Khai báo Hải quan.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất nhập khẩu hàng tại công ty tnhh poong in vina.doc (Trang 33 - 44)

Bộ chứng từ khai báo:

-Tờ khai Hải quan và phụ lục tờ khai (nếu có) hàng hóa xuất khẩu: 02 bản chính (bản lưu người khai Hải quan và bản lưu Hải quan);

-Bản định mức của từng mã hàng có trong lô hàng xuất khẩu (đối với mã hàng chưa đăng ký định mức với Hải quan trước đó): 02 bản chính;

-Bản khai nguyên liệu do doanh nghiệp tự cung ứng (nếu có) tương ứng với lượng sản phẩm gia công trên tờ khai xuất khẩu (mẫu 11/HQ-GC): 02 bản chính;

-Giấy chỉ định giao hàng (nếu giao hàng cho bên thứ ba do bên B chỉ định). Các bước khai Hải quan: giống như đối với nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Lên tờ khai:

Phần I: Mặt trước của tờ khai từ tiêu thức 01 đến tiêu thức 20 là phần dành cho người khai báo Hải quan kê khai (theo tờ khai số 2177/XK/XĐT-GC) bao gồm:

Mục 1: Người xuất khẩu.

Công ty TNHH Poong In Vina Mã số thuế: 3700688524 Khu 3, Uyên Hưng, Huyện Tân Uyên

Bình Dương, Việt Nam (Midcode: VNPOOIN3BIN).

Mục 2: Người nhập khẩu.

Poong In Trading (Korea) Người nhận hàng

KOHL’S DEPARTMENT STOTES, INC.

N56 W17000 RIDGEWOOD DRIVE, MENOMONEE FALLS WI153051 U.S.A

Mở rộng: Trường hợp trên người nhập khẩu là KOHL’s Department Stores, Inc. (bên thứ ba do bên B chỉ định bên A giao hàng). Trường hợp này bên A phải có giấy chỉ định giao hàng cho bên thứ ba, vì trong hợp đồng gia công số 03/PI-PT/2008 chỉ đề cập đến hai bên (bên A và bên B) chứ không đề cập đến bên thứ ba. (Điểm 1.2 Điều VII Mục II thông tư 116/TT-BTC ngày 04/12/2008).

Mục 3: Người ủy thác: để trống vì lô hàng này được xuất khẩu trực tiếp. Mục 4: Đại lý làm thủ tục Hải quan: để trống.

Mục 5: Loại hình: vì đây là hàng xuất đầu tư gia công được miễn thuế nên ta đánh vào ô

không thuê, gia công và đầu tư.

Mục 6: Giấy phép (nếu có)

Số: 481/GP-BD Ngày: 12/1/2006.

Mục 7: Hợp đồng

Số: 03/PI-PT/08.

Ngày: 11/10/2008. Ngày hết hạn: 11/10/2009.

Mục 8: Nước nhập khẩu:

USA. Ký hiệu là :US. (mã nước cấp ISO)

Mục 9: Cửa khẩu xuất hàng

KV III VICT Ký hiệu : C041.

Mục 10: Điều kiện giao hàng FOB/HCM

Mục 11: Đồng tiền thanh toán.USD Tỷ giá tính thuế:16,000

Mục 12: Phương thức thanh toán. TTR

Mục 13: Tên hàng, quy cách phẩm chất

Vì trên 04 mã hàng nên có phụ lục đính kèm, chỉ lấy một mã hàng ví dụ. Ví dụ: HTS6110303059; CAT639 Áo thun MH DM29101 (ĐM: 2962) PO NO.: 5141327 Mục 14: Mã số hàng hóa 6100.90.0000 Mục 15: Lượng 16,518 Mục 16: Đơn vị tính Cái

Mục 17: Đơn giá nguyên tệ 7.93 USD (= 95.16USD/tá).

