0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Chuẩn bị chƣơng trình huấn luyện

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH BẰNG HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN VIỆT NAM.PDF (Trang 25 -30 )

Mô hình nhượng quyền hệ thống đòi hỏi sự thống nhất và đồng bộ trong cả hệ thống và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt đối với bên nhận quyền. Vì vậy, chương trình huấn luyện và đào tạo được xem như điều kiện bắt buộc trong các hợp đồng nhượng quyền hệ thống.

Trong quá trình chuyển nhượng có hai chương trình đào tạo và huấn luyện: Chương trình đào tạo lúc xây dựng thành lập cửa hàng ban đầu và chương trình đào tạo lúc hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định.

Chương trình đào tạo ban đầu thường được tổ chức ở cả hai nơi: trung tâm đào tạo hay một trong những cửa hàng hiện hữu của hệ thống và tại chính cửa hàng nhượng quyền. Phí đào tạo này có thể đã bao gồm trong phí nhượng quyền ban đầu và cũng có thể chưa tính, tất cả phụ thuộc vào sự thương thảo giữa hai bên. Do đó, các điều khoản về đào tạo huấn luyện phải được ghi rõ từ đầu trong hợp đồng chuyển nhượng.

2.1.3 Thiết lập đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp nhận quyền

Cùng với chương trình đào tạo huấn luyện là chương trình hỗ trợ tại chỗ của bên nhượng quyền tới các cửa hàng trong hệ thống. Tùy theo đặc tính của từng ngành nghề kinh doanh mà bên nhượng quyền áp dụng một trong hai hình thức hỗ trợ: thứ nhất, bên nhượng quyền cử đại diện có chuyên môn thường xuyên xuống tận cửa hàng để thăm hỏi và giúp đỡ kịp thời; thứ hai, bên nhượng

http://svnckh.com.vn 26 quyền cử luôn một đại diện thường trú đóng tại khu vực địa phương để thường xuyên giúp đỡ và giám sát chặt chẽ hơn chất lượng, tiêu chuẩn của các cửa hàng. Bên cạnh việc kiểm tra bằng đội ngũ các chuyên gia chính thức, nhiều công ty còn áp dụng hình thức kiểm tra đột xuất cửa hàng.

http://svnckh.com.vn 27

2.2 Trong chuyển nhƣợng

2.2.1 Lựa chọn đối tác chuyển nhƣợng

Mỗi nhà nhượng quyền đều tự đặt ra cho mình những tiêu chí riêng để lựa chọn một nhà nhận quyền phù hợp. Nhìn chung, các nhà nhượng quyền đều xét tới một vài tính cách sau của đối tác nhận quyền:

Thái độ tin tƣởng tuyệt đối vào sản phẩm và mô hình kinh doanh

Đây được xem như yêu cầu tiên quyết cho việc có nhượng quyền hay không của chủ thương hiệu. Vì chỉ khi tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm và mô hình kinh doanh, các nhà nhận quyền mới triệt để tuân thủ các tiêu chuẩn đồng bộ, cách điều hành quản lí đặc thù của mô hình kinh doanh. Một khi đối tác nhận quyền tiềm năng xé rào để vận hành cửa hàng theo cách riêng của mình thì cả hệ thống nhượng quyền coi như thất bại.

Kiến thức và kinh nghiệm

Để tự tin và thu phục lòng trung thành của các nhân viên lẫn khách hàng, nhà nhận quyền phải cung cấp sản phẩm/dịch vụ có chất lượng hạng nhất với một mức giá cạnh tranh. Nó có nghĩa là doanh nghiệp nhượng quyền cần ở đối tác của mình sự thấu hiểu bản thân doanh nghiệp để có thể đưa ra những quyết sách đúng đắn cho sự phát triển của hệ thống.

Tiềm lực tài chính

Khi xem xét về khả năng tài chính, bên nhượng quyền thường yêu cầu đối tác tiềm năng kê khai các khoản liên quan tới tài sản như thu nhập công ty, thu nhập cá nhân, nhà cửa, xe cộ, tiền tiết kiệm, cổ phiếu, các cơ sở kinh doanh…Số tài sản này sẽ bị trừ bớt đi nếu đối tác đang có các khoản nợ ngân hàng, bảo hiểm hay thế chấp tài sản.

http://svnckh.com.vn 28 Tiềm lực tài chính của đối tác nhận quyền phải đủ mạnh để có thể trang trải những chi phí khi thành lập cửa hàng, như trả chi phí ban đầu cho nhà nhượng quyền, chi phí sản xuất, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhân công….

