Thị trường xuất khẩu của Than khoáng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.DOC (Trang 56 - 63)

Than Antraxit của Việt Nam lâu nay được biết đến trên thị trường thế giới như là một nguồn nguyên liệu trực tiếp quan trọng cho các ngành công nghiệp như: sản xuất sắt thép, xi măng, hóa chất và điện lực… Than của Việt Nam có lịch sử xuất khẩu lâu đời, từ những năm trước năm 1989, Than Antraxit của Việt Nam đã được xuất khẩu sang các nước châu Âu và Nhật Bản, được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp hóa chất, làm điện cực hay sử dụng đun nấu, sưởi ấm. Sau đấy Than Antraxit của Việt Nam được bắt đầu dùng thử nghiệm trong công nghiệp luyện thép ở Nhật Bản và Pháp, nhờ đặc tính của một loại Than chất lượng cao nên không lâu sau đấy Than của Việt Nam được nhiều nước trên thế giới đặt hàng và sử dụng trong các ngành công nghiệp, như: Nhà máy xi măng Onada Nhật Bản năm 1994, sử dụng trong nhà máy phát điện ở Bungary năm 1996 và năm 1998 đưa vào phục vụ trong công nghiệp điện của Thái Lan. Các ngành công nghiệp thép, điện lực và xi măng ở Nhật Bản, châu Âu, Thái Lan… là những hộ tiêu thụ chính của Than Việt Nam trong thời gian bây giờ.

Hiện nay, các quốc gia có sản lượng Than xuất khẩu lớn nhất là Australia, Nam Phi và Hoa Kỳ, nhưng Than Antraxit chất lượng thì chỉ có

một số ít quốc gia có thể cung cấp, trong đố có Việt Nam. Hàng năm, cả thế giới buôn bán khoảng 30 – 40 triệu tấn Than Antraxit, trong đó Việt Nam tham gia vào hoạt động buôn bán khoảng 10-12 triệu tấn, chiếm khoảng 30-35% kim ngạch buôn bán toàn cầu về loại Than. Thị trường nhập khẩu Than Việt Nam vẫn là các thị trường truyền thống từ lâu nay, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Philippin và một số thị trường ở châu Âu... Trong những năm gần đây, nhu cầu về Than của thị trường thế giới tăng mạnh, đặc biệt là các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, nên lượng Than xuất khẩu của Việt Nam vào 2 thị trường này tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng lên ở các thị trường cũng được thể hiện bằng những con số khi mà lượng Than nhập khẩu trong năm 2004 vào một số thị trường như: thị trường Trung Quốc tăng lên 1,5 lần về giá trị, các thị trường Nam Phi tăng 1,16 lần, Nhật Bản tăng 1,06 lần, Malaixia tăng 2,32 lần và đặc biiệt là thị trường Anh tăng lên 5,46 lần về giá trị xuất khẩu so với năm 2003… Hiện nay, giá Than xuất khẩu của Việt Nam cao gấp hai lần giá Than tiêu thụ trơng nước, nên đây là nguồn thu quan trọng cho ngành Than bù một phần kinh phí khi tiêu thụ trong các hộ chính: xi măng, hóa chất, điện…

Theo số liệu tổng hợp thị trường thì trong năm 2006, ngành Than Việt Nam tiến hành xuất khẩu sang 17 thị trường chính, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường có mức tiêu thụ nhiều nhất của Than Việt Nam.

Bảng 2.7: Thị trường tiêu thụ Than của Việt Nam – 2006

Thị trường xuất khẩu Lượng xuất khẩu (tấn) Tỷ trọng lượng xuất khẩu

(%)

Giá trị xuất khẩu

(USD)

Tỷ trọng giá trị xuất khẩu

(%) Ấn Độ 216095 1.015 15645175 2.303 Braxin 7698 0.036 4232852 0.623 Đài Loan 3621 0.017 2779096 0.409 Hà Lan 165932 0.780 9921044 1.461 Hàn Quốc 517391 2.431 25125070 3.699

