Xác định hàm lượng cồn bằng phương pháp tỷ trọng kế:

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất rượu vang nho 06 (Trang 41 - 43)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4.1.Xác định hàm lượng cồn bằng phương pháp tỷ trọng kế:

Cho khoảng 300ml mẫu vào erlen 500ml, đuổi hết CO2 bằng thiết bị sục khí. Lấy 250 ml vang (dùng bình định mức đo) và một ít đá bọt (hoặc sỏi nhỏ, sạch) vào bình cầu đun của bộ chưng cất cồn.

SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 42

Dùng nước cất tráng lại bình định mức, cho luôn nước tráng bình vào bình cầu đun.

Lắp ráp bộ chưng cất. Chú ý dùng vaselin bôi các khớp nối. Đun dung dịch vang.

Trong bình hứng có chứa 20 ml nước cất. Đầu ống ngưng tụ phải nhúng ngập trong nước. Bình hứng cần để trong nước đá, hoặc nước muối đá.

Kiểm tra độ kín của hệ chưng cất. Để lưới amiăng dưới bình cầu.

Chưng cất cho đến khi hết cồn (thể tích dịch trong bình hứng khoảng 200 ml). Lấy dung dịch trong bình hứng ra. Dùng nước cất rủa đầu ống sinh hàn. Chuyển dịch cất vào bình định mức 250 ml. Định mức dung dịch đến vạch định mức.

Bình tỷ trọng được chuẩn bị trước: sạch và khô. Cân bình bằng cân phân tích.

Cho nước cất vào bình tỷ trọng vừa mới cân cho đầy miệng bình. Đậy nắp lại.

Ngâm trong nước đá để dung dịch đạt 20C. Dùng vải mềm lau bình cho thật khô. Cân trên cân phân tích.

Lấy dung dịch trong bình định mức 250 ml, tráng bình tỷ trọng vài lần bằng dung dịch cần đo, cho dung dịch vào bình tỷ trong vừa mới cân, cho đầy miệng bình. Đậy nắp lại ngâm trong nước đá để dung dịch đạt khoảng 20C. Dùng vải mềm lau bình cho thật khô. Cân trên cân phân tích

Tính kết quả:

Khối lượng riêng của dịch sau khi chưng cất ở 20C d= m m m m   1 2

m1: khối lượng bình tỷ trọng có chứa nước cất (g) m2: khối lượng bình tỷ trọng có chưa dung dịch (g)

SVTH: VŨ THỊ HOÀNG TIÊN 43

Một phần của tài liệu Công nghệ sản xuất rượu vang nho 06 (Trang 41 - 43)