Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học

Một phần của tài liệu Giáo trình: Phương pháp dạy toán tiểu học pptx (Trang 62 - 66)

d. Chia nhóm hỗn hợp trình độ

2.1.7. Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học

HĐ1: Tìm hiểu vai trò, tác dụng của trò chơi học Toán Thông tin:

Việc tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học toán ở Tiểu học được xuất phát từ luận điểm cơ bản sau:

+ Nếu trẻ không sợ việc chúng làm, chúng sẽ dùng hết khả năng của mình để làm việc tốt nhất trong chừng mực có thể.

+ Nếu trẻ thực sự quan tâm đến nội dung của chủ đề, chúng sẽ tự học + Nếu trẻ có thái độ tích cực hướng tới tài liệu học tập, chúng sẽ tự tìm đọc tài liệu.

với bạn bè cùng lứa tuổi thì chúng có dịp tốt để nhận thức về việc chúng đang làm.

Nói tóm lại việc tổ chức trò chơi học tập môn toán được xuất phát từ luận điểm cơ bản là.

+ Những gì trẻ thích làm, nó sẽ tìm cách làm, và có đủ thì giờ để làm.

+ Những gì gây được sự tò mò, trẻ sẽ tìm cách khám phá.

+ Những gì trẻ không sợ nó sẽ tìm cách tiếp cận và bộc lộ hết khả năng một cách tự nhiên. Trò chơi học tập nói chung và trò chơi học toán nói riêng đảm bảo được những tiền đề nói trên vì thế có tác dụng tốt trong việc củng cố kiến thức rèn luyện kỹ năng và tạo cơ hội để học sinh ứng dụng vào giải quyết một vấn đề cụ thể thiết thực mà các em đang quan tâm.

Nhiệm vụ:

NV1: Xem một trích đoạn băng trò chơi học Toán trong tiết "số 6"

Toán 1, ghi chép xem đó là trò chơi gì? Giáo viên và học sinh làm gì? Không khí lớp học ra sao? Học sinh đạt được kiến thức và kỹ năng gì về môn Toán qua trò chơi đó?

NV2: Kể ra một số tiết dạy Toán, mô tả trò chơi đã dùng trong thực tế

dạy học Toán mà anh (chị) đã được quan sát, hoặc thử nghiệm.

Đánh giá.

+ Nêu vai trò tác dụng của trò chơi trong học Toán ở Tiểu học?

+ Tổ chức trò chơi học toán cho học sinh Tiểu học được xuất phát từ những luận điểm cơ bản nào? Điều đó có ý nghĩa gì với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay.

Thông tin phản hồi:

Trò chơi họcToán đưa học sinh vào những tình huống vui vẻ khiến trẻ không thấy e sợ, thấy hứng thú và kích thích tính tò mò, vì vậy sẽ cuốn hút tâm lý của trẻ. Khi trẻ chơi sẽ là lúc bộc lộ rõ những khả năng

hiểu biết kiến thức và ứng dụng kiến thức theo trình độ thực có của trẻ. Chẳng hạn trò chơi “Nhốt gà vào chuồng” trong tiết dạy học bài “số 6” của Toán 1, giáo viên đã tạo cơ hội để học sinh ôn lại cấu tạo của số 6 và các số đã học bằng việc đưa ra trò chơi yêu cầu học sinh nối các tập hợp những con gà với cái chuồng aos thể chứa đúng số lượng. Trò chơi đó một mặt củng cố biểu tượng số 6, củng cố về cấu tạo số 6, ngoài ra còn giúp học sinh sử dụng được kiến thức vào tình huống chơi? Trong quá trình dạy học Toán ở Tiểu học, nhiều giáo viên đã phát huy tốt tác dụng của việc tổ chức các trò chơi học Toán như , trò chơi “xì điện” Trong bài “Bản nhân 7” hay trò chơi xếp ghép, tạo hình bởi 4 đến 8 hình tam giác cho trước ở Toán 2, Toán 3…

HĐ2: Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức trò chơi học Toán và thiết kế trò chơi học toán.

Thông tin:

a. Xem lại băng trích đoạn bài "Số 6" phần trò chơi "Nhốt gà vào chuồng" Toán 1

b.Xem trích đoạn bài"Bảng nhân 7" (Toán 3) phần trò chơi "Xì điện" Trong khi xem cần ghi chép tên trò chơi được sử dụng trong đó, quan sát nhận xét thái độ của HS trong khi chơi. quan sát cách tổ chức, nhận xết đánh giá của GV khi kết thúc trò.

(Đọc thêm 100 trò chơi dạy học Toán 1, Đỗ Tiến Đạt (Chủ biên) Băng trích đoạn bài ”Số 6” được công ty thiết bị trường học bán trong các đợt tập huấn thay sách Toán1

Nhiệm vụ:

NV1: Tổ chức trò chơi học Toán cần tuân thủ một số yêu cầu gì? Có phải mọi trò chơi đều là trò chơi học toán hay không?

NV2: Thảo luận: Những tình huống có thể gặp trong khi tổ chức trò

chơi học Toán cho học sinh Tiểu học.

- Thiết kế một vài trò chơi học Toán để sử dụng vào một số tiết học Toán cụ thể trong chương trình môn Toán của một trong các lớp 1; 2; 3; 4; 5. Phân tích những yêu cầu đối với một trò chơi học Toán đã được thể hiện trong phần thiết kế.

- Mô tả vai trò của giáo viên, không khí lớp học, tác dụng của trò chơi trong việc hình thành kiến thức và rèn kĩ năng theo mục tiêu bài học.

Thông tin phản hồi:

Mỗi trò chơi cần phải thỏa mãn một số yêu cầu sau:

Một là: Cần phải củng cố một nội dung Toán học trong chương trình Toán ở một lớp cụ thể.

Hai là: Mỗi trò gây được hứng thú, trong tham gia hoạt động của học sinh. Ba là: Mỗi trò có một tên gọi ngộ nghĩnh, chứa đựng yếu tố may rủi, kích thích người tham gia, bộc lộ kiến thức và kỹ năng thực sự.

Bốn là: Mỗi trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian học tập trong các giờ học Toán để học sinh vui mà học, học mà vui.

* Các tình huống chơi có thể xảy ra là:

+ Học sinh không hiểu luật chơi, không hứng thú tham gia.

+ Học sinh tham gia quá sôi nổi, gây ồn,... giáo viên khó điều khiển. + Học sinh tham gia gay gắt dẫn tới cạnh tranh thiếu lành mạnh, cay cú, gian lận,...

+ Giáo viên không lường hết được những tình huống giải quyết vấn đề của học sinh….

Ví dụ: Trò chơi học Toán 3. Xếp hình 8 mảnh tam giác.

Mục đích: + Rèn khả năng quan sát, nhận dạng hình hình học.

+ Rèn trí tưởng tượng hình học, khả năng tái tạo hình học.

Chuẩn bị: Cắt 8 mảnh bìa, 8 mảnh nhựa hình tam giác.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Phương pháp dạy toán tiểu học pptx (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)