Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing cho các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận Chiến lược Marketing của các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010.doc (Trang 57 - 71)

HƠI TẠI VIỆT NAM

3.2Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing cho các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Việt Nam

riêng phải ngày càng năng động hơn, sử dụng các biện pháp mạnh hơn để dành chiến thắng và trên tất cả là quyền lợi người tiêu dùng được cải thiện một cách rõ rệt.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing cho các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Việt Nam xuất xe hơi tại Việt Nam

3.2.1 Giải pháp vĩ mô

3.2.1.1 Giải pháp về khung pháp lý

Khung khổ pháp lý có ổn định, hoàn chỉnh và có hiệu lực thi hành thì mới tạo điều kiện thuận lợi, công bằng và những cơ sở pháp lý cho cho các đơn vị trong ngành phát triển lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Khung khổ pháp lý của Việt Nam thời gian gần đây đã có được những bước tiến quan trọng song vẫn còn nhiều bất cập như chưa đầy đủ, chưa thông thoáng, rõ ràng, nhất quán và đặc biệt là còn chưa phù hợp với nhiều quy định quốc tế, gây khó khăn không nhỏ cho việc áp dụng và cho quá trình hội nhập. Bởi vậy, Nhà nước cần nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để đồng bộ hóa hệ thống pháp luật kinh doanh theo hướng thích nghi dần với những “luật chơi chung” của cộng đồng quốc tế. Đồng thời hiệu lực của các cơ quan hành pháp, tư pháp, đặc biệt là tòa án và trọng tài cần được tăng cường để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Cụ thể các hãng xe hơi trong nước, Nhà nước nên có một số những ưu đãi như sau: - Nhà nước cần có chính sách thuế ưu đãi cho dòng xe ôtô chiến lược của

(14/12/2009) dòng xe chiến lược của Việt Nam là xe 6-9 chỗ. Qua đó nâng tỷ lệ nội địa hóa ô tô, và đặt mục tiêu sản lượng 100.000 xe/năm.

- Xây dựng các chính sách nhằm đơn giản hoá các thủ tục hải quan, các qui định hay chính sách về xuất nhập khẩu xe hơi cũng như các linh kiện xe hơi.

- Nhà nước phải kiểm soát và điều tiết thị trường xe hơi thông qua điều tiết cung cầu, giá cả thị trường để một mặt bảo đảm lợi ích của khách hàng, mặt khác đẩy mạnh sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh về chất lượng và tiếp thị.

- Cần có những chính sách khuyến khích cạnh tranh công bằng giữa các hãng xe hơi.

3.3.1.2 Giải pháp về chính sách tài chính

Trong giai đoạn hiện nay tình hình cạnh tranh ngày càng khó khăn, phức tạp thì việc nắm bắt cơ hội trong kinh doanh là rất quan trọng. Đó là một trong những điều tạo nên thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiêp. Các thời cơ kinh doanh, cơ hội hấp dẫn là rất hiếm và mỗi cơ hội chỉ đến một lần, vì thế khi có cần nắm bắt ngay thì mới có thể thắng được các đối thủ. Nếu doanh nghiệp không có đủ vốn phục vụ cho thương vụ kinh doanh đó thì cơ hội sẽ bị bỏ lỡ, các doanh nghiệp khác sẽ chiếm lấy. Do vậy để giúp các hãng sản xuất xe hơi tại Việt Nam có được những thuận lợi trong kinh doanh cần có sự trợ giúp thông qua các chính sách tín dụng của Nhà nước như:

- Theo dõi sát sao tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với ngoại tệ để kịp thời chỉ đạo các phương án điều chỉnh tỷ giá, lãi suất, vừa đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia, vừa có lợi cho doanh nghiêp tham gia vào thị trường quốc tế nói chung.

- Ưu tiên tạo nguồn vốn, vay vốn, chính sách tín dụng cho các hãng xe nội địa.

3.2.2 Giải pháp vi mô

3.2.2.1 Giải pháp về chất lượng và sản phẩm

Để tăng chất lượng và sản phẩm, theo đó tăng hiệu quả của các chiến lược marketing, các hãng xe hơi nội địa:

- Phải luôn đánh giá chất lượng sản phẩm cung cấp hiện có qua tham khảo ý kiến đánh giá của khách hàng.

