- Công văn đăng ký tỷ lệ KH TSCĐ với cơ quan nhà nước.
3.2.3. Hoàn thiện việc chọn mẫu kiểm tra chi tiết
Chọn mẫu kiểm toán là quá trình chọn một nhóm các khoản mục hoặc đơn vị (gọi là mẫu) từ một tập hợp các khoản mục hoặc đơn vị (gọi là tổng thể) và sử dụng các đặc trưng của mẫu để suy rộng cho đặc trưng của toàn bộ tổng thể.
KTV có thể chọn mẫu theo nhiều phương pháp khác nhau như chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu thuộc tính, chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.
Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp lựa chọn các phần tử vào mẫu mà nguyên tắc của chọn mẫu ngẫu nhiên là mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. KTV có thể chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách dựa vào bảng số ngẫu nhiên, theo chương trình máy vi tính hoặc theo hệ thống nhất định.
Chọn mẫu thuộc tính cho phép KTV ước lượng được tỷ lệ xuất hiện của những đặc tính cụ thể trong tổng thể. KTV có thể sử dụng chọn mẫu thuộc tính để ước lượng tỷ lệ số các nghiệp vụ chi tiền xảy ra trog năm mà chưa được thông qua.
Phương pháp này được sử dụng khá rộng rãi đối với thử nghiệm kiểm soát khi mà KTV muốn ước lượng tỷ lệ sai lệch của hoạt động kiểm soát so với thiết kế.
Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là cách phổ biến nhất, với việc lấy 1 đơn vị làm đơn vị tổng thể. Tổng thể sẽ là tổng số tiền lũy kế của đối tượng kiểm toán và đơn vị mẫu cũng là từng đơn vị tiền tệ cụ thể. Nếu khoản mục nào có số tiền càng lớn thì có cơ hội được chọn càng cao.
Công ty đã có phương pháp tính toán số lượng chọn mẫu rất cụ thể, tuy nhiên KTV thường chọn kiểm tra 100% nghiệp vụ phát sinh TSCĐ trong kỳ. Đối với những khách hàng có quy mô hoạt động lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều thì việc chọn mẫu 100% để kiểm tra chiếm tương đối nhiều thời gian, do đó kiểm toán viên nên tính ra mức độ trọng yếu đối với tài khoản, tính ra số lượng mẫu theo mức độ trọng yếu và kiểm tra chi tiết theo những mẫu này.
Ví dụ: Đối với công ty cổ phần ABC, KTV đã tính ra mức PM = 300,447,857 Và TE = 60,089,571
Theo công thức xác định số lượng mẫu ngẫu nhiên của công ty
Số lượng mẫu = Tổng giá trị cần kiểm tra (P) x chỉ số tin cậy (R) : Tài khoản trọng yếu (TE)
P = Số dư TK hoặc số phát sinh TK – các khoản mục đã được xác định là trọng yếu.
Với mức TE = 60,089,571 VND KTV phải kiểm tra tất cả nghiệp vụ phát sinh có giá trị lớn hơn 60,089,571VND.
Tổng giá trị các nghiệp vụ mua sắm TSCĐ hữu hình trong kỳ lớn hơn 60,089,571 là: 16,877,897,382
Số mẫu phải chọn với nghiệp vụ nhỏ hơn TE là
(17,119,403,707 – 16,877,897,382) x 2 /60,089,571= 8
Như vậy KTV chỉ cần kiểm tra 8 nghiệp vụ phát sinh tăng tài sản có giá trị nhỏ hơn 60,089,571 VND.
Với cách chọn mẫu này KTV đảm bảo kiểm tra mẫu có quy mô lớn, trọng yếu được kiểm tra hết, đồng thời mẫu có quy mô nhỏ không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC cũng được kiểm tra.