4.3.1 Phân tích lợi nhuận thực hiện từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010.
Bảng 10 : LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán công ty xuất nhập khẩu An Giang )
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 6 T 2010/ 6T 2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Lợi nhuận từ HĐKD 18,40 272,56 74,81 34,63 76,10 254,16 1.381,30 (197,75) (72,55) 41,47 199,75
+ Lợi nhuận bán hàng CCDV 16,95 243,30 (25,87) 20,25 50,50 226,35 1.335,40 (269,17) (110,63) 30,25 149,38
+ Lợi nhuận tài chính 1,45 29,26 100,68 14,38 25,60 27,81 1.917,93 71,42 244,09 11,22 78,03
Lợi nhuận khác 2,76 0,85 14,98 14,72 0,25 (1,19) (69,20) 14,13 1.662,35 (14,47) (98,30)
Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 21,16 273,41 89,79 49,35 76,35 252,25 1192,11 (183,63) (67,16) 27,00 54,71
Chi phí thuế TNDN hiện hành 5,98 76,24 15,30 11,80 20,17 70,26 1174,92 (60,94) (79,93) 8,73 70,93
Lợi nhuận của công ty bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bao gồm lợi nhuận bán hàng cung cấp dịch vụ và lợi nhuận tài chính. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm khoảng 70% tổng lợi nhuận. Do hoạt động của công ty là kinh doanh hàng hóa xuất khẩu và một phần cung cấp cho thị trƣờng nội địa. Trong năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao. Do đó, lợi nhuận của công ty tăng hay giảm phụ thuộc vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua 3 năm tăng không đều nhau: tăng cao vào năm 2008 và giảm mạnh vào năm 2009. Lợi nhuận cao nhất vào năm 2008, giảm mạnh vào năm 2009 và tăng trong 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng 2009. Cụ thể:
- Năm 2008, tổng lợi nhuận của công ty đạt 273,41 tỷ đồng, tăng 252,25 tỷ đồng, tăng rất mạnh, khoảng 13 lần đạt 1192,11% so với năm 2007.
- Năm 2009, tổng lợi nhuận đạt 89,79 tỷ đồng , giảm 122,28 tỷ đồng, giảm 67,16% so với năm 2008.
- Trong 6 tháng đầu năm 2010, tổng lợi nhuận đạt 76,35 tỷ tăng 27 tỷ, tăng gấp đôi (54,71% ) so với 6 tháng đầu năm 2009.
Do lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nên sự thay đổi của nó ảnh hƣởng lớn đến tổng lợi nhuận của công ty. Cụ thể:
Lợi nhuận của công ty tăng mạnh vào năm 2008 là do sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trƣờng đƣợc mở rộng, công ty tận dụng tốt cơ hội đó để phát triển thị trƣờng nên sản phẩm của công ty đƣợc xuất khẩu nhiều hơn. Bên cạnh đó giá của lƣơng thực tăng cao nên doanh thu từ đó tăng. Chi phí cũng tăng để thúc đẩy việc mua hàng hóa, đẩy mạnh việc bán hàng. Tuy chi phí tăng nhƣng doanh thu cũng tăng rất cao làm lợi nhuận tăng cao.
Lợi nhuận của năm 2009 giảm mạnh do tổng doanh thu năm 2009 giảm 3,92% nhƣng tổng chi phí lại tăng đến 4,74%. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trƣởng âm do lợi nhuận gộp thu về nhỏ hơn tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nguyên nhân đó là do công ty bị ảnh hƣởng của sự suy thoái kinh tế thế giới, ngƣời dân thắt chặc chi tiêu. Thị trƣờng xuất khẩu cũng nhƣ thị trƣờng trong nƣớc bị thu hẹp giá hàng hóa bán ra không còn cao nhƣ năm 2008 làm doanh thu bị giảm mạnh. Trong khi đó, chi phí đầu vào của
năm 2009 lại tăng cao hơn so với năm 2008 dẫn đến lợi nhuận giảm theo. Nhƣng lợi nhuận tài chính tăng mạnh do doanh thu tài chính tăng cao nhƣng chi phí tài chính thấp. Công ty đã chọn các công ty hoạt động tốt để đầu tƣ nên làm doanh thu tài chính tăng mạnh. Góp phần cho việc tăng lợi nhuận. Nhƣng lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh nên nhìn chung trong năm 2009 tổng lợi nhuận của công ty giảm so với năm 2008.
