Giải pháp cụ thể cho vùng và mô hình trang trạ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 115 - 122)

- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 220 10000 Trang trại SXKD tổng hợp30 30 5 100 16,7 40,

3. GTSX từ cỏc hoạt động phi NLTS BQ 1 TT 11246 3333 17632 3094

3.2.2 Giải pháp cụ thể cho vùng và mô hình trang trạ

Với từng vùng khác nhau, điều kiện sinh thái khác nhau thích hợp cho các mô hình trang trại khác nhau phát triển.

Vùng núi phía bắc có địa hình đất đồi dốc, cánh đồng xen kẽ ít. Nơi đây

thích hợp cho các trang trại trồng cây lâu năm, cây ăn quả phát triển. Tuy nhiên, h-ớng phát triển các trang trại chuyên ngành rất hạn chế. Bình quân diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp trên một hộ nông nghiệp của huyện chỉ đạt 0,63 ha/hộ và 1,24 ha/ hộ. Do đó, khả năng tích tụ ruộng đất để trở thành trang trại là thấp. Hơn nữa, muốn mở rộng phát triển các trang trại chuyên ngành phải giải phóng một lực l-ợng lao động lớn ra khỏi nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện vấn đề này trong t-ơng lai xa thì có thể, nếu để thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay là khó có thể thực hiện đ-ợc. Do đó, h-ớng phát triển của các trang trại ở vùng phía bắc này là phát triển trang trại theo h-ớng sản xuất kinh doanh tổng hợp. Trong đó, các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp -u tiên phát triển thế mạnh của mình, -u tiên phát triển cây con có -u thế, đặc biệt là cây chè, cây ăn quả (na, cam, hồng không hạt), ngoài ra còn trồng thêm cây trám là cây cho giá trị kinh tế cao.

Sản phẩm chính của các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp là cây chè và cây ăn quả. Để tăng năng suất lao động, tăng khối l-ợng sản phẩm đầu ra với chất l-ợng tốt, chi phí sản xuất rẻ, nâng cao đ-ợc hiệu quả cho các mô hình trang trại này, điều quan trọng là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Đối với cây chè: sử dụng giống chè mới (chè cành) vừa cho năng suất cao, phẩm chất chè ngon. Đối với cây ăn quả: cần áp dụng các kỹ thuật chín sớm, chín muộn để dải vụ, kéo dài thời kỹ cung ứng quả t-ơi cho thị tr-ờng. Để nâng cao chất l-ợng của sản phẩm cây ăn quả cần áp dụng biện pháp sinh học nh- nuôi ong, vừa cho sản phẩm thu hoạch từ ong, vừa áp dụng đ-ợc biện pháp thụ phấn cho cây đậu quả. Hạn chế việc sử dụng các loại thuốc cho cả cây chè và cây ăn quả để tạo sản phẩm an toàn.

Để nâng cao đ-ợc hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại này cần phải đầu t- cho hệ thống giao thông và thủy lợi. Đầu t- cho hệ thống thủy lợi phải đi đầu bao gồm: xây dựng hệ thống thủy lợi vùng đồi, xây đắp các hồ chứa để tạo nguồn n-ớc. Tuy nhiên, đầu t- cho nó là rất lớn, tự các trang trại không có khả năng làm, không thể đóng góp đ-ợc mà cần phải có chính sách đầu t- của nhà n-ớc. Giao thông nông thôn phát triển sẽ gắn các trang trại với thị tr-ờng ở các đầu vào và đầu ra. Nhà n-ớc cần có chính sách đầu t- đ-ờng giao thông ô tô đi đến tận các xóm, bản. Động viên các trang trại đóng góp cao hơn cho quỹ đầu t- phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Với tổng số hộ sản xuất kinh doanh giỏi hiện có, căn cứ vào tốc độ phát triển bình quân của các trang trại, từ nay cho đến năm 2020, vùng phía bắc có khả năng nâng tổng số trang trại lên 32 trang trại.

