Xu hướng và tình hình cung – cầu Than khoáng sản trên thị trường thế

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.DOC (Trang 33 - 41)

thị trường thế giới

2.1.2.1. Xu hướng tiêu thụ Than khoáng sản của thế giới

Than đóng góp một phần rất lớn vào nguồn năng lượng được tạo ra trên thế giới, hàng năm Than cung cấp 23% nguồn năng lượng chính toàn cầu và trong lượng Than được sử dụng thì có tới 60% là phục vụ cho sản xuất điện và chiếm 38% lượng điện được sản xuất ra trên toàn cầu. Đồng thời, Than đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất thép, chiếm 70% sản lượng thép được sản xuất trên thế giới. Than được tiêu thụ trên thế giới được phân chia như sau: Các nước thuộc OECD chiếm 51% trong tổng lượng tiêu thụ Than cứng, các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 9% và 40% là tỉ lệ của các nước đang phát triển.

Nếu như trong những thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước khi mà nhu cầu mua nhiều Than nhất là khu vực tây Âu với tỷ lệ vào khoảng 57,4% Than tiêu thụ trên thế giới, kế đến là khu vực đông Âu chiếm 21,1% và thứ ba là Nhật Bản có tỷ lệ khoảng 6,4%... Nhưng kể từ thập niên 80 trở lại nay, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với đầu tàu là Nhật Bản và sau này có thêm Trung Quốc đã có tốc độ tăng nhập khẩu Than hết sức nhanh chóng, tỷ lệ Than tiêu thụ của khu vực hiện chiếm khoảng 49% tổng lượng Than tiêu thụ trên thị trường thế giới. Than dần được ưa chuộng sử dụng hơn trong ngành năng lượng của các quốc gia trên thế giới với vị thế chi phí thấp, trữ lượng dồi dào và phân bố rộng. Trong 6 năm lại nay, lượng Than tiêu thụ trên thế giới đã tăng lên 30%, gấp đôi so với bất kỳ loại nguyên liệu nào, nhưng giá Than trên thế giới

đang có xu hướng tăng lên do nguồn cung thiếu hụt so với lượng cầu phục vụ trong các ngành công nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Trong xu hướng tiêu thụ Than trên thế giới trong thời gian vừa qua, có 2 xu hướng nổi bật đó là: (1) Nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và Than nói riêng trên thế giới đang có xu hướng tăng lên. (2) Khu vực tiêu thụ Than nhiều nhất trên thế giới được chuyển dần từ khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ, chủ yếu là các nước tây Âu được chuyển sang khu vực châu Á.

Nhu cầu tiêu dùng Than trên thế giới không ngừng được tăng lên qua từng năm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, gia tăng dân số thì việc tiêu thụ năng lượng nói chung và nguồn Than nói riêng sẽ tăng lên một mức đáng kể trong tương lai, khoảng 27% trong vòng 15 năm tới đối với hoạt động tiêu thụ các nguồn năng lượng, trong đó Than và khí đốt tự nhiên vẫn là những nguồn nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn năng lượng thương mại. Khi mà lượng dầu mỏ trên thế giới đang ở giai đoạn sốt giá và trữ lượng đang cạn dần thì loài người chuyển dần sang tiêu thụ các nguồn năng lượng khác để giảm sức ép cho dầu mỏ là một biện pháp có hiệu quả trong an ninh năng lượng. Trong năm đầu của thập niên 70, khi mà dân số thế giới chỉ mới khoảng 3,7 tỷ dân và với lượng tiêu thụ năng lượng vào khoảng 5 tỷ tep. Nhưng đến năm 2000, lượng tiêu thụ năng lượng của cả thế giới đã tăng thêm 5 tỷ tep, đạt mức 9,2 tỷ tep với số dân là 6 tỷ dân. Sau 30 năm, từ năm 1970 – 2000, tốc độ gia tăng sử dụng năng lượng của thế giới tăng với tốc độ khoảng 11% trong cả giai đoạn và dự báo đến năm 2030 thì lượng tiêu thụ năng lượng nói chung đạt 15,3 tỷ tep, với tốc độ gia tăng trong cả giai đoạn là 27%.

