KẾT QUẢ HỒI CỨU HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC 1 Giai đoạn từ 01/2007 đến 12/07/

Một phần của tài liệu Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung (Trang 59 - 64)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1.KẾT QUẢ HỒI CỨU HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC 1 Giai đoạn từ 01/2007 đến 12/07/

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1.KẾT QUẢ HỒI CỨU HOẠT ĐỘNG KHOA DƯỢC 1 Giai đoạn từ 01/2007 đến 12/07/

3.1.1. Giai đoạn từ 01/2007 đến 12/07/2007

Trung tâm y tế Quận 3 được thành lập theo quyết định số 1087/QĐ-UB-VX ngày 14/07/1993 của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh và căn cứ theo quyết định số 3841/QĐ-UBND-NC ngày 21/08/1996 của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về việc “Xếp hạng cho Trung tâm y tế Quận 3” là bệnh viện hạng III. Trung tâm y tế Quận 3 với quy mô 50 gường bệnh và 12 khoa, trụ sở chính tại địa chỉ 114 – 116 Trần Quốc Thảo - Phường 7 - Quận 3, ngoài ra còn bộ phận y tế dự phòng, chăm sóc bà mẹ trẻ em. Với chức năng khám chữa bệnh, y tế dự phòng và quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận.

3.1.1.1. Nhân lực khoa dược

Tổng số lượng nhân viên khoa dược 10 trên tổng số cán bộ công nhân viên toàn bệnh viện là 185. Chiếm tỉ lệ 5,4%.

Trình độ chuyên môn Số lượng Tỉ lệ

Dược sĩ đại học 2 20%

Dược sĩ trung học 2 20%

Dược sơ cấp 6 60%

3.1.1.2. Sơ đồ tổ chức khoa

Trưởng Khoa Dược

Kho và bộ

phận cấp phát Hành chính, Thống kê, Thông tin thuốc

Y dụng cụ, Hóa chất Kho vaccine sinh phẩm Kho đông y

Bộ phận Dược sĩđại học trung họcDược sĩ Sơ cấpDược Dược sĩ trưởng khoa quản lý chung

Hành chính dược, thống kê, Thông tin thuốc 01 01 01 Kho y dụng cụ, hóa chất

Kho và bộ phận cấp phát 01

01

01 04

Tổng cộng 02 02 06

Cơ sở vật chất khoa dược

Khoa dược gồm 1 phòng hành chính, 4 kho: - Phòng hành chính

- Kho Y dụng cụ, hóa chất: được bố trí trên tầng 3, trong khi bệnh viện không có thang máy nên không thuận trong việc nhập y dụng cụ và hóa chất có thể tích lớn. Kho nằm chung với khu hành chính của bệnh viện nên chưa đảm bảo trong công tác phòng cháy chữa cháy. Với diện tích 16 m2 là khá nhỏ để bố trí tủ kệ, pallet nên gặp khó khăn trong việc bảo quản đúng tiêu chuẩn.

- Kho và bộ phận cấp phát: được bố trí tại tầng trệt, nằm chung với khu phòng khám, tuy nhiên vị trí bố trí không thuận lợi cho bệnh nhân khi nhận thuốc. Với diện tích 16 m2, kho chẵn cũng đồng thời là nơi cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú và bệnh nhân bảo hiểm y tế nên rất khó khăn cho công tác kiểm tra nhập xuất và không đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc, kho chưa được trang bị tủ lạnh để bảo quản các thuốc yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ thấp.

- Kho thuốc đông y: được bố trí nằm chung với kho đông y, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê đơn bóc thuốc trong khám và điều trị tại khoa đông y. Với diện tích 16 m2 là phù hợp với nhu cầu của khoa đông y, tuy nhiên công tác bảo quản thuốc đông y còn chưa đạt yêu cầu.