Mục 18: Trị giá nguyên tệ (kết quả của Lượng x Đơn giá nguyên tệ) =130,987 Tổng cộng: 4.583 kiện GW: 10.590,63.

Trị giá FOB cộng: 225.328,98.

Mục 19: Các chứng từ đi kèm

Đây là mục liệt kê toàn bộ các chứng từ khai báo Hải quan, nhưng doanh nghiệp đã liệt kê đầy đủ các chứng từ này ở phiếu tiếp nhận hồ sơ nên không cần liệt kê lại.

Mục 20: Xác nhận, cam kết của người đại diện doanh nghiệp.

Mục này do đại diện doanh nghiệp ký tên, đóng dấu xác nhận hoàn toàn chịu trách nhiệm với những nội dung đã khai báo ở trên.

Phần II: Phần thuộc trách nhiệm kê khai của kiểm tra viên Hải quan trong quá trình doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.

Các bước thực hiện tiếp theo giống khai báo tờ khai nhập khẩu.

Khi chuyển sang bước 4, đối với tờ khai xuất khẩu, dấu “xác nhận đã làm thủ tục Hải quan” nằm trong tiêu thức 26 và dấu “thu lệ phí theo tháng” ở tiêu thức 24 của tờ khai mẫu HQ/2002-XK . Ở hàng xuất khẩu không có lưu mẫu hàng hóa và không có việc nhờ Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm hóa như đối với hàng nhập

Đối với trường hợp hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hóa (mức 3), đại diện doanh nghiệp tiến hành đăng ký phân kiểm cùng ngày hoặc sau ngày với tờ khai.

Sau khi được phân kiểm, trong khi chờ cán bộ kiểm hóa thì đại diện doanh nghiệp tiến hành đưa hàng vào bãi kiểm hóa của ICD Sóng Thần trước. Đại diện doanh nghiệp phải mua vé cho xe vào cổng với giá vé là 115.000/75.000/45.000 đối với container 40’/20’/và xe tải các loại. Cán bộ kiểm hóa được phân kiểm đến kiểm tra hàng hóa. Tại đây, đại diện doanh nghiệp nộp lại hai bản gốc biên bản bàn giao cho cán bộ kiểm hóa cùng với bộ chứng từ.

Hải quan kiểm tra, đối chiếu hàng hóa thực tế so với sự khai báo của chủ hàng trên tờ khai rồi ghi chép kết quả kiểm tra vào tiêu thức số 21 của các tờ khai và ghi số seal Hải quan, ký tên, đóng dấu vào mục kiểm hóa và biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu. Đại diện doanh nghiệp nhận lại bộ chứng từ và biên bản bàn giao hàng trên, tiến hành bước 4 như đối với quy trình khai báo hàng nhập khẩu. Hoàn tất thủ tục Hải quan với con dấu thông quan hàng hóa ở mặt trên tờ khai xuất khẩu..

2.2.4.4 Giao hàng

Hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển

oHàng hóa xuất khẩu theo hình thức nguyên container (FCL)

Đóng hàng vào container tại kho của doanh nghiệp:

-Lấy rỗng: đại diện doanh nghiệp hoặc đại diện đơn vị vận tải đến trụ sở hãng tàu hoặc văn phòng đại diện tại các cảng xuất trình: chứng minh nhân dân, giấy giới thiệu và Booking Confirmation để đổi lệnh cấp rỗng và đem lệnh này đến bãi rỗng để đổi lệnh lấy container rỗng. Tại đây, đại diện doanh nghiệp phải làm các thủ tục: đóng tiền, kiểm tra tình trạng container được cấp và ký xác nhận lên phiếu xác nhận tình trạng

container mới được lấy container, sau đó yêu cầu người chuyên chở nội địa kéo container đến nhà máy được chỉ định.

-Khi container về đến kho của nhà máy được chỉ định, xuất trình phiếu giao nhận container cho thủ kho để xác nhận đúng container này là của doanh nghiệp dùng để đóng lô hàng xuất này.

