TRẠNG THÁI NGỦ VÀ TÍN HIỆU EOG

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng buồn ngủ của mắt bằng phương pháp đo điện động nhãn đồ EOG, khảo sát thiết bị đo tín hiệu MP_30 và chế tạo thiết bị cảnh báo buồn ngủ cho mắt (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG III: TRẠNG THÁI NGỦ VÀ TÍN HIỆU EOG

III.1. TỔNG QUAN VỀ GIẤC NGỦ:III.1.1. NHỊP ĐIỆU SINH HỌC: III.1.1. NHỊP ĐIỆU SINH HỌC:

Hình 3.1: Chu kỳ nhiệt độ cơ thể người cũng là nhịp điệu sinh học

Mọi hoạt động sống của sinh vật là một chuỗi những thay đổi định kỳ. Tất cả những biểu hiện đó được gọi là nhịp điệu sinh học. Chẳng hạn như nhịp thức - ngủ của con người, nhịp hoạt động ngày - đêm của các loài động vật và thời kỳ đâm hoa kết quả vào mỗi mùa xuân của cây cỏ...

Nhịp thức - ngủ của con người đã được hình thành từ rất lâu đời do sự tác động qua lại của cơ thể và môi trường. Vì vậy, nhịp điệu sinh học vừa mang tính nội tại (như khi ta đưa các sinh vật vào hang tối, chúng vẫn giữ được nhịp thức - ngủ như cũ), vừa mang tính ngoại cảnh (ví dụ công nhân làm ca đêm sẽ thích nghi bằng cách ngủ bù vào ban ngày).

Đối với con người - đặc biệt là trẻ em, trong quá trình sống và phát triển, hoạt động luân phiên thức ngủ là một nhu cầu sinh lý tự nhiên không thể thiếu. Nhịp thức ngủ là “nhịp điệu chìa khóa”, tác động và chi phối mọi nhịp sống khác của cơ thể.

Thời gian ngủ tùy thuộc vào tuổi tác và yêu cầu của từng cơ thể. Ở người lớn, cứ 1 giờ hoạt động phải được bù bằng nửa giờ ngủ. Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng cao (trẻ sơ sinh ngủ 20-22 tiếng mỗi ngày). Khi lớn lên, nhu cầu ngủ sẽ giảm dần, đến 1 tuổi chỉ còn 16 tiếng, 2 tuổi còn 14 tiếng, 3 tuổi còn 13 tiếng. Khi 16 tuổi, trẻ chỉ còn ngủ 8 tiếng giống như người lớn.

Thời gian ngủ chủ yếu vào ban đêm, riêng với trẻ em thời gian ngủ ban ngày cũng rất quan trọng. Mỗi cá thể đều có nhu cầu ngủ khác nhau. Chúng ta cần đảm bảo và duy trì đúng nhịp điệu tự nhiên của nó. Phân bố chế độ sinh hoạt và giờ giấc hợp lý theo từng giai đoạn tuổi và từng cơ thể riêng biệt là yếu tố quyết định.

III.1.2. GIẤC NGỦ LÀ GÌ?[5][6]

Giấc ngủ là sự nghỉ ngơi của các tế bào thần kinh vỏ não. Nói chính xác hơn, đó là quá trình ức chế tự vệ, quá trình này bao trùm các tế bào - các nơron của vỏ não và lan truyền dẫn tới những vùng sâu hơn của não. Khi đó, các nơron chấm dứt việc đáp lại những tín hiệu kích thích và chúng ở trong trạng thái ức chế. Như vậy, các tế bào của vỏ não chịu trách nhiệm đảm bảo giấc ngủ.

Cùng với các tế bào của vỏ não, các bộ phận của não bộ dưới vỏ não cũng tham gia vào cơ chế của giấc ngủ như thân não - tức là thể lưới. Thể lưới tiếp nhận tất cả các tác nhân kích thích và gửi các tác nhân kích thích ấy tới các tế bào ở vỏ các bán cầu đại não và giúp chúng chuẩn bị tiếp nhận thông tin. Chính thể lưới đem năng lượng đến cho các nơron của vỏ não, điều đó làm cho cơ thể được tỉnh táo. Những nguồn nuôi của thể lưới đó chính là các cơ quan cảm giác và một số chất: khí cacbonic, các hocmôn, máu ...

Mối liên hệ giữa các tế bào vỏ não và các tế bào thể lưới phức tạp hơn nhiều. Vùng dưới vỏ cung cấp năng lượng cho vỏ não, nhưng việc cung cấp đó chịu sự kiểm soát của các nơron vỏ não. Các nơron này tự điều chỉnh, khi nào chúng cần năng lượng và cần bao nhiêu, chúng quyết định cho thể lưới làm việc hết công suất hoặc tạm thời ngắt mạch nó.