- Kho vaccine sinh phẩm: được bố trí nằm riêng tại bộ phận y tế dự phòng không nằm chung trong khuôn viên bệnh viện, công tác kiểm tra xuất nhập gặp khó khăn, hầu như chỉ kiểm tra xuất nhập trên hóa đơn chứng từ, chưa chặt chẽ trong việc kiểm tra số lượng thực tế.

Nhà thuốc bệnh viện:

Nhà thuốc bệnh viện do công ty dược Quận 3 tổ chức và quản lý.

Công tác cung ứng và quản lý thuốc:

a. Dự trù mua, vận chuyển và kiểm nhập thuốc:

Xây dựng danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại bệnh viện.

Căn cứ vào vào quyết định 03/2005/QĐ-BYT ngày 24/01/2005 của Bộ y tế về việc “ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh” dành cho bệnh viện hạng 3, và căn cứ vào nhu cầu và định mức sử dụng thực tế tại bệnh viện, khoa dược xây dựng danh mục thuốc tân dược và danh mục thuốc y học cổ truyền, kế hoạch sử dụng hóa chất, y dụng cụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu

- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; - Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh;

- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh của người bệnh tham gia Bảo hiểm y tế; - Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của Bảo hiểm Y tế.

Nguyên tắc lựa chọn thuốc trong danh mục Thuốc đảm bảo hiệu lực điều trị, an toàn

- Danh mục thuốc chủ yếu xây dựng trên cơ sở Danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam và của Tổ chức Y tế thế giới hiện hành.

- Thuốc phải có hiệu quả rõ rệt trong điều trị, tham khảo ý kiến của hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện.

- Thuốc được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam (được cấp số đăng ký còn hiệu lực, được duyệt) và có tần xuất sử dụng nhiều tại các cơ sở khám chữa bệnh;

- Danh mục thuốc Y học cổ truyền thêm các tiêu chuẩn sau: Ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất tại Việt Nam; những chế phẩm cổ phương và những chế phẩm đã có uy tín trên thị trường nhiều năm; thuốc có công thức trong Dược điển Việt Nam. Thuốc giữ được phương pháp bào chế truyền thống của thuốc y học cổ truyền, đồng thời đảm bảo dạng dùng thích hợp cho sử dụng, bảo quản và lưu thông phân phối.

Thuốc phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh và qũy Bảo hiểm Y tế.

Thuốc hợp lý giữa hiệu quả điều trị và giá thành.

Tên thuốc trong danh mục

Với thuốc tân dược: Thuốc mang tên gốc (generic Name); Ưu tiên lựa chọn thuốc

gốc (generic Drug là thuốc hết thời gian đăng ký bản quyền), thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp dược sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP); Mỗi hoạt chất lựa chọn từ 2 – 5 biệt dược, trên nguyên tắc cạnh tranh giá.

Với thuốc Y học cổ truyền: Chế phẩm ghi tên chung với thuốc cổ phương và thuốc

có tên chung; Ghi tên riêng với thuốc không có tên chung. Tên vị thuốc và tên khoa học của vị thuốc ghi tên theo quy định của Dược điển Việt Nam. Dựa trên đề xuất của khoa đông y, khoa dược thành lập danh mục trên nguyên tác cạnh tranh giá.

Thuốc ngoài danh mục

Với thuốc tân dược: sử dụng các thuốc phối hợp nếu thuốc đó được phép lưu hành và các thành phần đơn chất của thuốc đều có trong danh mục;

Với thuốc Y học cổ truyền: sử dụng các chế phẩm thay thế khi chế phẩm đó được cấp số đăng ký còn hiệu lực và có công thức hoặc công dụng tương tự thuốc cần thay thế có trong danh mục.

Thời gian xây dựng danh mục: quý 1 của năm. Quy trình xây dựng danh mục

- Khoa dược xây dựng danh mục có tham khảo ý kiến của hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện.