- Đưa ra các quyết định đối với sản phẩm, cần phân tích nhu cầu của khách hàng trên cả ba cấp độ về phần cốt lõi của sản phẩm, phần cụ thể của sản phẩm, sản phẩm bổ sung.

Bên cạnh việc nâng cấp hệ thống cung cấp dịch vụ, các hãng xe còn cần phải có những biện pháp liên quan đến cả kỹ thuật và cả con người nhằm khắc phục những yếu điểm còn tồn tại như những lỗi về lắp ráp, lỗi kỹ thuật…nhằm mục đích đem lại sản phẩm tốt nhất đến cho khách hàng, bên cạnh đó còn củng cố lòng tin của khách hàng, mang lại cảm giác an toàn cho họ khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, các hãng xe hơi nội địa cần tranh thủ khoa học – công nghệ tiên tiến trên thế giới, không ngững nghiên cứu để đưa ra những mẫu xe mới, thiết kế phù hợp với văn hóa Việt; thêm vào đó tìm những nguồn nhiên liệu “sạch” cho xe hơi, nhằm đảm bào tối thiểu lượng khí thải độc hại ra môi trường sống của cộng đồng cũng là một nhiệm vụ lớn đối với ngành công nghiệp ô tô thế giới nói chung và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng (các hãng xe hầu hết đã tìm kiếm được nguồn năng lượng that thế cho xăng và dầu như pin chạy băng năng lượng mặt trời, điện, biogas, ga khí dầu mỏ hóa lỏng LPG và khí thiên nhiên nén CNG…). Tình hình giá xăng dầu trên thế giới đang ngày càng leo thang một cách khó lường, do vậy việc nghiên cứu và cho ra đời một chiếc xe hơi tiets kiệm nhiên liệu cũng là ưu tiên hàng đầu đối với các hãng sản xuất xe hơi.

3.2.2.2 Giải pháp về xúc tiến thương mại

Ngoài việc xây dựng một hệ thống đại lý tiêu chuẩn 3S, thành lập cơ sỏ bảo dưỡng và sửa chữa xe hơi, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao, có một đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình, các xe hơi cần chú trọng đến tư vấn kĩ thuật trực tuyến cho các khách hàng của mình.

Mỗi người mua xe đều ý thức được những rủi ro mà họ sẽ có thể gặp với chiếc xe của mình khi tham gia giao thông, những lỗi mà chính bản thân họ nếu có kinh nghiệm thì cũng hoàn toàn có khả năng khắc phục mà không cần mất thời gian để gọi điện hỏi hay đợi sự trợ giúp từ đội kỹ thuật của hãng xe. Do vậy khi sở hữu một chiếc xe, người ta luôn muốn tích lũy kinh nghiệm lái xe và khắc phục sự cố

trên đường. Hiện nay có rất nhiều trang web chủ đề ô tô xe máy, trên đó có những diễn đàn để mọi thành viên có cơ hội hỏi những thắc mắc, chia sẻ những kinh nghiệm về xe, giá cả và cách lái xe, đó thực sự là một địa điểm tuyệt vời để người lái tham khảo, học hỏi lẫn nhau, có thể kể đến các diễn đàn có lượng thành viên đông đảo như: otofun.com.vn; otofun.net; denmexe.net; oto1000.com; vietnamcar.com…

Thế mạnh của các hãng sản xuất xe hơi là hầu hết họ đã có trang web riêng của mình (như đã kể ở trên). Việc cần làm là lập một forum, có ban quản trị điều hành, các cộng tác viên, và đội ngũ kĩ thuật tư vấn. Các lợi ích có thể mang lại:

- Củng cố niềm tin của khách hàng qua việc tư vấn cho khách hàng những kiến thức đúng nhất về xe hơi.

- Gián tiếp quảng bá hình ảnh công ty tư vấn cho khách hàng về sản phẩm mà họ đang quan tâm.

- Thăm dò được ý kiến khách hàng thông qua những phản hồi – comments của họ trên diễn đàn.

- Chi phí thành lập và quản lý là không đáng kể.