-Dựa theo khả năng sản xuất của mình, nhà máy thông báo lượng hàng thực xuất (thông thường bằng số lượng hàng được khách hàng yêu cầu) cho văn phòng chứng từ của doanh nghiệp để nhân viên ở đây tiến hành làm các chứng từ cần thiết cho việc khai báo Hải quan. Tuy nhiên, trên thực tế các chứng từ này đã được làm trước dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng.

-Đại diện doanh nghiệp tiến hành khai báo Hải quan và đăng ký lệnh hình thức, mức độ kiểm tra. Tùy theo mức độ kiểm tra mà đại diện doanh nghiệp thông báo cho nhà máy để có cách xếp hàng hợp lý, thuận tiện cho việc kiểm tra.

-Nếu hàng hóa được khai báo trên cùng một tờ khai Hải quan:

 Trường hợp miễn kiểm tra thực tế: nhà máy đóng hàng xong dưới sự giám sát của thủ kho và đại diện khách hàng, dán niêm phong container, giao phiếu xuất kho cho người chuyên chở nội địa và thông báo cho đại diện doanh nghiệp. Đại diện doanh nghiệp đến nhà máy niêm seal tàu đối với container và giao Container Packing list cho người chuyên chở nội địa để làm phiếu hạ container lúc vào cảng xuất hàng.  Trường hợp hàng thuộc diện phải kiểm tra thực tế: nhà máy đóng hàng xong, dán

niêm phong container và giao phiếu xuất kho cho người chuyên chở nội địa, yêu cầu người này vận chuyển container đến Chi cục Hải quan đăng ký để kiểm hóa. Khi công chức Hải quan đã kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu thấy phù hợp với những khai báo của đại diện doanh nghiệp, tiến hành niêm seal Hải quan đối với container đó và làm các thủ tục Hải quan còn lại đối với hàng kiểm hóa.

-Đại diện doanh nghiệp tiến hành niêm seal tàu đối với container đó và trao phiếu Container Packing list cho người chuyên chở nội địa và yêu cầu kéo container đến cửa khẩu xuất.

-Nếu hàng hóa được khai báo trên nhiều tờ khai xuất khẩu:

 Trường hợp toàn bộ lô hàng được miễn hoặc phải kiểm tra thực tế: tiến hành như trường hợp trên.

 Nếu gặp trường hợp trong cùng một lô hàng có một số mã hàng phải kiểm tra thực tế, đại diện doanh nghiệp phải thông báo ngay cho nhà máy chỉ định để có cách sắp xếp hàng vào container cho hợp lý, mã hàng nào miễn kiểm tra thì xếp vào container trước, mã hàng nào phải kiểm tra thì xếp sau phía ngoài để tiện cho việc kiểm tra. Các bước còn lại tiến hành giống trường hợp hàng thuộc diện kiểm tra thực tế ở trên. Khi container được người chuyên chở nội địa vận chuyển đến cảng xuất hàng thì tiến hành các công việc sau:

-Khi kéo container vào cảng, người chuyên chở phải xuất trình phiếu Container Packing List (list hạ container) trên đó có tất cả các thông tin liên quan (tên cảng đi/ cảng đến/cảng chuyển tải, tên tàu/số chuyến, số container/số seal tàu,…) cho bảo vệ cổng vào để kéo container vào cổng chạy lên bàn cân của cảng để cân xe xác định trọng lượng của hàng, bấm giờ vào.

-Đại diện doanh nghiệp đến phòng thương vụ cảng để đóng tiền hạ container, nhận phiếu giao nhận container, phiếu nâng hạ container.

-Đưa phiếu giao nhận container có đầy đủ thông tin như: số container, vị trí hạ container… cho đội điều động xe nâng, di chuyển đến vị trí được yêu cầu để xe nâng gắp container vào vị trí quy định.