Bƣớc sang giai đoạn năm 2010, tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc dần dần ổn định từ đó thị trƣờng xuất khẩu và thị trƣờng trong nƣớc đƣợc cải thiện hơn. Chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Doanh thu tăng bên cạnh đó công ty có kế hoạch tiết kiệm chi phí hợp lý dẫn đến lợi nhuận tăng gần gấp đôi so với 6 tháng đầu năm 2009.
Bên cạnh đó, lợi nhuận tài chính cũng đang tăng dần qua các năm góp phần làm cho tổng lợi nhuận của công ty tăng. Lợi nhuận tài chính tăng là do công ty đã biết cách nắm bắt đƣợc tình hình kinh tế và đầu tƣ có hiệu quả. Diễn biến của tỷ giá hối đoái trong năm 2008 và 2009 diễn biến tăng giảm khá phức tạp nhƣng nhìn chung giá USD tăng, các chứng khoán mà công ty đang nắm giữ có khả năng sinh lời cao nên làm cho doanh thu tài chính tăng.
Lợi nhuận sau thuế bằng lợi nhuận trƣớc thuế nhân cho thuế suất thuế doanh nghiệp. Vì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của tỉnh An Giang có giảm nhƣng chỉ giảm nhẹ nên không ảnh hƣởng nhiều đến sự tăng giảm của lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty tăng hay giảm phụ thuộc vào lợi nhuận trƣớc thuế. Do lợi nhuận trƣớc thuế tăng không đều nhau qua các năm cao nhất vào năm 2008 nên lợi nhuận sau thuế cũng tăng không đều nhau qua các năm và cao nhất là vào năm 2008.
4.3.2 Phân tích lợi nhuận theo kỳ kế hoạch
Hình 7: Lợi nhuận trƣớc thuế của công ty so với kỳ kế hoạch qua 3 năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010
(Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán công ty xuất nhập khẩu An Giang )
Lợi nhuận của công ty qua các năm đều hoàn thành và vƣợt chỉ tiêu. Cụ thể: năm 2007 lợi nhuận đạt đƣợc 137,85%. Năm 2008 chỉ tiêu đề ra là 50 tỉ hơn năm 2007 là 3,3 lần nhƣng công ty vẫn hoàn thành chỉ tiêu đến 546,82% do doanh thu tăng cao. Sang năm 2009, kế hoạch đề ra là 55 tỷ vì dự đoán đƣợc sẽ bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính và vẫn hoàn thành so với kế hoạch. Trong 6 tháng năm 2010, kế hoạch đề ra là 30 tỷ, công ty đã thực hiện đƣợc 76,34 tỷ, hoàn thành 254,50% so với kế hoạch.
Lợi nhuận của công ty qua 3 năm đều hoàn thành cao so với kế hoạch đề ra do công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ, khả năng phân tích, đánh giá thị trƣờng tốt. Ngoài ra, công ty luôn nghiên cứu, cải tiến chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng và chất lƣợng đƣợc ngƣời tiêu dùng tin tƣởng hơn và lựa chọn. Bên cạnh đó, công ty còn có những biện pháp và cách thức quản lý đƣợc chi phí một cách hợp lý. Chi phí tuy có tăng nhƣng doanh thu thu về là rất cao. Chính vì thế mà lợi nhuận của công ty đều đạt so với kế hoạch. Tỷ
đồng
4.4. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Sau khi phân tích các tỷ số hoạt động tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang Angimex, các tỷ số tài chính này đƣợc so sánh với tỷ số tài chính của ngành để thấy đƣợc hiệu quả hoạt động của công ty. Do khi tham khảo ở trang web : www.vinacorp.vn thì các công ty cùng nhóm ngành với ANGIMEX là DOCIMEXCO, TH1 (CTCP XNK TỔNG HỢP 1 VIỆT NAM), CMV (CTCP THƢƠNG NGHIỆP CÀ MAU). Trong đó, CMV (CTCP THƢƠNG NGHIỆP CÀ MAU) thuộc nhóm ngành thƣơng mại trong trang web:
www.cophieu68.com.
