II. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường XNK
1. Nâng cao năng lực cạnh tranh
Xu thế tất yếu của khu vực hoá, toàn cầu hoá buộc các quốc gia phải cắt giảm thuế quan và các rào cản phi thuế quan khác để hội nhập kinh tế. Trong bối cảnh đó chỉ có các sản phẩm, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh mới có thể thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu, những sản phẩm kém năng lực cạnh tranh không thể tiêu thụ được, các doanh nghiệp buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh hoặc chuyển sang ngành nghề khác nếu không muốn giải tán hoặc phá sản.
Năng lực cạnh tranh có thể phân thành 4 cấp độ khác nhau : năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Trong lĩnh vực xuất khẩu, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là tổng thể các yếu tố gắn với hàng hoá và các điều kiện cấu thành nguồn lực của doanh nghiệp trong cuộc ganh đua chiếm lĩnh thị trường, chinh phục khách hàng nước ngoài và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Như vậy ,năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu ngoài sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng quản lý của doanh nghiệp ,thường được xem xét trên các mặt :
- Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, liên quan đến chi phí lợi nhuận trong xuất khẩu - Thị phần và tốc độ phát triển thị phần .
- Quản trị chiến lược kinh doanh xuất khẩu .
- Khoa học công nghệ bao gồm cả nghiên cứu và phát triển - Đào tạo nhân lực kinh doanh xuất khẩu .
- Khả năng liên kết ,hội nhập vào thị trường quốc tế. Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh:
Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế :trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường quốc tế hay chưa .Nếu có khả năng về tài chính, nhân lực ,cơ sở vật chất ,nguồn hàng thì kinh doanh mặt hàng gì ,trên thị trường nào phải được thanh toán trong chiến lược ,kế hoạch kinh doanh xuất khẩu cho phù hợp điều kiện của doanh nghiệp .