Các nơron vỏ não còn tác động đến hoạt động của vùng dưới đồi thị. Khi con người còn thức thì có nghĩa là các nơron đó ức chế hoạt động của "các trung tâm giấc ngủ". Nhưng khi các tế bào vỏ não bắt đầu mệt mỏi thì chúng cần được nghỉ ngơi. Tác động của chúng lên vùng dưới đồi thị giảm đi, và các tế bào ở vùng dưới đồi thị lập tức chớp lấy cơ hội đó - chúng đóng "cầu dao" thể lưới. Thành phố nơron chìm vào trong bóng tối, con người bắt đầu ngủ.

Vùng đồi thị và thể lưới của não có khả năng tiết vào máu những hóa chất khác nhau: một chất gây ngủ, chất kia làm tỉnh giấc. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra một số chất kìm hãm hoạt động của các tế bào thể lưới, nghĩa là có tác dụng gây ngủ. Nhiều loại thuốc mê cũng thuộc về các dạng chất này.

III.1.3. CHỨC NĂNG CỦA GIẤC NGỦ:

Có hai kiểu ngủ:

 Kiểu ngủ sóng chậm (đồng thì).

 Kiểu ngủ đảo ngược (động mắt nhanh). Trong thời gian này người ngủ có thể mơ, mộng.

Ngủ, mơ - mộng là sự ức chế lan tỏa vỏ não, cốt để bảo vệ thần kinh khỏi bị kích động quá nhiều, giúp giải tỏa những ấm ức xung động trong cơ thể. Khi đang nằm mơ mà bị đánh thức hoặc khi mất ngủ, người ta cảm thấy mệt. Đó là do chức năng giấc ngủ bị suy yếu. Ngược lại hiện tượng ngủ quá nhiều (tăng năng giấc ngủ) cũng có thể do bệnh tật.

Ngủ làm hạ chuyển hóa cơ thể, quá trình đồng hóa chiếm ưu thế. Ngoài các cơ quan sống như hệ hô hấp, hệ tuần hoàn vẫn tự động làm việc, các cơ quan khác đều hoạt động ở mức thấp hoặc không hoạt động. Người ta thường dùng giấc ngủ ngắn hay giấc ngủ dài để điều trị một số bệnh, nhất là bệnh tâm-thể.

III.1.4. CÁC TRẠNG THÁI CỦA GIẤC NGỦ[5][6]:

Với người lớn giấc ngủ bình thường kéo dài trung bình khoảng 8 giờ, trải qua hai trạng thái chính.

Trạng thái đầu tiên là giấc ngủ thường (còn gọi là giấc ngủ chậm, hoặc giấc ngủ không động mắt (Non Rapid Eye Movement), giấc ngủ thường

chiếm khoảng 75% thời gian ngủ, chia làm 4 giai đoạn I, II, III, IV với độ sâu tăng dần và tần số sóng điện não chậm dần.

Trạng thái thứ hai là giấc ngủ đảo ngược (còn gọi là giấc ngủ nhanh, giấc ngủ có động mắt (Rapid Eye Movement)chiếm khoảng 25% thời gian ngủ, đặc trưng bởi sóng điện não tần số nhanh gần giống lúc thức, kèm theo đó là các cử động nhanh và thành từng đợt của nhãn cầu.

Giấc ngủ thường và giấc ngủ đảo ngược nối tiếp nhau trong đêm tạo thành nhiều chu kỳ, khoảng 4-5 chu kỳ mỗi đêm, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 2 giờ và bao giờ cũng khởi đầu bằng giấc ngủ thường.

GIAI ĐOẠN 1:

Giấc ngủ “nhẹ”, dễ thức giấc, bắt đầu chìm vào giấc ngủ nhưng ở tình trạng vừa ngủ vừa không ngủ (lơ mơ) và rất dễ bị đánh thức khi có bất cứ tiếng động hay sự chuyển động.Đây chính là giai đoạn buồn ngủ. Mắt ta cử động rất chậm

và các cơ hoạt động chậm. Trong quá trình này, chúng ta bắt gặp các sóng não ở dạng alpha1(giảm nhịp), tăng hoạt động sóng beta2và một số sóng theta3. Sóng alpha là sóng của sự thức giấc, bởi vì thực sự thì chúng ta vẫn còn thức.

GIAI ĐOẠN 2:

Khi cơ thể đi vào giai đoạn 2, cử động của mắt ngưng lại và những luồng sóng tại não bộ (Brain wave) cũng chậm lại (đo được qua EEG). Thỉnh thoảng não bộ nổi một lớp sóng dồn (Rapid burst) có tên là “sleep spindle”. Các cơ bắp đã được thư giãn hoàn toàn. Một nửa thời gian của giấc ngủ sẽ nằm ở giai đoạn này.

Hình 3.3: Các giai đoạn của giấc ngủ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình trạng buồn ngủ của mắt bằng phương pháp đo điện động nhãn đồ EOG, khảo sát thiết bị đo tín hiệu MP_30 và chế tạo thiết bị cảnh báo buồn ngủ cho mắt (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)