(Nguồn: BP Statistical Review 2007)

Sự tăng lên về nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới là một điều dễ hiểu khi mà các nền kinh tế đang cần năng lượng lớn để phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp trong nước, nhất là công nghiệp điện, hóa chất và xi măng… Trong 6 năm quan, lượng Than tiêu thụ của thế giới đã tăng lên 30%, nổi lên một số quốc gia tiêu thụ Than lớn như: Trung Quốc với lượng tiêu thụ Than hàng năm tăng khoảng 10%/năm, với lượng Than tiêu thụ trong năm 2007 gần 3 tỷ tấn Than. Lượng Than tiêu thụ ở Anh cũng tăng lên ở mức 9%/ năm trong các năm 2004 – 2006, lượng Than tiêu thụ ở Hoa Kỳ trong những năm trước tăng với tốc độ 5%/năm… và một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở châu Á cũng gia tăng lượng tiêu thụ Than để phục vụ nhu cầu trong nước như: Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan…

Trong khi nguồn năng lượng dầu mỏ đang lên sốt và nguồn dự trữ không nhiều thì Than là một nguồn năng lượng bổ sung và thay thế hợp lý, với trữ lượng nhiều và phân bố rộng trên khắp thế giới. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại của thế giới hiện nay chủ yếu vẫn là Than đá, chiếm ưu thế hẳn so với các nguồn năng lượng khác như: dầu mỏ, khí tự nhiên, năng lượng tái tạo hay nguồn năng lượng hạt nhân. Theo dự báo thì từ nay đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ Than trên thế giới sẽ tăng với tỉ lệ bình quân là 2,2%/năm, trong đó khu vực châu Á vẫn được dự báo là khu vực có tốc độ gia tăng và sử dụng Than nhanh nhất trong những năm tới, với mức tăng lượng sử dụng 25%/năm và đến năm 2015 sẽ chiếm tỷ lệ 59% tổng lượng Than tiêu thụ trên thị trường.

Trong năm 2007, lượng Than khoáng sản xuất khẩu của các nước trên thế giới đạt khoảng 782 tỷ tấn, trong đó Than cốc đạt khoảng 187 tỷ tấn và còn lại 595 tỷ tấn Than dùng đốt nồi hơi. Hai quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu Than vẫn là Australia và Inđônêxia với sản lượng Than cung cấp cho thị trường quốc tế đạt số lượng theo thứ tự là 237 tỷ tấn và 171 tỷ tấn. Lượng Than nhập khẩu của các quốc gia lại tập trung chủ yếu vào hai khối nước là châu Âu và châu Á. Các quốc gia châu Âu nhập khẩu 247 tỷ tấn, trong đó các nước EU-25 nhập khẩu 224 tỷ tấn; với xu hướng tiêu thụ tăng nhanh của các quốc gia ở khu vực châu Á, nhất là các quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, lượng Than nhập khẩu vào khu vực châu Á đạt 470 tỷ tấn, trong đó các quốc gia có lượng Than nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản, nam Triều Tiên, Đài Loan và một số quốc gia mới nổi lên trong hoạt động năng lượng Than là Ấn Độ và Trung Quốc.

Bảng 2.1: Quốc gia nhập khẩu Than khoáng sản chủ yếu trên thế giới – 2007

Đơn vị: tỷ tấn

Than cốc Than đốt nồi hơi Tổng

Châu Âu 56 191 247

EU – 25 47 177 224

Châu Á 117 353 470

Nhật Bản 63 114 177

Nam Triều Tiên 13 61 74

Đài Loan 9 54 63 Hồng Kông 0 12 12 Ấn Độ 25 28 53 Mỹ Latinh 11 11 22 Quốc gia khác 3 40 43 Tổng 187 595 782

(Nguồn: VDKI, Hamburg 2008)

Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng thay đổi khu vực tiêu thụ Than hiện nay là do các chính sách năng lượng nói chung và về Than nói riêng của các quốc gia xuất nhập khẩu Than lớn trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình thị trường, trong đó đáng chú ý nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, các quốc gia tiêu thụ Than lớn ở khu vực châu Á, đã tăng mức tiêu thụ Than đáng kể… Hiện nay, lượng Than tiêu thụ của Trung Quốc bằng tổng lượng Than tiêu thụ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản cộng lại, và các quốc gia ở châu Á cũng đang có nhu cầu nhập khẩu lượng Than mạnh như Nhật Bản, Ấn Độ… để khắc phục và phục vụ công nghiệp điện trong nước do động đất gây ra và bổ sung lượng thiếu hụt lâu nay.