Vì theo trang web : www.cophieu68.com
+ Ngành Chế biến thực phẩm gồm các công ty nhƣ : Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long, Công ty CP XNK Sa Giang ( chế biến xuất khẩu bánh phồng tôm, chả lụa, pate, giò thủ,…
+ Ngành Hàng tiêu dùng gồm các công ty nhƣ : CTCP Tập đoàn Ma San ( lĩnh vực hoạt động là chế biến thực phẩm nhƣ nƣớc tƣơng Chinsu , xây dựng, khai thác khoáng sản, in bao bì).
+ Ngành Sản phẩm nông nghiệp gồm các công ty nhƣ : Công ty cà phê An Giang(Sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu cà phê, sản phẩm nhựa, sản phẩm từ gỗ; Cho thuê kho, bãi; Vận tải hàng hóa đƣờng bộ bằng xe tảu nội tỉnh, liên tỉnh), CÔNG TY CP NÔNG LÂM SẢN THỰC PHẨM YÊN BÁI ( Chế biến, gia công, kinh doanh lâm sản. Chế biến, gia công, kinh doanh nông sản thực phẩm., Kinh doanh xuất nhập khẩu phụ tùng, vật tƣ, thiết bị, hàng hoá tổng hợp,Kinh doanh dịch vụ du lịch, thƣơng mại tổng hợp, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng), CÔNG TY CHẾ BIẾN HÀNG XK LONG AN ( công ty kinh doanh các sản phẩm từ nhân hạt điều và tôm đông lạnh xuất khẩu. ) , Công ty Cổ phần Lƣơng thực Thực phẩm Safoco (Hiện nay công ty đang sản xuất 4 nhóm sản phẩm chính: Mì; Nui; Bún và Bánh tráng. Trong đó sản phẩm Mì là sản phẩm chủ lực của công ty)
Còn các ngành còn lại (bao bì, bất động sản, nội thất, phụ tùng ô tô,….) không phù hợp để so sánh các tỷ số tài chính với công ty Angimex .
Còn trong ngành Thƣơng mại có công ty Công ty Cổ Phần Thƣơng nghiệp Cà Mau ( kinh doanh: hàng thực phẩm Công nghệ, hàng nhiên liệu (Xăng, dầu),
hàng nông sản, hàng thủy hải sản thực phẩm, hàng vật liệu xây dựng, kim khí điện máy, xe gắn máy), Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh (sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, hàng da,cao su, lƣơng thực thực phẩm, thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng, các loại nguyên liệu và các sản phẩm khác .)
Bên cạnh đó, Công ty Cổ Phần Thƣơng nghiệp Cà Mau với mã chứng khoáng CMV là công ty cùng ngành với ANGIMEX ( theo www.vinacorp.vn) .
Vì vậy, các tỷ số tài chính của công ty Angimex đƣợc so sánh với các tỷ số tài chính ngành Thƣơng mại.
4.4.1. Tỷ số thanh khoản
Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
ĐVT : lần
(Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu An Giang, [6])
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010
AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành
Tỷ số thanh toán
hiện thời 1,12 2,67 1,51 1,73 1,42 1,72 1,21 1,45 1,29 1,74
Tỷ số thanh toán
Tỷ số thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang cao nhất là 1,51 vào năm 2008. Do tổng tài sản lƣu động của công ty cao gấp 1,5 lần so với nợ ngắn hạn, nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2008 đƣợc bảo đảm bằng 1,51 đồng tài sản lƣu động . Nhìn chung, các tỷ số thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản lƣu động của công ty đảm bảo đủ trả nợ ngắn hạn. Vì vậy, công ty có đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty đều nhỏ hơn tỷ số thanh toán hiện thời của ngành nhƣng không thấp hơn nhiều. Tuy công ty có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn tuy nhiên công ty cũng cần xem xét và điều chỉnh các khoản nợ ngắn hạn lại thấp hơn để có tỷ số thanh toán hiện thời tốt hơn, để tỷ số thanh toán hiên thời của công ty có thể tƣơng đƣơng với tỷ số thanh toán hiện thời của ngành.
Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh cao nhất là 1,28 vào năm 2008. Nếu một công ty có hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, nó sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn. Nhƣ vậy, trong năm 2007 và 2009 tỷ số thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn 1 và nhỏ hơn khoảng 0,5 lần so với tỷ số thanh toán hiện thời. Điều này chứng tỏ năm 2007 và năm 2009 khả năng thanh toán của công ty phụ thuộc rất nhiều vào hàng tồn kho. Tỷ số thanh toán nhanh của công ty vào năm 2008 và 6 tháng 2010 đều lớn hơn 1 và cùng gần bằng với tỷ số thanh toán hiện thời nên công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải thanh toán hàng tồn kho.
Hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán hiện hành năm 2009 giảm so với năm 2008 và nhỏ hơn 1 do năm 2009 là năm có nhiều chính sách hỗ trợ từ chính phủ nhƣ: lãi suất giảm, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 09 tháng… Điều này làm cho nợ ngắn hạn của công ty tăng dẫn đến các hệ số thanh toán giảm.
Tỷ số thanh toán nhanh của công ty vào năm 2008, 6 tháng đầu năm 2010 cao hơn tỷ số thanh toán nhanh của ngành. Cho thấy trong giai đoạn này khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty tốt. Tuy nhiên tỷ số này vào năm
2007 nhỏ hơn tỷ số thanh toán nhanh của ngành tới 1,14 lần và năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh của công ty nhỏ hơn tỷ số thanh toán nhanh của ngành là 0,12 lần. Trong giai đoạn này do công ty mua nhiều hàng hóa để dự trữ làm giá trị hàng tồn kho của công ty tăng lên nên giảm khả năng thanh toán.
4.4.2. Tỷ số hiệu quả hoạt động
Bảng 12 : CÁC TỶ SỐ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010
AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho vòng 16,39 - 20,64 - 10,52 - 10,56 - 5,02 -
Kỳ thu tiền bình quân ngày 13,33 - 9,24 - 20,86 - 63,25 - 45,94 -
Vòng quay tài sản cố định vòng 27,04 - 42,14 - 39,25 - 19,18 - 19,91 -
Vòng quay tổng tài sản vòng 6,69 0,74 4,95 1,42 2,50 0,76 1,08 0,36 1,11 0,27
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho vào năm 2007, 2008 và năm 2009 biến động không đều và biến động ở mức cao. Nếu tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao thì điều này mang tính tích cực vì hàng hóa đƣợc giải phóng nhanh, công ty bán đƣợc hàng hóa nhiều hơn qua các năm. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của công ty Angimex tăng cao vào năm 2008 so với năm 2007 cho thấy hàng hóa của công ty trong giai đoạn này đƣợc bán nhanh. Tuy nhiên, tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 giảm mạnh do hàng tồn kho cuối kỳ tăng khoảng 31,3 lần so với đầu kỳ làm cho hàng tồn kho bình quân tăng nên tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm. Tồn kho cuối kỳ tăng do trong năm công ty thu mua nhiều nguyên liệu, hàng hóa nhƣng bán ra chậm, một phần mua nhiều nguyên liệu để năm sau bán, thêm vào đó hàng tồn kho qua những năm trƣớc dồn lại nên hàng tồn kho bình quân trong năm 2009 tăng. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của 6 tháng đầu năm 2010 cũng giảm mạnh. Hàng tồn kho vào ngày 30/6/2010 giảm 34,21% so với đầu kỳ, hàng hóa trong kho đã đƣợc giải phóng nhiều nhƣng tồn kho đầu kỳ còn cao nên tồn kho bình quân ở tỷ số cao làm cho tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Chỉ số này tăng cao vào năm 2009, do đây là năm ảnh hƣởng của cuộc suy thoái kinh tế, công ty áp dụng chính sách hàng bán trả chậm để thu hút khách hàng nhiều hơn, tạo điều kiện cho ngƣời dân có thể tiếp cận đến các sản phẩm của công ty nên tốn nhiều thời gian thu hồi vốn. Trong 6 tháng đầu năm 2010, công ty vẫn còn áp dụng chính sách đó nên kỳ thu tiền bình quân vẫn còn cao.
Vòng quay tài sản cố định