- Trình ban giám đốc bệnh viện ký duyệt, căn cứ danh mục thuốc này, đồng thời căn cứ mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (bao gồm cả ngân sách, một phần viện phí và bảo hiểm y tế) giám đốc bệnh viện lựa chọn cụ thể tên thành phẩm của các thuốc theo nguyên tắc đã nêu ở trên để phục vụ cho khám chữa bệnh tại bệnh viện

(trên cơ sở khuyến khích sử dụng thuốc của các doanh nghiệp sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc - GMP);

- Giám đốc bệnh viện thống nhất với giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán tiền thuốc cho người bệnh tham gia bảo hiểm Y tế.

- Trình ủy ban nhân dân quận ký duyệt danh mục và ban hành.

Phương thức mua thuốc:

- Mua thuốc chủ yếu tại Sapharco, Yteco

- Các công ty cổ phần dược phẩm, công ty trách nhiệm hữu hạn. - Trưởng khoa dược trực tiếp đặt hàng chủ yếu qua fax và điện thoại.

Kiểm nhập:

- Thuốc mua về nhập vào kho và bộ phận cấp phát, y dụng cụ, hóa chất nhập tại kho y dụng cụ, hóa chất, trong 24 giờ phải kiểm nhập hàng nguyên đai nguyên kiện. - Dược sĩ đại học phụ trách kho kiểm nhập về số lượng và chất lượng, hóa đơn nhập sau khi ký nhận sẽ đưa về bộ hành chính dược và bộ phận kế toán bệnh viện.

- Việc kiểm nhập tiến hành đối chiếu hóa đơn, với số lượng thực tế: hãng sản xuất, quy cách đóng gói hàm lượng, số lượng, nơi sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, làm biên bản kiểm nhập riêng theo quy chế.

b. Quản lý thuốc, hóa chất và vật dụng y tế tiêu hao tại các khoa:

- Thuốc theo y lệnh lĩnh về phải được dùng trong ngày; riêng ngày lễ và chủ nhật thuốc được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ.

- Phiếu lĩnh thuốc thường phải theo đúng mẫu quy định; thuốc độc bảng A-B, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần có sổ riêng theo quy chế.

- Bông, băng, vật dụng y tế tiêu hao, lĩnh hàng tuần. - Hóa chất chuyên khoa, lĩnh hàng tháng.

- Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán với phòng tài chính kế toán bệnh viện.

- Trưởng khoa điều trị có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi bảo quản, sử dụng thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao trong khoa.

- Tại khoa cấp cứu và các khoa điều trị, cận lâm sàng có tủ thuốc trực, cấp cứu. c. Kiểm kê thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế tiêu hao:

- Thực hiện việc kiểm kê định kỳ: hàng quý đối với khoa dược, 2 lần trong năm đối với các khoa, kiểm kê đột xuất khi có xảy ra vụ việc mất thuốc.

- Hội đồng kiểm kê bệnh viện:

+ Kiểm kê quý gồm: trưởng khoa dược, kế toán dược và phòng tài chính kế toán. + Kiểm kê cuối năm gồm: đại diện ban giám đốc bệnh viện là trưởng đoàn; trưởng khoa dược; trưởng phòng tài chính kế toán, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.

- Nội dung kiểm kê tại khoa dược:

+ Đối chiếu sổ xuất, sổ nhập với chứng từ.

+ Đối chiếu sổ sách với hiện vật về số lượng và chất lượng.

+ Đánh giá lại thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao; tìm nguyên nhân chênh lệch, hư hao. Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, hội đồng làm biên bản xác định trách nhiệm và đề nghị cho xử lý.

+ Mở sổ sách cho năm mới.

- Nội dung kiểm kê của hội đồng kiểm kê bệnh viện, các ủy viên xuống từng khoa: + Xác định lại số lượng, chất lượng và nguyên nhân thừa thiếu.

+ Xử lý thuốc, hóa chất, vật dụng y tế tiêu hao cần hủy bỏ. + Điều hòa thuốc, hóa chất thừa thiếu.

+ Tổng kết công tác kiểm kê toàn bệnh viện.

Một phần của tài liệu Luận Văn_ Bẹnh viện quận 3_ nội dung (Trang 59 - 64)