III Khả năng thanh toán
3. Kết quả huy động vốn của Maritime Bank 1 Kết quả huy động vốn theo cơ cấu
Bảng 10: Cơ cấu huy động vốn theo thị trường
STT Hạng mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Thị trường I 47% 51% 52%
2 Thị trường II 53% 49% 48%
Nguồn: msb.com.vn Cơ cấu vốn huy động của Maritime Bank có sự thay đổi lớn từ 2008 đến 2010 với sự dịch chuyển việc huy động vốn tập trung vào thị trường I. Mặc dù khối lượng huy động vốn từ tiền gửi và cho vay của các TCTD tăng đều qua các năm nhưng lại giảm về tỷ trọng. Đây là sự thay đổi tích cực từ việc Maritime Bank đẩy mạnh chiến lược nhằm tối đa hóa tiện ích cho khối kinh tế và dân cư.
Cụ thể cơ cấu của từng thị trường trong tổng nguồn vốn được huy động như sau: Bảng 11: Cụ thể cơ cấu nguồn vốn huy động theo thị trường.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Hạng mục
2008 2009 2010
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tiền gửi khách hàng 14.111.556 47.24 30.053.287 50.69 48.626.708 45.29 Tiền gửi và vay của
các TCTD 14.603.271 48.89 23.832.614 40.20 33.358.864 31.07 Giấy tờ có giá 1.134.177 3.80 5.368.259 9.06 12.195.320 11.36 Tổng số tiền vốn huy động (bao gồm các sản phẩm huy động khác) 29.877.406 100 59.287.376 100 107.364.077 100
Nguồn: BCTC hợp nhất Maritime Bank các năm 2008, 2009, 2010 Qua bảng số liệu, ta có thể thấy hai nguồn huy động chính của Maritime Bank là tiền gửi khách hàng và tiền gửi và vay của các TCTD. Hai nguồn vốn này trong năm 2008 chiếm tỷ lệ 96.13%, trong năm 2009 là 90.89% và trong năm 2010 là 76.36%. Sở dĩ có sự giảm mạnh về tỷ lệ của hai nguồn vốn này trong năm 2010 là do năm 2010, Maritime Bank đã phát hành 2 nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi phục vụ cho mục đích đảm bảo ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng từ sự biến động phức tạp của nền kinh tế nhưng Maritime Bank vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ các hạng mục này trong giai đoạn 2008-2010
Bảng 12: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Maritime Bank từ 2008 đến 2010.
STT Hạng mục % tăng 2008-209 % tăng 2009-2010
1 Tiền gửi khách hàng 113% 62%
2 Tiền gửi và vay của TCTD 63% 40%
3 Giấy tờ có giá 373% 127%
Tổng huy động vốn 99% 59%
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2008, 2009 và 2010 của Maritime Bank Maritime Bank dự kiến trong năm 2011, tiền gửi khách hàng sẽ đạt tốc độ tăng khoảng 60% và sẽ đóng góp khoảng 55-60% vào số vốn huy động được từ các nguồn.
3.2 Kết quả huy động vốn theo sản phẩm
Bảng 13: Kết quả huy động vốn theo sản phẩm
Đơn vị: triệu đồng Hạng mục 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi thanh toán 8.479.634 28.39 17.872.690 30.15 34.517.551 32.15 Tiền gửi tiết kiệm 5.631.992 18.85 12.180.597 20.55 23.673.779 22.05 Giấy tờ có giá 1.134.177 3.80 5.368.259 9.06 12.195.320 11.36 Nguồn khác 14.631.603 48.96 23.865.830 40.25 36.977.427 34.44
Tổng cộng: 29.877.406 100 59.287.376 100 107.364.077 100
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2008, 2009 và 2010 của Maritime Bank
3.3 Kết quả huy động vốn theo loại tiền
Bảng 14: Kết quả huy động vốn theo loại tiền giai đoạn 2008-2009
Hạng mục 2008 2009
Số tiền % Số tiền %
VNĐ 9.675.003 68.56 19.999.787 66.54
Ngoại tệ 4.436.553 31.44 10.054.500 33.46
Tiền gửi KH 14.111.556 100 30.053.287 100
Nguồn: BCTC hợp nhất của Maritime Bank năm 2008, 2009 Nhìn chung, mức tăng vốn ngoại tệ của các NHTM đạt rất thấp so với mức tăng tiền gửi VNĐ. Một phần là do cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngoại tệ của các ngân hàng hiện không vững chắc, phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn của một số doanh nghiệp Nhà nước lớn.Một phần là do huy động vốn từ dân cư bằng ngoại tệ cũng không tăng nhiều, do người dân e ngại trước tình hình diễn biến phức tạp của tỷ giá ngoại tệ thời gian gần đây. Trước tình hình này, Maritime Bank cũng đã đưa vào triển khai mức các mức lãi suất hấp dẫn đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng với hi vọng thúc đẩy hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ trong thời gian tới.
