Mục tiêu:
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng nh các điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Trong giai đoạn này kiểm toán viên cần thu thập các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300, lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần:
-Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng đủ để nhận thức và xác định dữ kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị mà theo đánh giá của kiểm toán viên có thể ảnh hởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến Báo cáo kiểm toán.
- Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trớc và hồ sơ kiểm toán chung, qua đó kiểm toán viên sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của khách hàng. Việc cập nhật và xem xét sổ sách của công ty là rất cần thiết vì qua đó kiểm toán viên không chỉ xác định đợc các quyết định của nhà quản lý có phù hợp với luật pháp của Nhà nớc, với các chính sách hiện hành của công ty hay không mà còn giúp kiểm toán viên hiểu đợc bản chất của các số liệu cũng nh sự biến động của chúng trên Báo cáo tài chính đợc kiểm toán.
-Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng bao gồm: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty; các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay của vài năm trớc đó; biên bản các cuộc họp hội nghị cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc; các hợp đồng và cam kết quan trọng. Sau khi đã thu thập đợc các thông tin trên, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đó để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ đợc sử dụng để thu thập bằng chứng
kiểm toán. Việc sử dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm các mục tiêu sau:
♦Đạt đợc sự hiểu biết về nội dung các Báo cáo tài chính và những biến đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.
♦Thấy đợc những thay đổi về chính sách kế toán năm hiện hành so với các năm tr- ớc.
♦Xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. ♦Đánh giá sự hiện diện của các sai số có thể có trên Báo cáo tài chính từ đó phát hiện ra các rủi ro, các sai sót trọng yếu nhằm thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp để xử lý các rủi ro đó.
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ:
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích sơ bộ thờng đợc tiến hành 3 bớc sau:
Bớc 1: Thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính
Trong bớc này nhiệm vụ của kiểm toán viên là cần phải thu thập đầy đủ các thông tin về khách hàng nhằm phục vụ cho việc triển khai các bớc tiếp theo. Các thông tin cần thu thập bao gồm các thông tin sau:
-Thu thập thông tin tài chính do khách hàng lập cho kỳ kế toán hiện tại và các kỳ kế toán trớc.
-Thu thập các số liệu kế hoạch, ngân sách, hoặc các tài liệu khác của khách hàng mà kiểm toán viên tin tởng số liệu đó đợc lập trên cơ sở các giả định hợp lý.
-Đối với khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc khách hàng có nhiều chi nhánh hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau, kiểm toán viên cần thu thập các thông tin tài chính cho từng hoạt động trọng yếu.
-Thu thập các thông tin phi tài chính nh năng lực sản xuất, số công nhân viên… Thông tin phi tài chính chủ yếu đợc sử dụng để xác định sự phù hợp của số liệu trên
Báo cáo tài chính của khách hàng với hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bớc 2: So sánh thông tin
Sau khi đã thu thập đợc các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, kiểm toán viên tiến hành so sánh, phân tích. Mục tiêu chủ yếu của việc phân tích này là xác định các vùng có thể xảy ra rủi ro. Trong khi thực hiện so sánh, kiểm toán viên phải chú ý đến các vấn đề sau:
-Những biến động bất thờng hoặc những số d tài khoản lẽ ra phải có biến động bất thờng nhng không thấy xuất hiện.
Ví dụ: Thông tin về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của đơn vị trong năm lớn nhng doanh thu trong năm của đơn vị không tăng đáng kể đặt ra nghi vấn về việc ghi chép doanh thu.
-Những biến động bất thờng của các tài khoản có liên quan mà theo xét đoán của kiểm toán viên phải chịu ảnh hởng từ biến động bất thờng của các tài khoản khác. Ví dụ: Doanh thu trong quý I tăng mạnh nhng số d các tài khoản tiền hoặc các khoản phải thu lại biến động nhỏ.
-Xem xét mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.
Ví dụ: Đơn vị mở thêm đại lý tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh sẽ có thể ảnh hởng tới số d hàng gửi bán hoặc số phát sinh chi phí bán hàng.
Tuỳ thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng mà kiểm toán viên sẽ xác định mục tiêu và các chỉ tiêu phân tích nh so sánh số biến động tuyệt đối, so sánh số liệu kỳ này với kỳ trớc, so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ớc tính, so sánh dữ kiện của khách hàng với số liệu chung của ngành…
Bớc 3: Đánh giá kết quả
Sau khi phân tích sơ bộ, kiểm toán viên sẽ đánh giá kết quả so sánh ban đầu để xem xét sự biến động của số d tài khoản có phù hợp với nhận định và những hiểu biết của kiểm toán viên hay không. Trong trờng hợp xảy ra những biến động lớn so với dự
đoán, kiểm toán viên cần thảo luận với nhà quản lý của đơn vị và xem xét tính hợp lý của lời giải thích vế sự biến động đó. Nếu nh kiểm toán viên cha hoàn toàn thoả mãn với những bằng chứng mà mình đã thu thập đợc thì có thể tiến hành thêm các thủ tục phân tích ở cấp độ cao hơn nhằm mục đích làm sáng tỏ các biến động trên một tài khoản cụ thể. Phân tích ở cấp độ cao hơn có thể là so sánh thông tin năm hiện tại với các nguồn thông tin độc lập hoặc nguồn thông tin chuẩn.
Sau khi đã tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích ở cấp độ cao hơn mà vẫn có những biến động không hợp lý cha giải thích đợc, kiểm toán viên cần ghi chú vấn đề này khi lập chơng trình kiểm toán và nhận định sai sót tiềm tàng có thể ảnh hởng tới số d tài khoản.