Tình hình tổ chức kinh doanh và công tác hạch toán kế toán

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng công trình I (Trang 25)

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I

Tên giao dịch: CIVEL ENGINEERING CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: CIENCO1., JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Lâm Du, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Công ty cổ phần xây dựng công trình I thuộc Tổng Công ty xây dựng

Công trình giao thông I. Được thành lập năm 2002.

Theo điều lệ công ty cổ phần thì các cổ đông có số cổ phần chiếm 49%

còn lại 51% thuộc Nhà nước.

Vốn điều lệ: 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng Việt Nam)

Ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng công trình kỹ thuật, kết cấu công trình, công trình dân dụng;

- Dọn dẹp, tạo mặt bằng xây dựng;

- Vận tải hàng hoá; vận tải đường sông bằng phương tiện cơ giới;

- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất máy phục vụ xây

dựng;

- Sửa chữa thiết bị chuyên ngành xây dựng;

- Kinh doanh bất động sản;

- Đầu tư xây dựng các công trình theo hình thức BOT, BT;

- Xây dựng công trình đường dây và trạm điện đến 35KV;

2.1.2. Đặc điểm về vốn tài chính

Công ty cổ phần xây dựng công trình I là công ty đã được cổ phần hoá

với phần vốn nhà nước chiếm 51%, còn lại 49% thuộc về các cổ đông của Công ty. Có được nguồn vốn như vậy thì đơn vị phải không ngừng tìm kiếm

thị trường, tiết kiệm các khoản chi phí khả biến, khấu hao nhanh tài sản cố định để có nguồn tái đầu tư mở rộng sản xuất.

Theo bảng cân đối tài khoản 2004:

- Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 6.672.833.495đ

- Giá trị tài sản và đầu tư dài hạn: 15.632.938.146đ

Tương ứng với tài sản là nguồn vốn của Công ty bao gồm:

- Nguồn vốn huy động: 17.631.937.203đ

- Nguồn vốn chủ sở hữu: 4.673.843.438đ

2.1.3. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần xây

dựng công trình I

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý trực

27 SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I

Giám đốc 2 Phó Giám đốc k thut 2 Phó Giám đốc kinh tế Phòng Kthut Phòng Kế hoch Phòng Máy Phòng Qun lý thiết bPhòng Kế toán Phòng Tchc Phòng Vt tư Phòng An toàn lao Phòng Hành chính

- Giám đốc là người lãnh đạo toàn bộ Công ty, giám đốc là người trực

tiếp chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kỹ thuật toàn bộ dây

truyền, tham gia quản lý kỹ thuật sản xuất.

- Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ giúp giám đốc lên kế hoạch sản

xuất, xây dựng các mức tiêu hao hợp lý

- Phó giám đốc kinh tế giúp giám đốc quản lý tình hình cung cấp vật tư

cũng như công tác đảm bảo sản xuất.

- Phòng Tổ chức hành chính: quản lý nhân sự toàn công ty bố trí sắp

xếp tổ chức sản xuất.

+ Phòng Kỹ thuật: Quản lý kiểm tra số lượng nguyên vật liệu nhập vào, nghiên cứu đề xuất các phương án thiết kế thi công các công trình, xây dựng các định mức tiêu hao ổn định hợp lý.

+ Phòng Vật tư: Mua sắm vật tư, máy móc thiết bị phục vụ thi công các công trình.

+ Phòng Kế toán: Thực hiện công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh kịp thời, chính xác, trung thực và lên các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định. Theo dõi chế độ BHXH, BHYT cho cán bộ

công nhân viên. Tham mưu với lãnh đạo trong công tác sử dụng công cụ tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

Bộ máy kế toán của Công ty chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Công ty theo sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN Giám đốc Kế toán trưởng (Kế toán tng hp) Kế toán Th quKế toán Kế toán

Qua sơ đồ ta thấy nhân viên phòng kế toán chịu sự điều hành trực tiếp

từ kế toán trưởng, nhờ đó mà các mối liên hệ phụ thuộc trong phòng rất rõ

ràng và đơn giản. Tổng số nhân viên trong phòng là 5 người nhiệm vụ của

mỗi người:

Kế toán trưởng là người tổ chức và kiểm tra công tác hạch toán kế toán

của Công ty, giúp giám đốc về các nghiệp vụ tài chính kế toán.