-Thanh lý Hải quan cổng: nộp biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu cho Hải quan thanh lý, có xuất trình tờ khai bản chính để đối chiếu và được cấp một phiếu xác nhận, trên đó có ghi số tờ khai và trị giá tờ khai.

-Vô sổ tàu: đại diện doanh nghiệp đem phiếu xác nhận này cùng tờ khai bản chính đến văn phòng vào sổ tàu.

Thông thường các công việc này do đơn vị vận tải nội địa đảm nhận, đại diện doanh nghiệp chỉ thực hiện công việc thanh lý tại Hải quan cổng.

Lưu ý: trên Container Packing List, tên cảng chuyển tải rất quan trọng, cần lưu ý và ghi rõ ràng, vì nếu sai tên cảng chuyển tải mà hàng hóa trên đường vận chuyển có tổn thất sẽ không được hãng tàu bồi thường.

Đóng hàng vào container tại cảng:

-Để đóng hàng tại cảng, doanh nghiệp cũng phải tiến hành đổi Booking Confirmation để lấy lệnh cấp rỗng và seal tàu ở văn phòng hãng tàu tại cảng.

-Đến văn phòng thương vụ xuất trình lệnh cấp rỗng, đóng tiền nâng hạ container và yêu cầu trải bãi đóng hàng tại bãi. Trong vòng 8 giờ làm việc, phòng điều độ tiến hành trải bãi xong và thông báo cho doanh nghiệp biết, ngoài ra còn cung cấp cho doanh nghiệp số container và vị trí của container.

Thông thường quá trình trải bãi phải được tiến hành 1 ngày trước ngày xuất hàng. Việc khai báo Hải quan được tiến hành song song với việc trải bãi. Quy trình giao hàng được tiến hành như sau:

-Đại diện doanh nghiệp tiến hành khai báo Hải quan đối với lô hàng xuất khẩu trên.  Nếu hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế: sau khi hoàn tất thủ tục Hải quan tại

Chi cục Hải quan đăng ký, chuyển bộ chứng từ cùng hàng hóa xuống cửa khẩu xuất để đóng hàng.

Tại bãi, đại diện doanh nghiệp trình toàn bộ chứng từ cho nhân viên đại lý hãng tàu để tiến hành cân hàng và đóng hàng vào container.

 Nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thực tế: sau khi hoàn tất thủ tục Hải quan tại Chi cục Hải quan đăng ký (đối với hàng kiểm hóa), chở hàng đến bãi kiểm hóa để kiểm (vé vào cổng là 45.000/xe).

Công chức Hải quan kiểm tra hàng xong, tiến hành niêm seal Hải quan đối với phương tiện vận tải, ký tên và đóng dấu số hiệu công chức lên biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu và mục 23 mặt sau của tờ khai.

Đại diện doanh nghiệp thông quan hàng hóa và chở hàng đến cửa khẩu xuất để đóng hàng.

Tại bãi, xuất trình tờ khai bản chính và biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu cho Hải quan giám sát bãi để kiểm tra. Công chức Hải quan giám sát bãi đến kiểm tra phương tiện chuyên chở còn nguyên seal Hải quan, cho phép cắt seal, mở cửa phương tiện vận tải để dỡ hàng đóng vào container. Sau khi hàng đã được đóng vào container, mời công chức Hải quan đến niêm seal Hải quan đối với container và ký tên, đóng dấu xác nhận lên mặt sau của tờ khai.

-Niêm seal tàu đối với container và nộp lại packing list cho hãng tàu để hãng tàu chuyển container qua bãi chờ xuất.

-Thanh lý Hải quan. -Vô sổ tàu

-Khi tàu đến cảng bốc hàng, hãng tàu tổ chức xếp hàng lên tàu và cấp vận đơn đường biển (B/L) cho đại diện doanh nghiệp gửi hàng.

oBằng đường biển theo hình thức giao lẻ (LCL)

Tại kho Tân Hoàn Cầu do hãng tàu Maersk thuê.