Đối với vùng trung tâm: địa hình bằng phẳng hơn, nh-ng diện tích lại

hạn chế. Do đó, h-ớng phát triển trang trại ở vùng này là phát triển trang trại chuyên ngành chăn nuôi mà chủ yếu tập trung phát triển chăn nuôi lợn, gà theo h-ớng chăn nuôi công nghiệp. Để nâng cao năng suất lao động cho các trang trại chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm cần phải chú ý đến các vấn đề: con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y. Tr-ớc hết là phải áp dụng chuồng trại tiên tiến (nh- chuồng lồng đối với trang trại nuôi lợn), áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nh- cai sữa sớm, có chế độ nuôi d-ỡng chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, cho ăn theo đúng chủng loại phù hợp với lứa tuổi của vật nuôi, tiến hành tiêm phòng đúng quy định, tiêm bổ sung các chất, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thú y.

Vốn đầu t- để mở rộng sản xuất là nhân tố ảnh h-ởng lớn tới kết quả và hiệu quả của các trang trại chăn nuôi. Để huy động nguồn vốn đầu t-, các trang trại chăn nuôi cần thực hiện liên kết: liên kết với các công ty sản xuất thức ăn theo ph-ơng thức mua trả chậm, sau khi bán sản phẩm mới trả tiền mua thức ăn. Đồng thời, liên kết với các hộ vệ tinh, cấp giống cho các hộ vệ

tinh, đến khi tiêu thụ bao tiêu cho các hộ vệ tinh, thu mua sản phẩm của họ. Khi liên kết nh- thế, các hộ vệ tinh cũng có đóng góp vốn cho các trang trại. Để mở rộng quy mô sản xuất, ngân hàng cần phải cho các trang trại thế chấp các tài sản của mình (thế chấp đàn lợn, chuồng trại) để vay vốn. Thời hạn vay vốn lớn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời điểm vay có thể tr-ớc chu kỳ sản xuất chứ không phải khi bắt đầu sản xuất. Nhà n-ớc cần tăng thêm nguồn vốn đầu t- cho vay trung hạn và dài hạn với lãi xuất -u đãi cho các trang trại, nhà n-ớc cần có chính sách về mức lãi suất vay theo mức lãi suất của ngân hàng chính sách, thủ tục vay cần nhanh gọn. Có thể thực hiện thí điểm hình thức cho vay và quản lý vốn giao cho chính các chủ trang trại. Lần đầu khi cho vay vốn, ngân hàng và các tổ chức tín dụng là nơi đứng ra cho vay và quản lý vốn. Các trang trại sẽ thành lập hợp tác xã tín dụng, sau khi đã thu hồi vốn lần đầu, nguồn vốn này sẽ giao cho hợp tác xã. Việc quyết định cho ai vay vốn, thời hạn bao lâu do chính các chủ trang trại quyết định. Các trang trại sẽ hợp tác hỗ trợ nhau trong phát triển sản xuất kinh doanh và thu hồi lại vốn và lãi vay.

Ngoài ra, nhà n-ớc cần phải có quỹ bảo hộ rủi ro cho các trang trại chăn nuôi. Nếu các trang trại chăn nuôi vay vốn mà gặp rủi ro sẽ có sự trợ giúp của quỹ. Các trang trại chăn nuôi cũng phải đóng góp vào quỹ rủi ro này.

Dựa vào số hộ sản xuất kinh doanh giỏi hiện có của vùng và tốc độ phát triển trang trại của vùng thì vùng trung tâm có khả năng mở rộng nâng tổng số trang trại lên tới 22 trang trại vào năm 2020.

