PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang angimex.pdf (Trang 67 - 71)

Bảng 9: TỔNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6t 09/10

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1.Giá vốn hàng bán 1.291,56 1.822,94 1.956,61 1.005,15 953,16 531,38 41,14 133,67 7,33 (51,99) (5,17) 2.CP tài chính 21,16 42,66 37,20 13,73 30.34 21,50 101,61 (5,46) (12,80) 16,61 120,98 3.CP bán hàng 56,96 100,96 73,48 38,92 43,89 44,00 77,25 (27,48) (27,22) 4,97 12,77 4.CP quản lý DN 33,75 27,96 22,15 7,07 14,53 (5,79) (17,16) (5,81) (20,78) 7,46 105,52 5. CP khác 0,76 0,57 0,26 0.07 0,03 (0,19) (25,00) (0,31) (54,39) (0.04) (57,14) Tổng chi phí 1.404,19 1.995,09 2.089,70 1.064.94 1.041,95 509,90 42,08 94,61 4,74 (22,99) (2,16)

Nhìn vào bản trên, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Do công ty kinh doanh lƣơng thực, xe máy, phân bón thuốc trừ sâu nên lƣợng vốn bỏ ra để mua hàng hóa là khá lớn. Tiếp theo đó là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Năm 2008 tổng chi phí đạt 1995,09 tỷ, tăng 42,08% so với năm 2007. Chi phí khác chiếm một phẩn nhỏ. Tổng chi phí biến động không đều qua 3 năm 2007,2008, 2009. Tổng chi phí tăng nhanh vào năm 2008 và tiếp tục tăng vào năm 2009. Tổng chi phí tăng nhƣ vậy là do chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ lớn và tăng mạnh. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nên ảnh hƣởng không nhiều đến tổng chi phí nhƣ chi phí giá vốn hàng bán. Chi phí khác chiếm một phần rất nhỏ nên nó ảnh hƣởng rất ít đến tổng chi phí.

Trong năm 2008, giá đầu vào của lƣơng thực tăng, xe máy tăng nhẹ, còn phân bón cũng tăng cao làm cho giá vốn hàng bán tăng rất nhiều so với năm 2007. Đến năm 2009, giá lúa đầu vào cũng còn cao, có khi giá lúa trong nƣớc cao hơn cả Thái Lan, giá phân bón tiếp tục tăng khiến cho giá vốn hàng bán của năm 2009 tăng mạnh. Sang 6 tháng đầu năm 2010, do công ty tìm đƣợc nguồn nguyên liệu đầu vào giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2009. Giá lúa ổn định, không tăng cao, giá vốn xe máy tăng chậm, ít mua phân bón và thuốc trừ sâu nên giá vốn hàng bán giảm.

Chi phí tài chính trong năm 2008 tăng 21,50 tỷ so với năm 2007. Chi phí tài chính vào năm 2008 và giảm nhẹ vào năm 2009. Đến 6 tháng 2010, chi phí tài chính của công ty vẫn tăng hơn so với 6 tháng năm 2009. Trong chi phí tài chính, chi phí lãy vay chiếm một phần lớn, khoảng 80%. Do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh nên mở rộng quy mô vay vốn. Từ đó, công ty vay nhiều hơn, trả chi phí lãi tăng làm chi phí tài chính tăng qua các năm.

Chi phí bán hàng trong năm 2008 tăng 44,00% so với năm 2007. Vì sang năm 2008 công ty mở rộng thị trƣờng kinh doanh nên cần nhiều chi phí cho việc trả lƣơng cho nhân viên, dụng cụ , trang phục để phục vụ bán hàng, tìm hiểu thị trƣờng, quảng cáo nhằm nâng cao tốc độ tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, chi phí tăng nhƣng doanh thu cũng tăng nhanh. Do đó, lợi nhuận trong năm 2008 cũng tăng rất nhiều so với năm 2007. Chi phí bán hàng năm 2009 giảm 27,22% so với năm 2008, do trong năm 2008, khách hàng đã biết thêm về các loại hàng hóa của công

ty qua việc quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm, trong năm nay việc chi phí cho quảng bá thƣơng hiệu giảm và rất ít mua các dụng cụ bán hàng do công ty đã mua từ năm trƣớc. Bên cạnh đó, do số lƣợng nhân viên bán hàng đã đủ, nên công ty không thu thêm nhiều nhân viên mới. Ngoài ra, nhân viên bán hàng là do các sinh viên của trƣờng đại học, cao đẳng, họ nghỉ nhiều và không tuyển nhân viên mới nên chi phí bán hàng giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2010, chi phí bán hàng tăng 12,77% do công ty muốn đẩy mạnh phát triển thị trƣờng nội địa, mở rộng thêm các cửa hàng bán gạo nên thuê thêm nhân viên bán hàng, tiếp thị để bán đƣợc nhiều hàng hóa nên làm chi phí bán hàng tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2009.

Chí phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 giảm 17,16% so với năm 2007, do trong năm 2008 công ty có nhiều thay đổi trong cơ cấu quản lý, tổ chức bộ máy. Công ty cho thôi việc 11 lao động vì nhân viên đến tuổi về hƣu. Tiếp đến năm 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục giảm do một số cô chú cán bộ đã đến tuổi về hƣu và nghỉ việc. Trong năm 2009, công ty đã kiểm tra lại trình độ nghiệp vụ của nhân viên, một số nhân viên không đủ tiêu chuẩn đã đƣợc cho về hƣu sớm. Cho nên phí phí để trả lƣơng cho nhân viên đƣợc giảm bớt. Do một số cô chú về hƣu nên công ty phải tuyển thêm nhân viên mới để công việc đƣợc thực hiện nhanh chóng. Do đó phải chi thêm lƣơng cho nhân viên mới và chi cho viêc đào tạo cho nhân viên học các khóa học nghiệp vụ, chuyên môn. Vì vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2010 tăng 105,67% so với 6 tháng năm 2009.

Trong năm 2008, tổng chi phí tăng cao, tăng 42,08% so với năm 2007. Năm 2008, tổng chi phí tăng, giá vốn hàng bán tăng do chí phí đầu vào quá cao, giá lúa gạo tăng mạnh. Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm. Nhƣng nó chỉ giảm một lƣợng nhỏ vì vậy làm cho tổng chi phí năm 2008 tăng. Chi phí doanh nghiệp bỏ ra cao để mua hàng hóa và quản lý để hàng hóa đƣợc tiêu thụ tốt. Hàng hóa bán ra đƣợc nhiều làm tăng doanh thu, lợi nhuận tăng cao nên chi phí bỏ ra nhƣ vậy là hợp lý. Sang năm 2009, tổng chi phí tăng 4,74% so với năm 2008 do chi phí đầu vào còn cao. Đến 6 tháng đầu năm 2010, tổng chi phí giảm 22,99 tỷ, giảm 2,16% so với 6 tháng đầu năm 2009. Trong đó giá vốn hàng bán giảm 5,17% chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2010. Chi

phí hàng bán chiếm cao nên việc tăng hay giảm của nó đều có ảnh hƣởng lớn đến tổng chi phí. Trong 6 tháng 2010 giá lúa trên thị trƣờng bình ổn trở lại, công ty ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân nên nguyên vật liệu đầu vào ổn định về sản lƣợng và giá. Việc giảm chi phí một cách hợp lý là một phần làm tăng lợi nhuận cho công ty nên điều này đang tiếp tục đƣợc thực hiện.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu an giang angimex.pdf (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)