3.4 Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn
Bảng 15: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2008-2009
Đơn vị: triệu đồng Hạng mục 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Không kỳ hạn 8.097.654 57.38 16.435.943 54.69 Có kỳ hạn: - Ngắn hạn - Trung hạn - Dài hạn 6.013.902 2.946.812 2.165.004 902.085 42.62 49.00 36.00 15.00 13.617.344 6.720.159 4.768.793 2.128.390 45.31 49.35 35.02 15.63 Tổng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng 14.111.556 100 30.053.287 100
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2008, 2009 của Maritime Bank. Trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn chưa cao.Trong nguồn vốn huy động có kỳ hạn, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn và nguồn huy động chủ yếu, nguồn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ không cao. Điều này có thể lý giải do tâm lý người dân e ngại về sự ổn định giá trị đồng VNĐ. Mức độ lạm phát cao trong năm 2008 và những diễn biến
phức tạp của tình hình lạm phát trong những năm gần đây đã làm cho người dân không mấy mặn mà với các khoản tiền gửi kỳ hạn dài. Thêm vào đó, mức lãi suất mà Ngân hàng đưa ra có thể nói chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của nhà đầu tư.
Tuy nhiên tỷ lệ vốn trung và dài hạn cũng đang có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần qua các năm, từng bước đáp ứng được sự thiếu hụt về nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng.
3.5 Kết quả mức tăng giảm nguồn vốn qua các năm từ 2008-2010
Bảng 16: Mức tăng giảm tổng vốn huy động qua các năm từ 2008-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Hạng mục 2007 2008 2009 2010
Tổng nguồn vốn huy động 15.478.512 29.877.406 59.287.376 107.364.077
Tốc độ tăng trưởng _ 92.98% 98.44% 81.09% Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2007, 2008, 2009 và 2010 của Maritime Bank Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng về vốn của Maritime Bank là một thành tích đáng khích lệ. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và kể cả cho đến hiện nay, khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể nhưng trên phương diện vĩ mô thì vẫn chưa hoàn toàn ổn định, Ngân hàng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về nguồn vốn huy động, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được diễn ra một cách thuận lợi. Đặc biệt trong năm 2010, mặc dù vẫn trong giai đoạn đổi mới cơ cấu tổ chức, đổi mới phương thức quản lý, điều hành kinh doanh nhưng Ngân hàng vẫn đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh đã được Hội đồng Cổ đông giao, trong đó có công tác huy động vốn.
Năm 2010, huy động vốn từ thị trường I gồm cả phát hành trái phiếu đạt 60.822 tỷ VNĐ, vượt mức kế hoạch đầu năm là 124%. Huy động từ Tổ chức kinh tế và phát hành trái phiếu huy động vốn đạt 40.340 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch là 219%. Huy động từ Dân cư là 20.482 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch là 121%. Tiền gửi và tiền vay của các TCTD là 33.359 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch là 140%. Hoạt động huy động vốn tăng đều tại các Đơn vị kinh doanh và đặc biệt phòng Giao dịch được mở mới trong năm đều phát huy hiệu quả.