Đối với vùng núi phía nam: có địa hình đất đồi núi dốc cao, thích hợp

cho phát triển rừng. H-ớng phát triển cho các trang trại lâm nghiệp ở đây là nhận khoán khoanh nuôi, tu bổ, bảo vệ, trồng rừng mới (trồng gỗ cho nguyên liệu làm giấy). Hầu hết các trang trại này đều trong giai đoạn kiến thiết cơ bản ch-a cho sản phẩm thu hoạch. Do đó, để nâng cao đ-ợc hiệu quả cho các trang trại lâm nghiệp cần phải thực hiện theo h-ớng sau: đối với rừng sản

xuất: đầu t- giống mới có sinh khối lớn nh- giống keo lai. Bố trí chủng loại cây hợp lý giữa các tầng, tăng số l-ợng cây có sinh khối lớn trong thời gian rừng ch-a khép tán. Đối với rừng phòng hộ: tăng số l-ợng cây phụ trợ nh- mỡ, bồ đề để tăng sản l-ợng thu hoạch của rừng. Trong quá trình chờ đến khi rừng cho thu hoạch cây chủ lực: khai thác cần kết hợp sản xuất nông nghiệp d-ới tán cây nh- chăn nuôi trâu, bò, dê, nuôi gà thả v-ờn vừa cho thu nhập, vừa tận dụng đ-ợc điều kiện lợi thế của vùng. Các trang trại lâm nghiệp cần chú trọng tới phòng chống cháy rừng.

Nhà n-ớc cần hỗ trợ đầu t- vốn, có chính sách cho vay vốn dài hạn đối với các trang trại lâm nghiệp, cần thực hiện chính sách cho vay vốn theo ch-ơng trình 120 “Chương trình vay vốn giải quyết việc làm” của Ngân hàng Chính sách, giống nh- ở các n-ớc khác đã thực hiện (nh- ở Thái Lan cho các trang trại vay vốn theo lãi suất của Ngân hàng Chính sách).

Vùng phía nam có khả năng nâng tổng số trang trại lên 63 trang trại vào năm 2020 dựa vào số hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và tốc độ phát triển trang trại của vùng.

Kết luận

1. Các mô hình trang trại là nhân tố mới ở nông thôn. Phát triển kinh tế trang trại là động lực mới nối tiếp và phát huy động lực của kinh tế hộ, là b-ớc chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn. Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại đã thực sự phát triển. Mặc dù đang trong quá trình phát triển nh-ng kinh tế trang trại đã thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa ngày một lớn và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

2. Phát triển mô hình kinh tế trang trại là h-ớng đi đúng đắn trong chiến l-ợc phát triển kinh tế của huyện Đồng Hỷ. Tuy số trang trại hiện nay còn ít, diện tích không nhiều, sản phẩm hàng hóa ch-a rõ nét nh-ng xét về khuynh h-ớng phát triển, nó phù hợp với quy luật chung (tích tụ ruộng đất trong sản xuất, phân công lại lao động, sản xuất theo h-ớng chuyên môn hóa…). Số l-ợng trang trại phát triển khá nhanh, hiện nay huyện có 89 trang trại đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí trung -ơng, nhiều trang trại đã có thu nhập khá, góp phần đáng kể vào giá trị tổng sản l-ợng của ngành nông nghiệp.

3. Hiện nay, ở huyện Đồng Hỷ, loại hình trang trại đang phổ biến và phát triển mạnh là loại hình trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp. Các trang trại trong huyện phát triển chủ yếu các loại cây trồng nh- chè, cây ăn quả (vải, nhãn, na), các loại vật nuôi nh- lợn, gà. Một số trang trại đã mạnh dạn đầu t- vào các hoạt động phi nông, lâm nghiêp, thủy sản và đã đem lại một nguồn thu đáng kể cho các trang trại. Nhìn chung, các trang trại đều có thu nhập t-ơng đối cao, sản xuất đã h-ớng ra thị tr-ờng, tỷ suất sản phẩm hàng hóa bình quân một trang trại gần 80%. Trang trại sử dụng lao động gia đình là chính.

