Xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán trước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC – Chi nhánh Hà Nội thực hiện.DOC (Trang 35 - 42)

Những vấn đề còn tồn tại với TSCĐ trong năm 2006

Phát hiện: Trong năm tài chính 2006, Công ty đã thanh lý và nhượng bán 03 xe KAMAZ và 01 xe ủi. Giá trị còn lại trên sổ sách là 920.922.579 đồng được điều chỉnh giảm khấu hao để phù hợp với giá bán là 1.151.428.571 đồng. Thủ tục thanh lý

thiếu biên bản họp HĐQT (theo quy chế tài chính của Công ty), riêng 03 xe ủi thiếu quyết định thanh lý của Giám đốc.

Ảnh hưởng:

- Thủ tục thanh lý chưa phù hợp với quy định hiện hành về quản lý TS nói chung và quy chế tài chính của Công ty nói riêng.

- Việc hạch toán giảm khấu hao là chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán TSCĐ, làm cho lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh và thu nhập của hoạt động thanh lý TS được phản ánh không chính xác

Ý kiến của KTV: Công ty cần bổ sung các thủ tục còn thiếu và hạch toán chính xác từng hoạt động của Công ty theo đúng nội dung phát sinh.

Việc xác định nguyên giá TSCĐ

Phát hiện:

- Nguyên giá TSCĐ tạm tính hình thành từ đầu tư XDCB thuê ngoài được xác định bằng đúng giá trị đã thực thanh toán, nhỏ hơn giá trị nghiệm thu giai đoạn với nhà thầu

- Nguyên giá TSCĐ và doanh thu XDCB tự làm tại Công ty bao gồm cả thu nhập chịu thuế tính trước.

Ảnh hưởng: Nguyên giá TSCĐ được xác định chưa phù hợp làm ảnh hưởng đến khấu hao tính vào giá thành, riêng doanh thu XDCB tự làm bao gồm cả thu nhập chịu thuế tính trước còn làm cho doanh thu và lợi nhuận của Công ty được phản ánh cao hơn thực tế.

Ý kiến của KTV về việc xác định nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá tạm tính của TSCĐ hình thành từ XDCB thuê ngoài phải được căn cứ vào giá trị nghiệm thu giai đoạn với nhà thầu.

Theo quy định tại chuẩn mực kế toán TSCĐ, trong mọi trường hợp thì giá trị TSCĐ tự làm và tự chế không bao gồm các khoản lãi nội bộ. Do đó, Công ty nên chủ động loại trừ các khoản lãi nội bộ này ra khỏi nguyên giá TSCĐ hình thành.

Khấu hao TSCĐ

Phát hiện: Việc xác định giá trị hao mòn luỹ kế TSCD đến thời điểm 31/12/2006 của công ty là chưa chính xác.

Nguyên nhân: Khung khấu hao đăng ký phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính, tuy nhiên thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ làm cơ sở để trích khấu hao chưa được xác định đúng theo hướng dẫn.

Sau khi tính toán lại giá trị hao mòn luỹ kế giảm 797.035.295 đồng.

Ảnh hưởng: Khấu hao TSCĐ tính toán chưa chính xác làm cho giá trị còn lại của TSCĐ và lợi nhuận của Công ty được phản ánh cao hơn thực tế.

Căn cứ vào khung khấu hao đã đăng ký, các đơn vị cần tính toán, xác định thời gian khấu hao còn lại theo đúng quy định. Thời điểm khấu hao TSCĐ phải phù hợp với thời điểm nghiệm thu chạy thử và đưa vào sử dụng.

2.2.1.4 Thực hiện thủ tục phân tích

Bảng 2.11: Bảng phân tích BCĐKT của Công ty XYZ

Chỉ tiêu 01/01/2007 31/12/2007 Chênh lệch

Số tuyệt đối % A TS ngắn hạn 59.421.886.448 256.981.209.464 197.559.323.016 332 B. TS dài hạn 189.539.274.419 199.327.076.657 9.787.802.238 5 I. Các khoản phải thu dài hạn 3.278.763.264 0 (3.278.763.264) -100 II. TSCĐ 179.849.014.284 192.294.131.657 12.445.117.373 7 1.TSCĐHH 162.229.116.530 149.284.990.380 (12.944.126.150) -8 Nguyên giá 301.513.842.810 336.144.732.299 34.630.889.489 11 Giá trị hao mòn luỹ kế (139.284.726.280) (186.859.741.919) (47.575.015.639) 34