Hồng Kông 27580 0.130 8799739 1.296 Indonesia 45101 0.212 3414320 0.503 Malaysia 139340 0.655 10304206 1.517 CH Nam Phi 20641 0.097 1658599 0.244 Nhật Bản 1878766 8.828 122030477 17.967 Australia 61 0.000 2895625 0.426 Pháp 7305 0.034 4413271 0.650 Philippines 163583 0.769 8713882 1.283 CHSéc 32 0.000 1312000 0.193 Thái Lan 200376 0.942 10348496 1.524 Thuỵ Sĩ 32428 0.152 470214 0.069 Trung Quốc 17856698 83.903 447139477 65.833 Tổng 21282657 100% 679203549 100%

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2006)

Có thể thấy, lượng Than xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc vượt trội so với các thị trường khác, với lượng nhập khẩu đạt hơn 21 triệu tấn và doanh thu thu về là hơn 545 triệu USD, tiếp đến là các thị trường truyền thống của Việt Nam là Nhật Bản với lượng xuất khẩu đạt hơn 2 triệu tấn và trị giá 148,8 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2006. Kết quả kinh doanh xuất khẩu Than của 11 tháng đã chiếm hơn 80% sản lượng xuất khẩu của cả nước và chiếm 65,3% về giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả năm.

Kế hoạch xuất khẩu Than năm 2008 dự kiến là 20 triệu tấn với kim ngạch khoảng 700 triệu USD, giảm 37,5% về lượng và 29,3% về trị giá so với năm 2007. Các thị trường chủ yếu vẫn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Bắc Âu và một số thị trường khác. Theo số liệu tổng hợp trong tháng 1/2008 thì lượng Than xuất khẩu của ngành Than Việt Nam đã tiếp cận nhiều thị trường khác nhau, với số lượng đạt gần 2 triệu tấn và giá trị thu về khoảng 97 triệu USD.

Bảng 2.8: Sản lượng và giá trị xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong tháng 1/2008

Khối nước Lượng (tấn) Trị giá (1000 USD) EU 111 125 5 279 ASEAN 98 597 6 717 Nhật Bản 242 252 16 673 Australia 25 340 1 824 Trung Quốc 950 140 32 816 Ấn Độ 6 000 648 Bun-ga-ri 111 125 5 279 Đài Loan 5 644 519 Hàn Quốc 81 238 4 368 In-đô-nê-xi-a 13 449 1 093 Nhật Bản 242 252 16 673 Phi-li-pin 53 337 3 151 Thái Lan 31 811 2 473 Tổng 1 972 310 97 513

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2008)

Thị trường Trung Quốc

Trong thời gian trước năm 2001, thị trường Trung Quốc có dung lượng nhỏ đối với Than xuất khẩu Việt Nam, không phải vì nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc nhỏ mà do Trung Quốc cũng là một quốc gia có trữ lượng Than đá lớn trên thế giới nên sản lượng hàng năm Trung Quốc khai thác được đáp ứng phần nào nhu cầu trong nước. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhu cầu đáp ứng nguồn lực phát triển và đầu tư trong nền kinh tế để chủ động đón nhận các luồng đầu tư từ bên ngoài nên Trung Quốc đã tăng nhu cầu sử dụng Than công nghiệp, phát triển một nền công nghiệp có tiền đề vững chắc và chủ động. Nếu như giai đoạn trước Trung Quốc chỉ được đánh giá là thị trường nhỏ và manh mún của Than Antraxit của Việt Nam thì trong giai đoạn 2001-2007, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ Than lớn nhất của Việt Nam.

triệu tấn 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

(Nguồn: Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam)

Trong giai đoạn 2001 – 2007, đánh dấu thời kỳ xuất khẩu tăng nhanh vào thị trường Trung Quốc của Than Việt Nam, đặc biệt trong năm 2002 khi mà lượng Than xuất khẩu được vào thị trường này đã tăng hơn 160% so với năm 2001,từ mức 0,8 triệu tấn lên 2,1 triệu tấn (2002) và năm 2006, khi mà lượng Than xuất khẩu của Việt Nam đạt 20,1 triệu tấn, tăng 103% so với năm 2005. Trung Quốc là quốc gia có trữ lượng Than lớn trên thế giới tuy nhiên trữ lượng về Than Antraxit là không lớn trong khi nhu cầu tiêu thụ Than Antraxit lại rất lớn nên hàng năm Trung Quốc nhập khẩu Than Antraxit từ Việt Nam với một tỉ lệ khá lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2005, lượng Than Antraxit Antraxit của Việt Nam chiếm hơn 77% lượng Than Antraxit và chiếm 37,7% tổng lượng Than nhập khẩu vào Trung Quốc. Trong tương lai gần, đây vẫn là thị trường hứa hẹn tiềm năng của Than xuất khẩu Việt Nam do hiện nay Trung Quốc đang tiến hành ngừng xuất khẩu Than từ tháng 2/2008 do đóng cửa nhiều mỏ Than không đảm bảo an toàn trong khi nhu cầu trong nước tăng lên do nhà máy điện mới đi vào hoạt động…