3.2.2.3 Giải pháp về marketing trực tuyến

Có rất nhiều công cụ quảng bá khác nhau trên Internet mà các hãng xe hơi có thể lựa chọn. Nhưng làm thế nào để các công cụ phát huy hiệu quả thể hiện ở việc lôi kéo được nhiều khách hàng mục tiêu đến với chiến dịch là câu hỏi mà không phải những người làm marketing nào cũng có thể trả lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, Blogging - Tận dụng sức mạnh của quyền lực thứ năm

Ra đời sau báo hình, báo in, báo tiếng, báo điện tử nhưng blog đang nhanh chóng vươn lên trở thành quyền lực thứ năm trong giới truyền thông.

Blogging - gắn thương hiệu với “hot“ blogger: Sử dụng “hot” blogger để quảng bá sản phẩm hay đánh bóng tên tuổi của một thương hiệu đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng ba năm nay, cùng với sự phát triển của Yahoo!360. Người tiêu dùng thường tin những người họ quen biết hay những tên tuổi lớn trong thế giới blog (hot blogger) hơn là những quảng cáo trên báo hay tivi. Blogging là một hình thức quảng bá có mức độ tin cậy cao, một dạng marketing truyền miệng online. Doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu nhờ tính cộng đồng của blog, tạo độ phủ

cũng như sức lan tỏa mạnh mẽ vì blogger là những người năng động và rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng… Và có thể nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

“Công thức” truyền miệng hiệu quả trên blog: sử dụng đúng cách thì tạo ra hiệu quả, ngược lại có thể phản tác dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của doanh nghiệp.

1. Chọn đúng “những người có ảnh hưởng” (Influencer): Đây là phần quan trọng nhất của toàn chiến dịch liên quan đến việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy theo quy mô, đặc tính sản phẩm, thông điệp mà có thể chọn nhiều dạng blogger khác nhau, có thể nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, hoặc có thể là ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trong một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, tất cả những người này đều phải có liên quan đến thương hiệu, thông điệp sản phẩm và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng blogger mà nhãn hàng đang hướng tới. Tầm ảnh hưởng của blogger được xác định dựa trên chất lượng bài viết, số lượng lời bình và danh sách bạn bè của họ.

2. Truyền đạt tinh thần của sản phẩm, thông điệp: Chỉ khi cảm nhận được cái “hồn” và thông điệp của sản phẩm, thì các blogger mới có thể giới thiệu một cách rõ ràng, cuốn hút và tự nhiên. Vì thế, hãy phân tích cho họ hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm, nhất là các điểm mạnh, khuyến khích họ đối thoại, chất vấn và trải nghiệm để yêu thích sản phẩm thật sự và trở thành “đại sứ” của thương hiệu, chứ không đơn thuần là một người đưa tin.

3. Kiểm soát chất lượng của bài viết: Doanh nghiệp hay các công ty Quảng cáo không thể viết thay cho blogger vì sẽ làm mất tính tự nhiên và làm giảm sức hấp dẫn của blog. Thay vào đó, hãy đảm bảo quyền lợi của nhãn hàng bằng cách đánh giá và chỉnh sửa những đại ý mà blogger đưa ra trước khi viết. Sau khi thống nhất, để cho họ tự do thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách của mình trên cơ sở khuyến khích người khác nghĩ tốt về sản phẩm.

4. Kết hợp với các công cụ online khác: Quảng bá bằng blog nên kết hợp với các công cụ online mang tính cộng đồng và tương tác cao như chat, diễn đàn, mạng xã hội… để tạo độ phủ và gia tăng sức ảnh hưởng của chiến dịch.

5. Thu nhận và đánh giá phản hồi: Các công ty nên có những đánh giá định kỳ về phản hồi của người tiêu dùng qua những suy nghĩ, ý kiến trên diễn đàn, chat, lời

bình trên blog, mạng xã hội… do các hot blogger báo cáo về để có những điều chỉnh thích hợp.

6. Duy trì mối quan hệ với blogger: Các hot blogger, những người đã có cơ hội trải nghiệm với sản phẩm và gắn bó với bạn trong một thời gian có thể sẽ tiếp tục ủng hộ bạn trong các lần tung sản phẩm hoặc chiến dịch khác. Trong mỗi sự kiện liên quan đến thương hiệu, bên cạnh danh sách khách mời báo chí, đừng quên gửi thiệp mời cho những hot blogger có sức ảnh hưởng tới thương hiệu. Hãy xây dựng mối quan hệ và giữ liên lạc với họ để triển khai các chiến dịch tiếp theo.