Trách nhiệm của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán đồng thời tổ

chức các hoạt động tài chính của Công ty. Cụ thể là chỉ đạo thực hiện công

tác kế toán, trực tiếp phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên trong phòng về

từng phần việc cụ thể, quy trách nhiệm của từng người trong từng phần việc

của mình, trực tiếp kiểm tra đôn dốc về mặt nghiệp vụ của nhân viên và phổ

biến các chủ trương về tài chính kế toán cho nhân viên trong phòng.

Công việc hàng ngày của kế toán trưởng là ký duyệt các chứng từ về

các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng tập hợp các báo cáo nội bộ như: báo cáo thu chi cho các đề tài để trình

giám đốc theo yêu cầu. Cuối quý, niên độ tài chính kế toán trưởng là người

trực tiếp lập báo cáo quyết toán tài chính của Công ty. Sau đó báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng, quý cho Ban giám đốc và nộp lên cơ quan tài chính, cơ quan thuế, Sở Kế hoạch - Đầu tư, cơ quan thống kê theo

quy định của luật doanh nghiệp nhà nước.

Nhận bảng cân đối số phát sinh của kế toán viên để cuối năm lập bảng

tổng kết tài sản cùng thủ quỹ giao dịch với Nhà nước, kho bạc.

Thủ quỹ: là người giữ tiền mặt của Công ty, hàng tháng phải lập báo

cáo quỹ và kiểm kê quỹ theo định kỳ, kiểm kê đột xuất nếu có yêu cầu.

Thủ quỹ là người trực tiếp giao dịch trực tiếp với Ngân hàng, Kho bạc

cùng với kế toán trưởng trong việc gửi tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi Ngân

hàng - Kho bạc.

- Theo dõi biến động vốn bằng tiền.

- Giao dịch với ngân hàng - Theo dõi công nợ

- Thực hiện các thủ tục thanh quyết toán với khách hàng theo từng đối tượng, mã hàng.

- Hàng ngày đối chiếu số dư với thủ quỹ.

Kế toán vật tư

- Theo dõi tình hình xuất - nhập - tồn hàng, vật tư

- Đối chiếu cùng thủ kho

- Quyết toán các mã hàng về lượng và thanh lý hợp đồng

- Lập và gửi các báo cáo thuế theo quy định của Nhà nước

Kế toán tài sản cố định:

- Có trách nhiệm theo dõi sự biến động của TSCĐ, kiểm kê, đánh giálại theo định kỳ. Tính và trích khấu hao cơ bản tài sản cố định theo mức quy định

của Nhà nước nhằm tạo nguồn để đầu tư mở rộng, tái đầu tư trang thiết bị.

2.2. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I LƯƠNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I

2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hạch toán tiền lương

2.2.1.1. Tình hình quỹ lương

Áp dụng hình thức trả lương sản phẩm cho nên căn cứ vào kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất công ty lập kế hoạch định mức lương lao động tổng hợp, mức chi phí tiền lương cho từng công trình, theo từng

khoản mục công việc cụ thể.

Quỹ lương công ty căn cứ vào khối lượng công việc trong một năm kế

hoạch.

+ Căn cứ vào định mức phòng kinh tế - kế hoạch lập dự toán giá trị

công trình cho từng hạng mục công việc, theo từng yếu tố chi phí.

+ Phòng nhân sự tiền lương lập kế hoạch mức lao động tổng hợp và mức chi phí tiền lương cho năm đó.

+ Tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian nghỉ sản xuất

do những nguyên nhân khách quan trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ do chế độ quy định thời gian nghỉ phép, thời gian đi học, các

loại phụ cấp làm thêm giờ.