Trái với tốc độ tăng nhanh và bất ngờ của thị trường Trung Quốc của Than Việt Nam, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường truyền thống lâu nay của Việt Nam, với lượng Than nhập khẩu ổn định và tăng đều, không có những biến động bất ngờ như các thị trường khác. Trong thời gian trước và trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á thì mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 0,2 – 3 triệu tấn Than, doanh thu khoảng 30 – 50 triệu USD. Tại Nhật Bản, Than Việt Nam được sử dụng chủ yếu phục vụ trong các ngành sắt thép, xi măng và công nghiệp tổng hợp… (sản xuất điện cực, hóa chất, đóng bánh…). Cùng với việc hợp tác chặt chẽ trong thương mại nên Than xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản luôn ổn định và tăng đều từ năm 2001 đến nay. Trong năm 2001, lượng Than nhập khẩu của Việt Nam là 1,15 triệu tấn chiếm thị phần khoảng 23% thị trường Than Antraxit nhập khẩu của Nhật Bản. Tuy cuối năm 2001, Hoa Kỳ công bố tăng mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép lên 35% nên đã làm cho sản lượng sản xuất của các hộ sản xuất thép giảm sút, các hộ thép của Nhật Bản đã phải cắt giảm sản lượng và chi phí đầu vào đã ảnh hưởng đến Than xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Các nhà cung cấp Than cho thị trường Nhật Bản đã phải cắt giảm giá thành trong năm 2002 thấp hơn năm 2001 khoảng 5-7%, theo đó, các nhà xuất khẩu Than của Việt Nam cũng giảm giá Than tại thị trường Nhật Bản xuống 4,8% trong năm 2002 so với năm trước. Bù lại cho việc giảm giá thành thì kim ngạch xuất khẩu Than lại tăng lên trong năm 2002, số lượng Than Antraxit Việt Nam xuất khẩu cho ngành công gnhiệp thép của Nhật Bản tăng lên 13,6%. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tại thị trường Nhật Bản tăng lên 25% trong năm 2002 so với năm 2001, đạt 43.118 nghìn USD. Trong năm 2005, doanh thu xuất khẩu Than tại thị trường Nhật Bản đạt 51.598 nghìn USD với thị phần khoảng 32% lượng Than Antraxit nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Sang năm 2006, lượng Than Antraxit

xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đạt 2,2 triệu tấn, đã đưa Nhật trở thành đối tác lớn thứ 2 của Than Antraxit Việt Nam.

Biểu đồ 2.7: Thị phần Than Antraxit Việt Nam tại thị trường Nhật Bản năm 2007

Nga 3%

Trung Quốc 35%

Australia 7.5% khác 11.5%

Việt Nam 42%

(Nguồn: Tập đoàn công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam)

Hiện nay, các đối tác xuất khẩu Than khoáng sản chính vào thị trường Nhật Bản vẫn là các nước: Australia, Inđônêxia, Trung Quốc và Việt Nam. Trong năm 2007, lượng Than Antraxit Việt Nam tại thị trường Nhật Bản chiếm thị phần tới 43%, khẳng định vai trò của Than Việt Nam trên thị trường Nhật. Để phát triển và giữ vững sản lượng xuất khẩu, giữ quan hệ thương mại giữa 2 nước nên trong năm qua Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam và phía Nhật Bản đã họp bàn về các chính sách Than, trao đổi thông tin cung – cầu, chính sách phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực khai thác Than khoáng sản giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.DOC (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w