Ví dụ: Công ty Kinh đô Sài Gòn có những tiêu chí chọn đối tác mua nhượng quyền như sau: Yêu thích công việc kinh doanh, có kinh nghiệm kinh doanh/ sản xuất thực phẩm; có hoặc thuê được mặt bằng kinh doanh tốt; có vốn đầu tư trung bình từ 500 triệu- 1 tỉ VND (nguồn: mục hướng dẫn đăng kí nhượng quyền, đăng trên website công ty Kinh Đô www.kinhdo.vn).

Mỗi doanh nghiệp đều có những tiêu chí đánh giá bên nhận quyền riêng của mình, tuy nhiên, thông thường và cơ bản nhất, các chủ thương hiệu đều đánh giá dựa trên 3 yếu tố trên, phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của ngành hàng cụ thể mà sắp xếp yếu tố nào quan trọng hơn để lựa chọn nhà nhận quyền phù hợp.

2.2.2 Soạn thảo và kí kết hợp đồng

Nội dung của bản hợp đồng nhượng quyền thường bao gồm các vấn đề sau:

+ Thông tin các bên trong hợp đồng: tên đối tác, loại hình doanh nghiệp, địa chỉ liên hệ, đại diện pháp lí,…

+ Đối tượng chuyển nhượng: cụ thể hợp đồng kinh doanh mà bên mua được phép tiến hành, địa điểm kinh doanh, mức độ độc quyền khai thác khu vực (tức là bên nhận quyền muốn có một sự bảo hộ kinh doanh, đảm bảo mình là người duy nhất kinh doanh hệ thống của bên nhượng quyền tại một khu vực nhất định, đối với một nhóm sản phẩm dịch vụ nhất định)

+ Quyền khai thác hệ thống chuyển nhượng: bên nhượng quyền khẳng định quyền sở hữu của mình đối với hệ thống, bao gồm: thương hiệu, sản phẩm, biểu tượng, quy trình dịch vụ, bí quyết kinh doanh, cách thức quản lí,…và quy định

http://svnckh.com.vn 29 bên mua có thể sử dụng những yếu tố đó như thế nào và việc chấm dứt sử dụng khi hợp đồng kết thúc.

+ Bí quyết kinh doanh: vì tầm quan trọng của bí quyết kinh doanh, vì thế, hợp đồng nên ghi rõ cách thức kiểm soát việc vận dụng kinh doanh và nghĩa vụ giữ bí mật bí quyết này của bên mua nhượng quyền

+ Cung ứng nguyên liệu: bên nhận quyền phải mua hàng ở môt nguồn mà bên nhượng quyền chỉ định hay mua trực tiếp từ bên nhượng quyền, tùy thuộc vào thương lượng giữa hai bên, và được quy định trong hợp đồng

+ Cách thức kinh doanh: phần này mô tả chi tiết vai trò của các bên, nhất là trong hoạt động quảng cáo, khuyến mãi

+ Điều khoản tài chính: quy định các khoản đóng góp tài chính liên quan, chủ yếu là phần chi phí phải trả của bên nhận quyền cho bên nhượng quyền.

+ Thời hạn hợp đồng và điều khoản chấm dứt hợp đồng.

2.3 Sau chuyển nhƣợng

Kiểm soát chất lƣợng chặt chẽ

Doanh nghiệp nhượng quyền sẽ kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ, từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ. Việc kiểm soát này được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia của bên nhượng quyền, có thể là định kì, có thể là đột xuất, nhằm phát hiện những sai sót kịp thời và khắc phục.

Việc hỗ trợ lâu dài các doanh nghiệp nhận quyền

Các doanh nghiệp nhận quyền sẽ được cam kết việc nhượng quyền không chỉ dừng lại ở việc đào tạo; một nhóm cố vấn, chuyên gia cao cấp của bên nhượng quyền sẽ tư vấn, hỗ trợ cho bên nhận quyền trong suốt thời gian kinh doanh, tạo mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền.

http://svnckh.com.vn 30

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH BẰNG HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN VIỆT NAM.PDF (Trang 25 -30 )

×