2.1.2.2. Tình hình cung-cầu Than khoáng sản trên thị trường

Trong thời gian gần đây, thị trường Than khoáng sản thế giới có một số biến động gây ảnh hưởng đến tình hình cung – cầu và giá cả Than trên thị

trường. Theo các chuyên gia và Tổ chức dự báo về Than tiêu thụ thì từ thời gian này về sau, lượng Than cung ứng trên thị trường sẽ không đáp ứng đủ lượng cầu và đẩy giá thành sản phẩm lên cao, gây ảnh hưởng cho các nhà nhập khẩu Than lớn trên thế giới. Một tất yếu đang xảy ra đó là cung Than thương phẩm không đáp ứng đủ cầu đã đẩy giá cả lên cao trong thời gian ngắn.

Trong những tháng đầu năm nay, nhu cầu về Than để phục vụ phát triển của các nước tăng lên đột biến, nhất là các quốc gia có nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi và đang phát triển nên cần một lượng lớn về năng lượng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, một phần do sức ép tăng giá của dầu mỏ trên thế giới nên nhiều quốc gia có xu hướng chuyển hướng ưu tiên dùng Than để giảm chi phí của nền kinh tế. Trong những tháng đầu năm 2008 đã có một số biến động trong cung – cầu Than trên thị trường, khi mà Trung Quốc: một nhà sản xuất Than và tiêu thụ Than lớn trên thế giới, với nhu cầu tiêu thụ Than tăng bình quân mỗi năm khoảng 10% đã ngừng xuất khẩu Than trên thế giới vào ngày 25/01/2008 đã khiến cho giá Than ở khu vực châu Á tăng lên và giữ ở mức cao. Sau quyết định ngừng cung cấp Than của Trung Quốc trên thị trường quốc tế thì giá Than khu vực châu Á đã tăng lên 34% và tăng 137% so với tháng 1/2007. Theo dự đoán thì trong năm 2008, Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoáng 15 triệu tấn Than phục vụ cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một trong những nhà nhập khẩu Than lớn nhất thế giới trong những giai đoạn trước sẽ tiếp tục và tăng lượng nhập khẩu Than trong thời gian tới đề bù đắp phần năng lượng bị thiếu hụt do các trục trặc của các nhà máy điện hạt nhân bị hư hại trong 2 trận động đất trong năm 2007. Một số quốc gia của khu vực châu Á như Ấn Độ cũng sẽ tăng lượng Than nhập khẩu để phục vụ các nhà máy điện Than từ các quốc gia như

Inđônêxia, Úc trong những năm tới và một số quốc gia khác châu Á cũng sẽ gia tăng lượng Than tiêu thụ… Mặt khác, các quốc gia phương tây cũng gia tăng lượng Than tiêu thụ phục vụ cho nền kinh tế như: Hoa Kỳ sẽ tăng 5% lượng Than tiêu thụ trong năm 2008 so với 2007; Anh Quốc cũng tăng sản lượng tiêu thụ hàng năm với mức bình quân 9% trong các năm 2005-2007.

Trong khi lượng cầu hàng năm của các quốc gia trên thế giới về Than lại tăng lên nhanh chóng thì lượng cung lại khan hiếm và thiếu hụt nghiêm trọng, ngoài việc Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu Than trong tháng 1/2008, đã ảnhh hưởng lớn đến giá Than trên thì trường thì bên cạnh đấy một số quốc gia có kim ngạch xuất khẩu Than lớn trên thị trường những năm trước lại gặp khó khăn trong nguồn cung, như: Australia gặp phải khó khăn trong điều kiện khai thác, một số mỏ Than của Austraulia phải tạm dừng khai thác và xuất khẩu do mưa lớn, Nam Phi cũng gặp phải tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do Công ty Than quốc gia Eskom cạn nguồn dự trữ nên Chính phủ Nam Phi hạn chế xuất khẩu Than nhằm giải quyết trước mắt nhu cầu cung cấp điện cho quốc gia. Với những yếu tố ảnh hưởng xấu đến nguồn cung đã làm tăng giá Than FOB lên 3 lần tại cảng Newcastle (Austraulia) lên mức kỉ lục 102,75 USD/tấn… Trước tình trạng đấy, buộc nhiều nhà nhập khẩu Than của châu Âu và Nhật Bản phải ký các hợp đồng dài hạn giá cao với các công ty khai thác và xuất khẩu Than nhằm ổn định nguồn cung phục vụ cho các ngành công nghiệp năng lượng trong nước. Than đã trở thành một nguồn năng lượng thương mại tốt nhất để giải quyết vấn đề nhu cầu năng lượng của các quốc gia.

Theo dự báo của các chuyên gia về tình hình tiêu thụ Than trên thế giới hiện nay, lượng Than cung ứng không đủ đáp ứng được lượng cầu trong hiện

tại và tương lai do nhu cầu tăng quá nhanh về năng lượng của các quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, sự phát triển và nhu cầu sử dụng Than của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia và cả Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Than tiêu thụ. Một loạt các chính sách về an ninh năng lượng quốc gia được thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển của quốc gia; Nhu cầu tiêu thụ Than của Trung Quốc được dự báo trong năm 2008 tăng 5,3% so với năm 2007, đạt 2,76 tỷ tấn và nước này có thể nhập siêu 18 triệu tấn. Đến năm 2010, tiêu thụ Than của Trung Quốc sẽ đạt 3,06 tỷ tấn Than. Đặc biệt là trường hợp của Ấn Độ, khi nước này quyết định nhu cầu nhập khẩu Than tăng mạnh có thể sẽ ảnh hưởng nhất tới ngành Than thế giới, Ấn Độ có kế hoạch đưa vào hoạt động tổng công suất phát điện mới là 40-60 gigawatts, ngoài 60 gigawatts hiện nay, tức là hàng năm Ấn Độ sẽ phải nhập thêm 80 triệu tấn Than mỗi năm. Bên cạnh đấy, Inđônêxia cũng đã có chính sách hạn chế xuất khẩu Than vào năm 2009 để phục vụ nhu cầu năng lượng trong nước khi mà có ít nhất 35 nhà máy điện mới được đưa vào sử dụng trong năm 2009, Inđônêxia sẽ hạn chế xuất khẩu ở mức 150 triệu tấn/ năm.

Trong tình trạng nguồn cung thiếu hụt và gặp khó khăn mà nhu cầu lại tăng lên theo thời gian đã đẩy giá Than trên các thị trường giao hàng tăng lên nhanh chóng. Giá Than giao kỳ hạn 3 tháng tại Newcastle (Australia) đã tăng 73% trong năm 2007 và đạt mức đỉnh điểm là 91,77 USD/tấn trong ngày giao dịch 04/01/2008. Tại các cảng thuộc châu Âu, giá FOB kỳ hạn 4 tháng đạt ở mức 121 USD/tấn đối với lô hàng 25.000 tấn Than của Nam Phi, trong khi giá cũ được chào bán là 91 USD/tấn. Trong khi đó, giá Than tại thị trường châu Á cũng có nhiều sự biến động, tại thị trường nội địa của Trung Quốc giá Than đã tăng thêm 30 NDT, đạt mức 565 NDT/tấn (78 USD/tấn), giá xuất khẩu giao ngay FOB là 95-99 USD/tấn trong những ngày đầu tháng 1/2008…

Trước tình trạng đó, một số nhà nhập khẩu Than lớn của các quốc gia phải ký kết các hợp đồng buôn bán dài hạn với giá cao để đảm bảo lượng Than tiêu thụ nhưng phải chịu lỗ.

Các Tổ chức dự báo về Than trên thế giới cũng đã đưa ra một số nhận định về thị trường trong tương lai. Hãng JP Morgan đã dự báo giá hợp đồng Than đốt năm 2008 giữa các mỏ Than của Australia với các nhà nhập khẩu của Nhật Bản sẽ tăng 60% giá so với năm trước do nhu cầu Than của Ấn Độ tăng mạnh và những hạn chế về cơ sở hạ tầng phục vụ ngành Than trên toàn cầu. Theo dự đoán của Rory Simington, nhà phân tích Than cao cấp tại AME Mineral Economics ở Sydney, cầu sẽ tiêp tục vượt cung khi mùa đông - mùa tiêu thụ Than đỉnh điểm.Theo đó, dự báo giá hợp đồng năm 2008 không dưới 70 USD/ tấn.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.DOC (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w