Phương hướng và kế hoạch phát triển

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam ppt (Trang 74 - 79)

Công ty XNK khoáng sản MIMEXCO bước vào năm 2003 trong tình hình nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn. Nền kinh tế trong nước vốn yếu kém và có nhiều hạn chế về tốc độ tăng trưởng. Năm 2003, Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới kinh tế theo hướng đẩy mạnh cải cách, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chấn chỉh sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích xuất khẩu… nới rộng hơn cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng đối với doanh nghiệp Nhà nước như Công ty lại là một thách thức về cạnh tranh, về quản lý hạch toán tài chính, về số lượng và chất lượng cán bộ.

Trải qua hơn 10 năm hoạt động và trưởng thành, MIMEXCO đã đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong hoạt động kinh doanh XNK. Là một công ty thuộc Tổng công ty khoáng sản, ngoài dự nỗ lực phấn đấu đạt mức doanh thu cao, MIMEXCO còn phải thích nghi fvới các môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Đến nay ngoài việc duy trì thị trường truyền thống, Công ty còn mở rộng và phát triẻn ra nhiêu thị trường tiêu thụ khác, tích cực tìm kiếm thị trường mới, đáp ứng được yếu tố thị trường đầu ra. Việt Nam ra nhập AFTA là một cơ hội lớn cho MIMEXCO nói riêng và các công ty khác nói chung, đó là việc có thêm thị trường trên thế giới, là một dấu hiệu tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng cũng đồng thời tăng sức ép về cạnh tranh đặc biệt là cạnh tranh về giá cả và chất lượng vì họ có lợi thế về nhiều mặt, dễ dàng xâm nhập chi phối ngay cả trên thị trường khu vực và trên thị trường nội địa của ta.

Nhận biết được tình hình này, ngay từ đầu công ty đã đưa ra phương hướng hoạt động phát triển cùng với sự nỗ lực của toàn thể công ty. Cùng với sự thay

đổi của thời kì phát triển, công ty đã từng bước sửa đổi, hoàn thiện phương hướng hoạt động sao cho phù hợp với tình hình hiện có. Như vậy từ năm 1990 đến nay, công ty đã liên tiếp thay đổi kế hoạch phát triển, đưa ra những chiến lược kinh doanh có thể phản ứng nhanh với sự biến động của thị trường thế giới và khu vực . Chính vì vậy vào năm1997 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực nhưng doanh thu của Công ty vẫn đạt ở mức 14.900 triệu VNĐ và liên tiếp tăng trong các năm tiếp theo, chứng tỏ các năm qua phương hướng mục tiêu đề ra luôn đạt dược kết quả. Tất cả đều có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về kế hoạch phát triển của Công ty đồng thời cũng đảm bảo được sự chính xác, linh hoạt phù hợp với năng lực của Công ty cân đối mọi mặt đặc biệt là cân đối giữa thu và chi.

Bước sang năm 2003 được đánh giá là năm có nhiều biến động bất ổn, giá cả hàng hoá, dịch vụ đang tăng trong khi đó mức thu nhập của người dân vẫn ở mức như trước đây.Đây là điều rất khó khăn để công ty xác định giá cả hàng hoá của mình trên thị trường sao cho khả năng chiếm lĩnh thị trường vẫn chiếm ưu thế, đó là điều mà hiện nay không những Công ty MIMEXCO mà còn nhiều công ty doanh nghiệp khác phấn đấu giữ vững thị phần của mình.

Đứng trước tình hình này, Công ty đã đưa ra một số phương hướng hoạt động trong năm 2003 và các năm tiếp theo như sau.

1. Kế hoạch năm 2003.

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Công ty đã đưa ra một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch

1. Xuất khẩu

Tổng kim nghạch xuất khẩu Trong đó:

Xuất khẩu trực tiếp

USD

6.750.000

Xuất khẩu uỷ thác 2.750.000 2. Mặt hàng xuất khẩu Thiếc thỏi Quặng sắt Quặng Wolframite Các loại khác USD 2.700.000 2.590.000 600.000 860.000 3. Về nhập khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu USD 670.000 4. Mặt hàng nhập khẩu Hàng tiêu dùng Máy móc thiết bị Mặt hàng khác USD 200.000 350.000 120.000 5. Tổng doanh thu Trong đó:

Lợi nhuận doanh nghiệp Nộp ngân sách

VND 12. 700. 000.000

300.000.000 39.500.000

Như vậy, các chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty đề ra cho năm 2003 là không quá cao so với năm 2002, riêng chỉ tiêu về xuất khẩu, Công ty đặt ra là tương đối cao song đó là điều mà toàn thể Công ty phấn đấu.