4. Tuy nhiên, các trang trại ở huyện Đồng Hỷ trong quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất của các trang trại là thị tr-ờng

tiêu thụ sản phẩm, vốn sản xuất và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của chủ trang trại. Ngoài ra, những khó khăn bên ngoài cũng ảnh h-ởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại nh-: hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém, giá cả nông sản bấp bênh, không ổn định, dịch bệnh…

5. Từ khảo sát thực tế và phân tích số liệu cho thấy, yếu tố chi phí sản xuất, số lao động chính, diện tích đất, vốn và trình độ quản lý của chủ trang trại có ảnh h-ởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Cụ thể, những nhân tố trên có ảnh h-ởng 62% đến hiệu quả sản xuất của các trang trại.

6. Có nhiều giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại huyện Đồng Hỷ. Tr-ớc hết, cần phải tiến hành công tác quy hoạch đất đai, quy hoạch vùng cây trồng, vật nuôi, gắn giữa nơi sản xuất với nơi chế biến nông sản. Khuyến khích sự hợp tác giữa các trang trại và các hộ vệ tinh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Với cụ thể từng trang trại, giải pháp mang tính quan trọng là việc nâng cao chất l-ợng nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo kiến thức quản lý kinh doanh và chuyên môn kỹ thuật cho các chủ trang trại. Giải quyết nhu cầu vốn vay của các trang trại, thành lập các hợp tác xã tín dụng, tiến hành giao cho các chủ trang trại quản lý vốn vay.

7. H-ớng phát triển các trang trại chuyên ngành hiện nay ở huyện Đồng Hỷ là rất hạn chế. Do đó, khả năng để tăng đ-ợc số l-ợng trang trại trên địa bàn huyện là tập trung phát triển mô hình trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp. Trong đó, các trang trại -u tiên phát triển theo lợi thế của mình, đặc biệt chú trọng phát triển cây chè. Đối với trang trại chuyên ngành chăn nuôi phát triển chăn nuôi lợn, gà công theo h-ớng chăn nuôi công nghiệp. Trang trại lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi đại gia súc để tăng thêm nguồn thu nhập cho trang trại.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Nh- ất, Phan Thị Nguyệt Minh (2001),Tuổi trẻ lập nghiệp từ trang

trại, NXB Thanh Niên.

2. Bộ chính trị (1998), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, số 06/NQ-TW.

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tạp chí Nông nghiệp và Nông thôn số 3, 2003.

4. Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ (2006), Niên giám Thống kê huyện Đồng Hỷ. 5. Chi cục Thống kê huyện Đồng Hỷ (2006), Tình hình thời tiết khí hậu huyện

Đồng Hỷ.

6. Chỉ thị 100 CT/TW (1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, tháng 4 năm 1998. 7. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2006), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên. 8. Maurice Buckett (1993), Tổ chức quản lý nông trại gia đình (bản dịch),

NXB Nông nghiệp Hà nội.

9. Nguyễn Điền (1999), Tổ chức quản lý kinh tế trang trại trên thế giới và Việt

Nam, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 4, tr 37-43.

10. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993) Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và Châu á, NXB Thống kê.

11. Nguyễn Đình H-ơng (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, HN.

12. Nguyễn Điền, Kinh tế trang trại gia đình ở các n-ớc Tây âu trong quá trình công nghiệp hóa, tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 2, tháng

4/1997.

13. Nguyễn L-ơng Đằng (2003), Giáo trình Marketing Nông nghiệp, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nghị quyết 10/NQ-TU ngày 16/12/2003 của tỉnh ủy Thái Nguyên về Ch-ơng

trình hành động theo tinh thần nghị quyết 6 (lần 1) khóa VIII của Đảng.

16. Phạm Ngọc Kiểm (2004), Giáo trình Thống kê kinh doanh, NXB Thống kê. 17. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

18. Tổng cục Thống kê (2000), H-ớng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang

trại của liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục thống kê,

Văn bản số 69/TTLB/BNN-TCTK.

19. Lê trọng (2000), Phát triển và quản lý trang trại nông lâm nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Tuấn (2001), Giáo trình quản lý trang trại nông lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, HN.

21. Nghị quyết 11/NQ-ĐH ngày 28/10/2005 của huyện ủy Đồng Hỷ về

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 115 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)