Các trang blog, mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam gồm: Yahoo360!, Facebook, Zingme…

Thứ hai, Brand widget - sức mạnh công nghệ và sự sáng tạo

Quảng bá thương hiệu bằng widget: Widget là một mẩu (box) nội dung di động có mã số có thể được cài đặt và hoạt động trong bất kỳ đoạn mã HTML riêng lẻ trên trang web, trang chủ cá nhân, màn hình vi tính, blog hoặc mạng xã hội của người sử dụng cuối mà không cần biên dịch. Widget thường tồn tại dưới dạng DHTML, JavaScript, hoặc Adobe Flash và làm việc như một chương trình hoặc ứng dụng mini. Widget thường bao gồm tin tức, thời tiết, đồng hồ, game...

Quảng bá thương hiệu bằng widget là cách tạo ra một chương trình có những ứng dụng hữu ích liên quan đến sản phẩm, thương hiệu để thu hút người sử dụng tải về máy tính, trang Web, blog, mạng xã hội… Widget nhận được sự tin tưởng rất cao của người dùng Internet vì nó được chính họ lựa chọn và chủ động tải về, công cụ này cũng tạo sự tương tác thường xuyên với khách hàng khi hiện trên màn hình máy tính của họ mỗi ngày và có sức lan tỏa lớn vì có thể được chia sẻ với nhiều người.

Bí quyết tạo một widget hiệu quả: Để đạt được hiệu quả, những widget quảng bá thương hiệu phải lôi kéo được nhiều người dùng sử dụng thường xuyên, có những ứng dụng phổ biến và nhất là đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Muốn vậy, những người làm marketing cần lưu ý:

1. Đem lại giá trị cho người dùng: Widget phải có những yếu tố giải trí (game, đố vui, những đoạn quảng cáo phim...), gia tăng sức ảnh hưởng của người sử dụng với cộng đồng qua việc để họ thể hiện bản thân theo những cách mới lạ như cá nhân hóa

các slide, nâng cấp chủ đề tin nhắn, tạo playlist trong MP3… đồng thời phải thường xuyên tăng thêm những đặc điểm mới để lôi cuốn người dùng quay trở lại.

2. Đơn giản, tập trung và có liên quan: Bạn cần tạo ra một vài ứng dụng chính làm nổi bật thông điệp mà vẫn có đủ sức thu hút chỉ với vài cú click chuột.

3. Gia nhập vào những trang web quyền lực: Các mạng xã hội như MySpace hay Facebook đều có chính sách mở các platform cho những nhà phát triển widget. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để quảng bá thương hiệu với các thành viên trong mạng xã hội và bạn bè của họ qua việc cho phép người dùng dễ dàng tương tác và chia sẻ nội dung.

4. Tối ưu hóa mức độ sử dụng: Những widget được cài đặt đều gửi về một file có mã số riêng, vì thế có thể nhanh chóng nhận được phản hồi và phát triển nội dung theo nhu cầu của người dùng. Bạn cũng có thể linh động trong việc điều chỉnh ngân sách và chiến lược để trở thành kênh quảng bá tốt nhất.

5. Lên kế hoạch cho những chiến dịch tiếp theo: Khi chiến dịch kết thúc, thay vì bỏ mặc nội dung gốc của một widget, bạn có thể duy trì cho một chiến dịch tiếp theo bằng cách tạo ra nội dung mới dựa trên phản hồi của người dùng.

6. Bắt kịp hành vi của người sử dụng: Xu hướng trong giao tiếp và tự thể hiện của cộng đồng mạng đang có nhiều thay đổi như gửi tin nhắn nhiều ... Do hơn email và các tin nhắn xuất phát từ profile trong mạng xã hội đó, bạn phải tạo ra các widget phù hợp với những hành vi mới của người dùng để tăng tính cạnh tranh. Các thương hiệu thất bại trong việc tương tác với người dùng có thể là do không tạo mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn, hoặc để cho các đối thủ cạnh tranh có được mối quan hệ với họ.

Thứ ba, Email marketing - khó nhưng không phải là không thể

38% số người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi 18-30 có sử dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận Chiến lược Marketing của các tập đoàn sản xuất xe hơi tại Việt Nam giai đoạn 2009-2010.doc (Trang 57 - 71)