2.Phương hướng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 và các năm tiếp theo.

2.1 Về xuất khẩu.

Trong năm 2003, Công ty đề ra phương hướng hoạt động như sau:

- Chủ động tăng cường các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các cở sản xuất,các công ty có mỏ để chủ động tham gia quản lý chất lượng, giá cả hàng

xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

-Trên cơ sở liên doanh liên kết, Công ty sẽ đề xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với tình hình chung.

- Tăng cường xuất khẩu sản phẩm đã qua sơ chế để từ đó nâng cao mức doanh thu cho doanh nghiệp, chú trọng, duy trì xuất khẩu sản phẩm chiến lược mũi nhọn như thiếc thỏi quặng sắt…đồng thời xuất khẩu với số lượng nhiều hơn những năm trước đây.

- Sử dụng tổng hợp các hình thức kinh doanh XNK như xất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác, tái xuất khẩu, chuyển khẩu…để làm đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu, tránh rủi ro cao, tạo ra mức tổng doanh thu cao hơn.

- Nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách qui định, chế độ hiện hành của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu, đặc biệt phải chú ý đến một số luật như luật thương mại, thuế trên cả thị trường nội địavà thị trường thế giới.

- Chủ động đề xuất với Nhà nước, chính phủ cho phép các Công ty kinh doanh thương mại tham gia hoạt động xuất khẩu khoáng sản nhieèu hoưqn nữa cùng với các công ty, cơ sở sản xuất có mỏ.

2.2 Về nhập khẩu.

- Chú trọng nhập khẩu các loại công cụ, thiết bị phục vụ cho công cuộc khai khoáng hàng xuất khẩu.

- Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác khác, để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đồng thời thúc đẩy mạnh hơn nữa việc nhập vật tư và tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị thành viên theo chỉ đạo của Tổng công ty.

- Hoàn thiện các biện pháp để có thể trúng thầu nhập khẩu giá trị lớn, tham gia vào công tác đấu thầu nhiều hơn.Tìm thêm đối tác, các khách hàng để nhập khẩu uỷ thác và kinh doanh kể cả đấu thầu ngoài ngành.

Tiếp tục tìm mọi biện pháp đi mở rộng thị trường nước ngoài, duy trì và củng cố các thị trường cũ ở khu vực Châu á- Thái Bình Dương, mở rộng và phát triển thị trưòng sang các nước EU, Đông Âu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan.

Tiếp tục đầu tư sức lực và chi phí hợp lý để củng cố và mở rộng thị trường, thương nhân nước ngoài. Tranh thủ chính sách nhỗ trợ của Nhà nước, Bộ thương mại để tìm thêm thị trường và bạn hàng. Tăng cường bám thị trường nội địa, phát huy thế mạnh về vốn. Tìm cách nghiên cứu và thâm nhập thị trường, thu hút khách hàng kết hợp linh hoạt các hình thức kinh doanh, coi trọng hiệu quả và an toàn.

Tổ chức tốt các công tác nghiên cứu, tìm hiểu thông tin thị trường để đánh giá được nhu cầu thị trường, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như của các đối thủ cạnh tranh nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nâng cao khả năng về sản phẩm của công ty mình.

Tăng cường dự hội trợ triển lãm để giới thiệu hàng hoá và tìm kiếm thị trường nước ngoài.

1.4 Về công tác quản lý.

Hoạt động kinh doanh XNK ngày càng khó khăn phức tạp trong khi quá trình cải cách kinh tế và xây dựng các qui chế luật pháp cho các doanh nghiệp chưa thể đồng bộ và kịp thời.Để duy trì và phát trển hoạt động, Công ty ban hành và tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ các qui chế sau:

Qui chế về khoán trong kinh doanh: mặc dù đã áp dụng nguyên tắc tự hạch toán trong kinh doanh nhưng sắp tới Công ty dự định sẽ thực hiên qui ché khoán đối với các phòng nghiệp vụ để tăng hiệu quả trong kinh doanh.

Lựa chọn và tinh giản bộ máy cán bộ làm công tác quản lý, tăng cường phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên sao cho phù hợp với sựn đổi mới kinh doanh trong cơ chế thị trường .

Thực hiện linh hoạt các chính sách về lương, thưởng, kỷ luật trong sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: Hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam ppt (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)