Sau khi nhận được Booking Confirmation, đại diện doanh nghiệp tiến hành lên tờ khai, tiến hành thông quan hàng hóa.

Nếu hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thì xếp hàng lên xe chở đến kho giao hàng. Nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra thực tế thì chở hàng đến bãi kiểm hóa của Chi cục Hải quan đăng ký để kiểm tra, hoàn tất thủ tục Hải quan và chở hàng đến kho giao hàng.

Tại kho tiến hành các công việc sau:

-Lập phiếu nhập kho, điền đầy đủ thông tin bao gồm: tên Công ty, ngày nhập hàng, tên hàng, số lượng, số xe, … và trình cho Hải quan giám sát kho cùng với tờ khai bàn chính, biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu, commercial invoice, packing list. -Vào sổ theo dõi nhập kho những tờ khai xuất (ghi rõ tên Công ty, số biên bản, số tờ

khai, số lượng, ngày tháng nhập kho, trị giá FOB của tờ khai) và nhận lại phiếu nhập kho đã được Hải quan giám sát ký tên, đóng dấu số hiệu công chức ở mục Hải quan Chi cục ngoài cửa khẩu.

-Đại diện doanh nghiệp nộp lại cho văn phòng kho các chứng từ:

 Booking nhập hàng vào kho, trên đó có chứa các thông tin như: tên người gửi hàng/ tên người nhận hàng, cảng dỡ hàng/cảng đến cuối cùng, hình thức thanh toán (Freight Prepaid/Freight Collect), hình thức gửi hàng (CY.CFS/CFS.CY…), tên hàng, số PO, Style, số cái, số kiện, ngày Booking, ngày tàu chạy…

 Phiếu nhập kho đã có xác nhận của Hải quan giám sát như trên.

 Giấy chứng nhận chất lượng của nhà máy (Certificate of Inspection/ Shipment Release).

 Sơ đồ xe do tài xế xe chuyển từ nhà máy đến cho đại diện gửi hàng của doanh nghiệp. Trên sơ đồ xe phải thể hiện đầy đủ: tên người nhận hàng/người gửi hàng, ngày gửi, số kiện, số PO… mà mỗi xe nhận chở.

-Văn phòng kho sau khi nhận các chứng từ trên sẽ sắp xếp gọi xe vào dỡ hàng theo line.

-Sau khi nhân viên kho làm hàng xong, đại diện doanh nghiệp ký xác nhận kho đã nhập đủ hàng lên phiếu nhận hàng của kho. Hoặc nếu có sai sót gì xảy ra đối với hàng hóa thì phải ký giấy xác nhận hàng sai (trouble). Đại diện doanh nghiệp yêu cầu kho cấp vận đơn hoặc chứng từ vận tải sau khi hoàn thành thủ tục giao hàng.

-Đến ngày tàu chạy, đến văn phòng Hải quan giám sát của kho để nhận tờ khai đã có xác nhận của Hải quan giám sát ở mặt sau tờ khai.

Ngoài ra, còn có hình thức xuất khẩu hàng lẻ ghép container với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, vì hình thức này ít được sử dụng tại doanh nghiệp nên không được mô tả vào bài viết này.

Lưu ý:

Booking Confirmation là một chứng từ có tính chất rất quan trọng trong việc xuất khẩu hàng hóa. Khi nhận được Booking Confirmation từ hãng tàu, doanh nghiệp phải tiến hành lên kế hoạch sắp xếp các công việc liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa cho lô hàng có Booking trên, đặc biệt linh động mở tờ khai thông quan hàng hóa xuất khẩu và tổ chức sản xuất đảm bảo tiến độ xuất hàng để tránh trễ giờ Closing time quy định trên Booking Confirmation, và đặc biệt là phát sinh rất nhiều chi phí:

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất nhập khẩu hàng tại công ty tnhh poong in vina.doc (Trang 33 - 44)