Thực trạng công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 59 - 61)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.3. Thực trạng công tác đào tạo nghề

Hiện nay, khoảng 80% lao động của huyện và đại bộ phận lao động nông thôn chƣa có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhƣ mong đợi. Để đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành nghề mới, nâng cao hiệu quả của các ngành nghề

đang có, thay đổi cơ cấu lao động và tính chất lao động, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, khoa học kỹ thuật, quản lý cho ngƣời lao động. Ngƣời lao động cần phải đƣợc đào tạo mới và tập thêm các kiến thức mới để chuyển sang phát triển ngành nghề mới, nâng cao năng suất lao động trong ngành nghề đang làm việc. Việc này cần phải tiến hành cho tất cả lao động, trƣớc mắt là lao động trẻ, lao động ở nông thôn, đồng thời sử dụng tốt lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Qua khảo sát thực trạng một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng Hỷ cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động còn thấp, số công nhân lao động chỉ đƣợc kèm cặp trong thời gian ngắn chủ yếu theo phƣơng pháp truyền nghề trực tiếp hoặc truyền nghề trong phạm vi gia đình, dòng họ. Kết quả điều tra chọn mẫu năm 2007 của huyện cho thấy, trong số 150 hộ đƣợc điều tra trong huyện chỉ có 21 ngƣời đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề, trong đó có tới 8 ngƣời đang học đại học, cao đẳng; số ngƣời học nghề là 11 ngƣời, không có ngƣời nào học sơ cấp và công nhân kỹ thuật.

Qua đó ta thấy, số công nhân kỹ thuật đƣợc đào tạo cơ bản chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số ngƣời đƣợc đào tạo và gần nhƣ không đáng kể so với tổng số ngƣời tham gia hoạt động kinh tế. Không những thế nó còn mất cân đối cả về tỷ lệ đào tạo và loại hình đào tạo ngay trong các trƣờng, các cơ sở đào tạo trên địa bàn huyện. Chƣa có mối quan hệ giữa các trƣờng đào tạo nghề với các doanh nghiệp. Số công nhân trong các doanh nghiệp chỉ đƣợc đào tạo trực tiếp, không đƣợc trạng bị lý thuyết nên học tới đâu biết tới đó. Ngƣợc lại, số học sinh trong các trƣờng dạy nghề chỉ nắm đƣợc lý thuyết, không đƣợc thực hành trên công việc cụ thể. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các trƣờng dạy nghề vừa giảm về số lƣợng, vừa tụt hậu về trình độ khoa học - công nghệ. Số lao động sau khi đƣợc đào tạo không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp nên rất khó tìm việc làm. Bên cạnh đó nhà trƣờng chỉ

đào tạo những ngành nghề nhất định, một số ngành kỹ thuật doanh nghiệp cần thì nhà trƣờng lại chƣa có chƣơng trình đào tạo.

Địa phƣơng chƣa thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý cho các chủ doanh nghiệp nên họ thiếu thông tin, bỡ ngỡ trƣớc sự biến động của thị trƣờng, nhất là thị trƣờng nƣớc ngoài. Sự thăng trầm của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý, sự năng động của các chủ doanh nghiệp. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp là vấn đề bức xúc cần quan tâm giải quyết.

Một phần của tài liệu giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.pdf (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)