những điều này hàm ý rằng tại Việt Nam, cái gọi là thời gian cán cân thương mại bị xấu đi trong thời gian ngắn hạn khi phá giá tiền tệ sẽ có thể kéo dài hơn và mức độ thâm hụt cán cân thương mại cũng cao hơn so với các nước phát triển.

Ngoài ra, đó còn là do sự bất cập mang tính cơ cấu dẫn đến sự mất cân đối thương mại của Việt Nam, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu. Nguyên nhân là do đầu tư quá ít vào các linh vực hỗ trợ phát triển các ngành phụ trợ hoặc dây chuyền sản xuất trong nước. Thực tế cho thấy Việt Nam chỉ là nơi thực hiện lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia, chưa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao. Và do chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện theo các cam kết thoản thuận thương mại khu vực và quốc tế.

Một thực tế là, tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá chỉ là một trong những yếu tố quan trọng. Ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố này sẽ quyết định xu hướng biến động của cán cân thương mại Việt Nam. Như vậy, để cải thiện cán cân thương mại, ngoài yếu tố tỷ giá, ta cần quan tâm phân tích đến các yếu tố phi tỷ giá khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Việt Nam.pdf (Trang 35 - 37)