Phân bố Than khoáng sản ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.DOC (Trang 41 - 43)

Qua các cuộc nghiên cứu và khảo sát, người ta đã xác định được các trầm tích tạo ra Than và hình thành các mỏ Than ở Việt Nam rải rác từ Cao Bằng cho đến Quảng Nam-Đà Nẵng, với các bể Than lớn nhỏ khác nhau và nhiều loại Than: Than gầy (Than Antraxit), Than non, Than bùn và Than mỡ… Nhưng các thành hệ quặng hình thành nên các mỏ Than lớn đều tập trung ở miền bắc nước ta, trong thành hệ quặng đấy có thể được chia làm 2 đới trầm tích chứa Than chính, đó là: Bể Than Quảng Ninh và Bể Than Đồng bằng Bắc bộ. Theo số liệu của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam công bố, tổng trữ lượng Than của Việt Nam trên 220 tỷ tấn, trong đó khu mỏ Than Quảng Ninh có trữ lượng khoảng 10,5 tỷ tấn và khu mỏ vùng đồng bằng sông Hồng có trữ lượng khoảng 210 tỷ tấn nằm rải rác trên diện rộng.

● Bể Than Antraxit Quảng Ninh: nằm về phía Đông bắc Việt Nam, về địa lý được xác định từ Phả Lại qua Đông Triều – Hòn Gai, Mông Dương – Cái Bầu – Vạn Hoa, bể Than này kéo dài 130 km, rộng 10-30 km. Theo nghiên cứu thì bể Than Quảng Ninh có trữ lượng ước tính khoảng 3,5 tỷ tấn nằm trong độ sâu dưới (-300) mét và trong độ sâu khoảng (-300) m đến (-1000) m dự báo có trữ lượng khoảng 7-10 tỷ tấn Than, chất lượng Than tại bê Than này được đánh giá cao về chất lượng và các mỏ Than gần các đầu mối giao thông nên cũng thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Trong bể Than Quảng Ninh có một số vùng Than nổi tiếng về chất lượng Than như vùng mỏ Than Hòn Gai, Vàng Danh, Tràng Bạch – Mạo Khê… Điều đáng chú ý là loại Than Antraxit của vùng Than Hòn Gai có chất lượng rất cao khi đốt lên không có khói và xỉ, các thông số kĩ thuật đã được phân tích hàm lượng Lưu huỳnh trong loại Than này nhỏ hơn 1%, độ ẩm 1,5-2%, tro 3-17%, chất bốc 6-11% và nhiệt năng tỏa ra là 7800-8400 calo. Trong vùng Than Hòn Gai bao gồm các mỏ Than như: (1) mỏ Than Cẩm Phả, mỏ Than này nằm về phía đông bắc của thị trấn Cẩm Phả và dựa vào cấu tạo riêng biệt thì trong mỏ này bao gồm các khu vực khai thác như: Lộ trí, Đèo Nai, Cọc Sáu và Quảng Lợi. (2) mỏ Than Hà Tu – Hà Lầm, (3) mỏ Mông Dương, (4) mỏ Khe Sim, (5) mỏ Nagotna…

● Bể Than Đồng bằng Bắc bộ: nằm trong khu vực kéo dài từ Việt trì cho đến bờ biển phía nam và các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Trữ lượng Than dự báo ở bể Than này khoảng 100 tỷ tấn nằm ở độ sâu 100-2000 m. Trữ lượng Than ở bể Đồng bằng Bắc bộ có lượng lớn nhưng lại nằm quá sâu dưới lòng đất và rải rác trên

nhiều khó khăn và tốn kém. Trong bể Than Đồng bằng Bắc chứa chủ yếu là loại Than mỡ quan trọng dùng để chế biến Than cốc luyện kim, ta đã biết chất bốc trong Than là yếu tố căn bản để quyết định tính chất và phương hướng sử dụng. Các mỏ Than mỡ chính nằm trong bể Than Đồng bằng Bắc bộ như: (1) mỏ Quỳnh Nhai, mỏ Than này nằm về phía tả ngạn sông Đà, khu mỏ này gồm 5 vỉa Than có độ dày khoảng 0,5-7m với các thông số kỹ thuật được phân tích: tro 5-9%, chất bốc 18-24% và Lưu huỳnh 0,5-1%. Với số lượng vỉa Than và các thông số kỹ thuật thì mỏ Than Quỳnh Nhai là một nguồn lợi đáng kể cho ngành Than và các ngành công nghiệp. (2) mỏ Suối Báng thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, về trữ lượng của mỏ có hàng chục vỉa Than với độ dày mỗi vỉa khoảng 0,5-3m tuy nhiên hàm lượng tro trong mỏ Than này khá cao (20%) nhưng vẫn có thể chế biến thành Than cốc. (3) mỏ Suối Hoa, (4) mỏ Đầm Đùn, (5) mỏ Đồi Hoa…

Trên đây là một số mỏ Than chính trong hai bể Than lớn của miền bắc Việt Nam, đó là những mỏ Than lớn có thể cung cấp một số lượng lớn Than hàng năm phục vụ trong các ngành công nghiệp và xuất khẩu. Nhìn vào triển vọng có thể thấy lượng Than Antraxit có giá trị kinh tế lớn và có thể khai thác ở một số mỏ lộ thiên là một điều kiện tốt để phát triển ngành Than, gia tăng lượng Than khai thác hàng năm của Tổng công ty Than Việt Nam và hơn hết là đủ lượng Than tốt phục vụ các ngành công nghiệp năng lượng như nhiệt điện, luyện kim hay sản xuất xi măng.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu Than khoáng sản Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.DOC (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w