2.2.1.2. Hình thức trả lương cho công nhân viên

Áp dụng hình thức tiền lương sản phẩm, là hình thức tiền lương tính

theo khối lượng (khối lượng công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu và chất lượng quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm cho công

việc đó. Chính vì vậy tiền lương của công ty phân ra 2 bộ phận riêng biệt:

+ Một là tiền lương bộ phận gián tiếp

+ Hai là tiền lương bộ phận trực tiếp

2.2.1.3. Quy chế trả lương trong Công ty

Trong quá trình thực hiện quy chế trả lương số 147/TCCB-LĐ ngày

5/3/2003 nhìn chung công ty trả lương đã thể hiện được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương đã trở thành đòn bảy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát

triển, khuyến khích người lao động.

Thực hiện Nghị định số 114/2003 ngày 31 tháng 12 năm 2003 của

Chính phủ về tiền lương và Nghị định số 03/Công ty cổ phần xây dựng công

trình I ngày 15/1/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp

xã hội và đổi mới cơ chế quản lý tiền lương. Công ty ban hành quy chế trả lương cho người lao động như sau:

Mức tiền lương tối thiểu nay là 290.000đ được áp dụng từ ngày 1 tháng

1 năm 2004 theo Nghị định số 032003/NĐ-Công ty cổ phần xây dựng công trình I ngày 15/12/2003 của Chính phủ.

VD: Lương công nhân bậc 4/7 hệ số lương theo Nghị định 03 là 2,04 sẽ

có mức lương cơ bản:

2,04 x 290.000 đồng = 591.600 đồng

Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đoàn phí công đoàn được tính theo lương tối thiểu 290.000 đồng.

VD: Mức % đóng của công nhân là 5% bảo hiểm xã hội + 1% bảo hiểm

y tế + 1% đoàn phí công đoàn = 7%. Số tiền đóng của công nhân bậc 47 được

trừ trong bảng lương là: 2,04 x 290.000đ x 7% = 41.412 (đ).

* Tính tiền lương ở bộ phận gián tiếp (bộ phận quản lý thuộc khối văn

phòng)

Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho các cán bộ công

nhân viên ngoài hình thức trả lương theo thời gian. Tuy nhiên mỗi bộ phận

cán bộ công nhân viên của công ty lại được áp dụng theo chế độ trả lương sản

phẩm khác nhau.

Quỹ tiền lương hàng tháng của khối văn phòng được xây dựng trên cơ

sở nghiệm thu các công trình và sản phẩm hàng tháng của công ty. Ban

nghiệm thu tiến hành nghiệm thu sản lượng.

Hình thức trả lương được tính theo công thức quy định của Nhà nước.

Hệ số;lương = Error! x Error! x Hệ số W

* Tính tiền lương của bộ phận trực tiếp (cán bộ công nhân viên cấp đội)

Cấp đội sản xuất chia làm 2 bộ phận: Bộ phận quản lý trực tiếp (tổ văn

phòng đội) và bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất.

a) Hình thức trả lương bộ phận gián tiếp - văn phòng công trường

Tiền lương bình quân : 26.800 đồng/công. Quỹ lương được tính trên cơ

sở sản lượng làm ra của đơn vị chia cho đầu người, sản lượng làm ra cao thì

hưởng hệ số năng suất cao. Quỹ lương của bộ phận gián tiếp văn phòng được hưởng tính bình quân tiền lương của một người theo sản lượng trong bảng

nhân với số lao động theo định biên.

Các công trường, đội công trình không có sản lượng hoặc sản lượng làm ra dưới 5 triệu/đầu người, tuỳ theo điều kiện công trường Giám đốc quyết định mức lương nhưng không quá 1.150.000 đồng/người.

Các công trường, đội công trình không có sản lượng, hoặc sản lượng làm dưới 5 triệu đầu người, tuỳ theo điều kiện công trường giám đốc quyết định mức lương nhưng không quá 2,2 triệu đồng/người.