2.TSCĐVH 11.312.927.972 7.517.142.737 (3.795.785.235) -34

Nguyên giá 11.582.728.504 11.582.728.504 0 0

Giá trị hao mòn luỹ kế (269.800.532) (4.065.585.767) (3.795.785.235) 1407 3.Chi phí XDCBDD 6.306.969.782 35.491.998.540 29.185.028.758 463

IV.Các khoản ĐTTC dài hạn 6.017.707.000 6.017.707.000 0 0 V. TS dài hạn khác 393.789.871 1.015.238.000 621.448.129 158 Tổng TS 248.961.160.867 456.308.286.121 207.347.125.254 83 A.Nợ phải trả 128.134.615.449 322.587.193.209 194.452.577.760 152 B. Vốn chủ sở hữu 120.826.545.418 133.721.092.912 12.894.547.494 11 Tổng cộng nguồn vốn 248.961.160.867 456.308.286.121 207.347.125.254 83

Qua bảng phân tích trên ta thấy TS của đơn vị có sự thay đổi lớn. Đầu năm TSCĐ chiếm tỷ trọng 72.2% trong tổng TS, cuối năm TSCĐ tăng 12.445.117.373 đồngtương ứng với tốc độ tăng 7%. Tuy nhiên, TS ngắn hạn tăng nhanh hơn làm tỷ trọng TSCĐ giảm xuống còn 42.1%. TSCĐ tăng chủ yếu là do XDCBDD hoàn thành

29.185.028.758 đồng. KTV cần kiểm tra chi tiết khoản này

2.2.1.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Đánh giá trọng yếu

Doanh thu thuần của ABC năm tài chính 2007 là 572.532.919.876 đồng tỷ lệ mức độ trọng yếu được tính ra theo bảng tính mức độ trọng yếu là 0,008

Mức độ trọng yếu

PM = 572.532.919.876 x 0.008 = 4.580.263.359

Quy mô sai sót (MP) được ước tính bằng 85% mức độ trọng yếu MP = 4.580.263.359 x 85% = 3.893.223.855

Rủi ro kiểm toán

Bảng 2.12: Bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ

Câu hỏi Có Không

Câu 1: Có nhận thấy dấu hiệu nào cho thấy tính liêm chính của

BGĐ bị vi phạm không? X

Câu 2: Có dấu hiệu nào cho thấy tồn tại cam kết của Ban lãnh

Câu 3: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng cam kết của Ban lãnh đạo được thiết kế và duy trì chương trình kế toán, hệ thống thông tin hợp lý và hệ thống KSNB hiệu quả?

X

Câu 4: Cơ cấu tổ chức của khách hàng có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh cũng như quy mô kinh doanh không? X Cấu 5: Chương trình kiểm soát quản lý có phù hợp với bản chất và loại hình kinh doanh không? Có nhận thấy năng lực của Ban quản lý trong việc giám sát hoạt động hiệu quả cũng như phân công trách nhiệm vượt cấp không?

X

Câu 6: Phương pháp phân chia quyền hạn và trách nhiệm có phù hợp với bản chất loại hình kinh doanh không? X Câu 7: Có điều gì lo lắng về phương pháp kiểm soát công tác

quản lý của lãnh đạo không? X

Câu 8: Bản chất và quy mô của việc sử dụng hệ thống máy tính có phù hợp với bản chât loại hình kinh doanh không? X Câu 9: Sự tồn tại ủy ban kiểm tra hay ban giám đốc có phù hợp với bản chất cũng như quy mô kinh doanh của doanh nghiệp không?

X

Câu 10: Có điều gì lo lắng về bản chất kinh doanh của doanh

nghiệp không? X

Câu 11: Có những ảnh hưởng bên ngoài trong môi trường kinh doanh mà ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và liệu có tạo nên thế mạnh cho doanh nghiệp trong thời gian tới không?

X

Câu 12: Ban quản lý của doanh nghiệp có phải chịu áp lực nào

khi đưa ra kết quả tài chính không? X

Câu 13: Có nhân tố nào tồn tại để chỉ ra rằng doanh nghiệp không thể tiếp tục kinh doanh hiệu quả trong tương lai gần không?

X

Câu 14: Có điều gì đáng quan tâm xung quanh cuộc kiểm toán

không? X

Câu 15: Có lý do gì cho rằng sự phù hợp của cuộc kiểm toán với chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi sẽ là chủ đề mọi người chú ý tới hay không?

X

Câu 16: Có chính sách kế toán đặc biệt nào làm cho rủi ro kiểm

Câu 17: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng chúng ta không hiểu rõ về bản chất các nghiệp vụ quan trọng và mối liên hệ với doanh nghiệp khác?

