8 – Nhiệt dung riêng (C) Khi xác định nhiệt lượng cung cấp cho thể xây lò cần
4.2.2.2. Thể xây tường lò
Tường lò có hai loại: loại thẳng và cong. Tường thẳng xây bằng gạch tiêu chuẩn thông thường. tường cong thì tùy theo độ cong mà dùng tất cả là gạch vát tiêu chuẩn hay cả gạch vát thẳng. Khi xây phải theo nguyên tắc so le mạch xây giữa các hàng, thay đổi vị trí của gạch bằng cách thay đổi lần lượt các hàng xếp dọc theo tường lò với các hàng xếp vuông góc theo tường lò.
Tường của các lò nung dược xây thẳng đứng. Đối với các lò nấu luyện, để tăng độ bền và cải thiện sự phân bố dòng khí, dòng liệu, người ta thường xây nghiêng với độ dày của tường giảm dần theo chiều cao.
Tường được xây hai hay ba lớp. Lớp trong cùng làm việc được xây bằng gạch chịu lửa thích hợp, có độ bền nhiệt và bền cơ cần thiết. Lớp ngoài cùng là vật liệu cách nhiệt.
Khi tường lò gồm nhiều lớp gạch thì xây một loại gạch ở mỗi lớp. Để cso sự liên kết chắc chắn giữa lớp trong với lớp ngoài, từ độ cao 2,5 ÷ 3 m, cứ sau 5÷6 hàng gạch
lớp trong, người ta xây chia ra lớp ngoài một nửa viên gạch. Có khi người ta dùng móc kim loại: một đầu móc vào gạch xây, đầu kia móc vào khung hay vỏ lò.
Chiều dày của tường lò có thể từ 0,34 đến 1,6 m phụ thuộc vào tính chất của các loại lò theo công nghệ. Chiều dày lớp gạch chịu lửa phải trên 230 mm. Chiều dày lớp gạch cách nhiệt từ 115 đến 350 mm, nếu là bột, sợi cách nhiệt thì chỉ cần 30 đến 100 mm.
Trong thể xây tường lò có để mạch nhiệt. Các mạch để cách nhau từ 1 đến 3 m theo chiều dài tường lò, có độ dày tương ứng theo bảng 4-2.
Ở thể xây tường lò, các viên gạch đều được đặt nằm.