Bảng tính lương bình quân theo hệ số năng suất lao động (tính công tối đa)

Năng suất lao động (triệu đ/người) Tiền được hưởng

Từ 5 triệu đến dưới 6 triệu 2.500.000

Từ 6 triệu đến dưới 7 triệu 2.600.000

Từ 7 triệu đến dưới 8 triệu 2.700.000

Từ 8 triệu đến dưới 9 triệu 2.800.000

Từ 9 triệu đến dưới 10 triệu 2.900.000

Từ 10 triệu đến dưới 11 triệu 3.000.000

Từ 11 triệu đến dưới 12 triệu 3.100.000

Từ 12 triệu đến dưới 13 triệu 3.200.000

Từ 13 triệu đến dưới 14 triệu 3.300.000

Từ 14 triệu đến dưới 15 triệu 3.400.000

Từ 15 triệu đến dưới 16 triệu 3.500.000

Từ 16 triệu đến dưới 17 triệu 3.600.000

Từ 17 triệu đến dưới 18 triệu 3.700.000

Từ 18 triệu đến dưới 19 triệu 3.800.000

Từ 19 triệu đến dưới 20 triệu 3.900.000

Từ 20 triệu đến dưới 21 triệu 4.000.000

Từ 21 triệu đến dưới 22 triệu 4.100.000

Từ 22 triệu đến dưới 23 triệu 4.200.000

Từ 23 triệu đến dưới 24 triệu 4.300.000

Từ 24 triệu đến dưới 25 triệu 4.400.000

Từ 25 triệu đến dưới 26 triệu 3.440.000

b. Hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất

Số công làm việc của công nhân phục vụ và công nhân sản xuất pải

2 tiếng chấm 2 tiếng, để tạo sự công bằng khi chia quỹ lương của tổ, bộ phận được hưởng theo khoán.

1. Chia lương theo công văn số 4320/LĐTBXH về quy chế trả lương

trong doanh nghiệp

Trước hết phải đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của

từng người lao động theo phân loại A, B, C do tập thể bàn bạc quyết định.

+ Loại A: hưởng hệ số cao phải là người có trình độ tay nghề cao, vững

vàng và áp dụng phương pháp tiên tiến, chấp hành sự phân công của người

phụ trách. Ngày giờ công cao đạt và vượt năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động.

+ Loại B: là người đảm bảo ngày giờ công, chấp hành sự phân công của người phụ trách đạt định mức lao động, chưa năng động trong sản xuất, bảo đảm an toàn lao động.

+ Loại C: là những người không đảm bảo ngày giờ công quyđịnh, chấp hành chưa nghiêm sự phân công của người phụ trách, không đạt năng suất lao động, chưa chấp hành kỹ thuật an toàn lao động.

Bảng hưởng hệ số (h) phân loại A, B, C theo các phương án sau:

Phương án Loại A Loại B Loại C

Phương án 1 1,6 1.4 1

Phương án 2 1,5 1.3 1

Phương án 3 1,4 1.2 1

Phương án 4 1,3 1,2 1

Phương án 5 1,2 1,1 1

Khi phân loại cho từng ngườn, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc

và hiệu quả sản xuất kinh doanh Công trường, Đội sản xuất chọn mức hệ số theo các phương án của bảng trên thì quỹ lương làm ra được chia cho từng người theo công thức sau:

T = Vsp : M x h1

T: là tiền lương của công nhân được nhận

Vsp: là quỹ lương sản phẩm tập thể

M: là tổng hệ số của số người hưởng quỹ lương

h1: là hệ số của người công nhân được tính theo h1 = n x t x h

n: công thực tế của người công nhân

t:hệ số lương theo cấp bậc của người công nhân

h: hệ số mức lao động của người công nhân theo phân loại

Ví dụ: Chia lương của tổ sản xuất ông Nguyễn Tiến Hùng có tiền lương được hưởng theo khối lượng trong tháng là 7.785.000đ

+ Tính tổng hệ số(m): Tổ bình xét phân loại cho từng người, đơn vị:

chọn phương án 2 cho hệ số mức lao động, tổng hệ số của tổ và của từng ngườ được tínhnhư sau:

TT Họ va tên Loại Hệ số mức lao động (h) h/s lương cấp bậc (t) Số công thực tế (m) h/s (h1) h1=n.t.h 1 Ng. Tiến Hùng A 1,5 3,73 31 173,5 2 TrầnVăn Cương B 1,3 3,05 30 119 3 Ng. Văn. Phương A 1,5 2,49 32 119,5 4 Phạm Văn Nam C 1 2,04 33 67,5

Một phần của tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng công trình I (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)