X

Câu 18: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng KTV không có đủ kinh

nghiệm và hiểu biết về khách hàng? X

Câu 19: Có dấu hiệu nào cho thấy rằng Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu về nhân viên kiểm toán và các chuyên gia? X Câu 20: Có tồn tại nhân tố khách quan nào dẫn tới sự gian lận

của Ban Giám đốc của khách hàng? X

(Trích nguồn dữ liệu AISC)

Qua bảng câu hỏi có thể khẳng định HTKSNB của Công ty ABC hoạt động tương đối hiệu quả. Rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp.

Công ty XYZ hoạt động trong lĩnh vực khai thác than, khối lượng TS lớn (tổng TS tại 31/12/2007 là 456.308.286.121 đồng), rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình.

Rủi ro kiểm soát của Công ty ABC được đánh giá ở mức thấp, rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức trung bình, vì vậy rủi ro kiểm toán được xác định trong trường hợp này là thấp.

2.2.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

- Thu thập thông tin về quy chế tài chính của đơn vị liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, quản lý, trích khấu hao, sửa chữa, thanh lý và nhượng bán TSCĐ của đơn vị, đối chiếu với quy định hiện hành của Nhà nước và thực tế phát sinh tại đơn vị. - Lập bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ theo đúng quy định. Lưu ý: Kiểm tra tính phân loại trên bảng tổng hợp năm trước và năm nay, các số liệu về tăng, giảm nguyên giá và khấu hao phải có đường dẫn tham chiếu đến các phần việc chi tiết (VD: NG TSCĐ giảm do thanh lý phải tham chiếu số liệu đến trang làm việc về thanh lý TSCĐ...), bắt buộc phải có các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ chờ thanh lý, cầm cố thế chấp theo đúng yêu cầu của quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ cuối kỳ.

+ TSCĐ tăng: Kiểm tra kế hoạch đầu tư mua sắm, thẩm quyền quyết định, quy trình mua sắm (có tuân thủ quy định của Nhà nước /đơn vị không?), hợp đồng mua sắm, hoá đơn GTGT, các biên bản bàn giao nghiệm thu thanh lý, quyết toán giá trị XDCB hoàn thành (TS là vật kiến trúc - Trong trường hợp này phải có các bước và thủ tục kiểm toán cụ thể và chi tiết hơn), lưu ý đến TS tăng có đáp ứng đủ các điều kiện ghi nhận theo quy định hay không?

+ TSCĐ giảm: Thẩm quyền quyết định, thủ tục thanh lý/nhượng bán, hoá đơn GTGT đầu ra, kiểm tra việc hạch toán chi phí và thu nhập.

Kiểm toán khấu hao TSCĐ

+ Thu thập thông tin về phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao áp dụng cho từng loại (lưu ý đối chiếu với khung của QĐ 206 và tính nhất quán của việc thực hiện), yêu cầu cung cấp mức khấu hao đã đăng ký với cơ quan thuế

+ Yêu cầu cung cấp bảng tính khấu hao theo kỳ khấu hao, thực hiện tính toán lại theo căn cứ hợp lý mà KTV đã thu thập được (chú ý đến những TSCĐ không dùng phục vụ sản xuất kinh doanh), trong trường hợp có chênh lệch giữa mức khấu hao theo thuế và đơn vị thì phải xác định được mức chênh lệch này.

+ Kiểm tra việc phân bổ khấu hao theo nguyên tắc TSCĐ dùng cho hoạt động nào thì tính vào chi phí cho hoạt động đó, trường hợp dùng chung thì kiểm tra và xác định tiêu thức phân bổ phù hợp.

Trong kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ cần chú ý đến chi phí XDCBDD do khoản mục này có liên quan trực tiếp đến giá trị TSCĐ đưa vào sử dụng.

+ Lập bảng kê chi tiết các công trình XDCB dở dang theo nhóm (mua sắm mới, sửa chữa lớn và xây dựng) và theo từng công trình/vụ việc: Số đầu kỳ, số phát sinh tăng - giảm, số dư cuối kỳ, tìm hiểu nguyên nhân của các công trình không có biến động nhiều năm.

+ Yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ XDCB dở dang để kiểm tra liệu đã đủ điều kiện để ghi nhận là TSCĐ hay chưa.

+ Kiểm tra chọn mẫu: Đối với phần xây dựng thì tập trung kiểm tra thủ tục đầu tư. + Xác định các trường hợp cần vốn hoá: Phối hợp với người kiểm toán phần hành Vay và chi phí lãi vay.

2.2.2 Thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ của Công ty XYZ do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC - Chi nhánh Hà Nội thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC – Chi nhánh Hà Nội thực hiện.DOC (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w