Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường mặc dù có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của mình (trong khuôn khổ pháp luật). Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò to lớn của nhà nước trong việc định hướng chung toàn bộ nền kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu. Trên thực tế, kinh doanh nhập khẩu nhiều khi gặp phải không ít những khó khăn cần tới sự điều chỉnh chính sách vĩ mô từ phía nhà nước, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và đóng góp chung cho hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó nhà nước cần phải có những chính sách và biện pháp sau:
Chính sách thuế nhập khẩu đối với mặt hàng Nhựa đường:
Việt Nam hiên nay được xếp vào nhóm các quốc gia đang phát triển với tốc độ phát triển tương đối cao. Nước ta ngày càng thu hút được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất mà còn trên nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên cùng với tốc độ tăng trưởng cao cơ sở hạ tầng còn yếu kém
chưa theo kịp nhịp độ tăng trưởng chính là hạn chế lớn đối với việc thu hút dòng vốn ngoại đổ vào nước ta, cũng như hạn chế khả năng nội tại trong quá trinh phát triển kinh tế. Có thể khẳng định, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong thời kì hiện nay.
Với tính chất cấp thiết như trên, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ những mặt hàng là vật liệu chính cho quá trình phát triển và hoàn thiên cơ sở hạ tầng, đặc biệt đối với những mặt hàng mà Việt Nam không có khả năng sản xuất, phải nhập khẩu từ các quốc gia khác như: Nhựa đường.
Nhựa đường là vật liệu không thể thiêu trong quá trinh xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước ta, hơn thế Việt Nam lại chưa có ngành công nghiệp nhựa đường nên hầu hết lượng nhựa đường sử dụng trong các công trinh đều là nhập khẩu từ nước ngoài. Để khyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu nhựa đường nói chung và công ty TNHH Nhựa Đường PETROLIMEX nói riêng, nhà nước cần phải có chính sách thuế phù hợp.
Để khuyến khích hoạt động kinh doanh nhập khẩu nhựa đường, Nhà nước nên áp dụng mức thuế suất thấp nhất 0-5% với mặt hàng này trong thời gian tới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt trong thời kì giá nhựa đường thế giới có xu hướng biến động tăng cao như năm 2008.
Hơn thế Nhà nước nên hoàn thiên biểu thuế cho mặt hàng Nhựa đường. Biểu thuế hiện nay mặc dù chỉ rõ mức thuế của từng mặt hàng cụ thể, nhưng lại không kê khai đầy đủ được các chủng loại khác nhau. Điều này gây không ít khó khăn cho Công ty khi nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường không xác định rõ được nó nằm trong nhóm nào để tính thuế. Vì thế Nhà nước cần lựa chọn đưa ra biểu thuế đối với từng nhóm hàng chung hay xây dựng biểu thuế chi tiết với tất cả các chủng loại sản phẩm Nhựa đường.
Thực hiện quản lý ngoại tệ có hiệu quả:
Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX cũng như các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác đều phải sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. Nhưng
lượng ngoại tệ mà ngân hàng có thể cung ra thị trường cho các doanh thì lại không đáp ứng đủ nhu cầu, do dự trữ ngoại tễ của Việt Nam là khồng nhiều ( Mặc dù đã tăng đáng kể trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2009). Nên hầu hết các doanh nghiệp nói chung cũng như công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX nói riêng phải mua ngoại tệ trên thị trường tự do. Giá ngoại tệ trên thị trường tự do tương đối cao so với tỉ giá liên ngân hàng bán ra nên có thể nói Công ty đã mất một khoản tiền không nhỏ bù đắp mức giá chênh lệch nay.
Trước thực trang trên, Nhà nước cần phải có chính sách thông thoáng hơn với việc quản lí ngoại tệ. Nhà nước nên cho phép các doanh nghiệp có ngoại tệ trao đổi với nhau khi cần thiết. Điều này có nghĩa công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX có thể vay mượn hay liên kết với các doanh nghiệp khác tranh thủ nguồn ngoại tệ của họ cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Không chỉ nới lỏng chính sách quản lí ngoại tệ, Nhà nước còn cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm duy trì mức tỉ giá ổn định tránh hiên tượng tỉ giá biến động tăng liên tục (Như năm 2009) gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu như công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX.
Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính rườm rà là căn bệnh chính của nước ta, muốn có hiệu quả cao trong kinh doanh, Nhà nước cần phải đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX hoạt động tốt Nhà nước cần phải cải tiến các thủ tục nhập khẩu.
Cụ thể Nhà nước cần thiết chỉ đạo các bộ, ban ngành tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý nhập khẩu. Phải có sự liên kết giữa các bộ, ban ngành đặc biệt là trong các khâu thủ tục hành chính, tránh gây khó dễ cho Công ty. Chẳng hạn như bộ Công Thương có trách nhiêm phê duyệt các dự án của công ty phải có sự liên hệ chặt chẽ với Tổng cục Hải quan nhằm tránh gây khó khăn về mặt giấy tờ xét duyệt nhập khẩu cho công ty trong quá trình kiểm tra, giám sát và thu thuế.
Đặc biệt là ngành hải quan cần đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của mình vì đây là ngành gây nhiều phiền hà nhất cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX nói riêng.
Các chính sách hỗ trợ khác:
Song song với các giải pháp thực hiện trên, Nhà nước cũng cần thực hiện nhiều biên pháp hỗ trợ khác giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Nhà nước nên có những khoản hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường (hỗ trợ cho vay thông qua lãi suất thấp) vì hiện nay Nhựa đường được coi là mặt hàng chiến lược trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế. Các khoản hỗ trợ nhập khẩu này sẽ giúp ích rất nhiều cho Công ty đặc biệt là trong giai đoạn giá nhựa đường thế giới liên tục giảm như hiện nay.
Không chỉ có những gói hỗ trợ nhỏ cho hoạt đông nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường mà Nhà nước còn cần có chỉ đạo để Ngân hàng Thương mại cổ phần có thể đứng ra bảo lãnh cho Công ty vay những khoản tiền lớn từ các hãng sản xuất nước ngoài dưới dạng trả chậm với lãi suất ưu đãi.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Việt Nam với tư cách là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu thế giới, đang không ngừng nỗ lực cố gằng hơn nữa để xứng đáng với sự tin tưởng của các bạn bè quốc tế. Và hiện nay, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng chính là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta nhằm cụ thực hoá những nỗ lực trên.
Trước thực trang này, Nhựa đường- sản phẩm đóng vai trò là vật liệu chủ yếu cho quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang trở thành mặt hàng thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước. Vì chưa có ngành công nghiệp sản xuất Nhựa đường phát triển, nên hầu hết lượng Nhựa đường mà các doanh nghiệp cung ứng trên thị trường Việt Nam đều có được từ hoạt động nhập khẩu.
Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu Nhựa đường lớn của Việt Nam. Mặc dù, luôn dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu sản phẩm Nhựa đường trên thị trường trong nước những năm qua, tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường, Công ty đã và đang có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của mình, nhằm giúp Công ty ngày càng lớn mạnh, tăng cường uy tín của mình trên thị trường.
Với đề tài: ” Hoạt động nhập khẩu Nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường PETROLIMEX- Thực trạng và giải pháp”, em đã hiểu được những hoạt động thực tế của một qui trình kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, cách ứng dụng kiến thức mà nhà trường đã trang bị vào thực tiễn như thế nào, và với những hiểu biết ít ỏi của mình em cũng đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Nhựa đường PETROMIEX.
Chuyên đề thực tập được thực hiện trên cơ sở những kiến thức đã được học trong nhà trường, nghiên cứu thực tế hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty
TNHH Nhựa đường PETROLIMEX, sự giúp đỡ của các cô chú anh chị trong Công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS. Phan Tố Uyên.
Do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, bài viết không tránh khỏi những hạn chế, sai sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô.