Để mô tả luồng số liệu của người sử dụng qua các lớp khác nhau ta xét cấu hình giao diện vô tuyến trên hình vẽ 3.2 làm thí dụ. Trong thí dụ này ta giả thiết UE sử dụng dịch vụ dựa trên IP trong đó số liệu của người sử dụng được sắp xếp lên kênh HS-DSCH.
Để truyền báo hiệu trong mạng vô tuyến, một số kênh mang vô tuyến được lập cấu hình trong mặt phẳng điều khiển. Trong R5, không thể sắp xếp các kênh mang báo hiệu vô tuyến lên HS-DSCH vì thế phải sử dụng các kênh truyền tải riêng, nhưng trong R6 hạn chế này được loại bỏ để HSDPA có thể hoạt động hoàn toàn không cần các kênh truyền tải dành riêng trên đường xuống.
Hình 3.2: Cấu hình giao thức khi HS-DSCH được ấn định. Các số liệu bên phải hình vẽ tương ứng với các số liệu bên phải hình 3.3
Hình vẽ 3.3 mô tả luồng số liệu tại các điểm tham khảo được cho trên hình 3.2. Trong thí dụ này giả sử dịch vụ IP được cung cấp cho UE. PDCP thực hiện (tuỳ chọn) nén tiêu đề IP. Đầu ra của PDCP được đưa đến thực thể giao thức RLC. Sau khi thực hiện móc nối (nếu có), các RLC SDU được phân đoạn vào các khối nhỏ hơn thường là 40 byte. Một RLC-PDU gồm một đoạn số liệu và tiêu đề RLC. Nếu ghép kênh logic được thực hiện trong MAC-d, thì một tiêu đề 4 bit được bổ sung để tạo nên một MAC- d PDU (các PDU này có thể có kích thước thay đổi) được lắp ráp lại và một tiêu đề MAC-hs được gắn thêm để tạo thành một khối truyền tải, sau đó khối này được mã hóa và được lớp vật lý phát đi.
Hình 3.3: Luồng số liệu tại UTRAN