PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỰ THẦU VÀ KHẢ NĂNG THẮNG THẦU XÂY LẮP QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY XD LŨNG LÔ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc (Trang 28 - 33)

THẮNG THẦU XÂY LẮP QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY XD LŨNG LÔ

1. Phân tích tình hình thắng thầu XLQT của Công ty XD Lũng Lô

Sau khi được thành lập vào đầu năm 1996, Công ty XD Lũng Lô vẫn chỉ duy trì các hoạt động cũ, tham gia đấu thầu các gói thầu trong nước. Vào đầu năm 1997, được phép của cơ quan lãnh đạo cấp trên là Bộ Tư lệnh Công binh, Công ty bắt đầu tham gia vào đấu thầu XLQT bằng gói thầu “ Xây dựng đường và hầm Nhà máy Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi” do Tổng công ty điện lực Việt Nam làm Chủ đầu tư. Kết quả đã thành công, Công ty đã vượt qua 6 nhà thầu khác, trúng thầu công trình với tổng giá trị là 385 tỷ đồng. Phải nói rằng, đó là kết quả hết sức bất ngờ đối với một công ty vừa mới chập chững bước vào một thị trường xây lắp mới, có sự cạnh tranh của cả các nhà thầu trong và ngoài nước. Việc trúng thầu đã tạo một bước ngoặt mới cho chiến lược phát triển lâu

dài của Công ty. Đó là một nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho lập thể đội ngũ lãnh đạo và CBCNV trong toàn Công ty. Và tiếp theo, Công ty đã mạnh dạn tham gia đấu thầu tiếp gói thầu “ Dự án xây dựng đường hầm đèo Hải Vân” do Ban quản lý các dự án Quốc lộ 1 (PMU1) làm Chủ đầu tư. Và một lần nữa, Công ty lại trúng thầu với giá bỏ thầu là 256 tỷ đồng. Như vậy, năm mở đầu của Công ty trong lĩnh vực đấu thầu XLQT có thể coi là rất thành công với hai lần tham gia đã trúng thầu cả hai. (Xem chi tiết ở

Bảng 2- Phụ lụcI).

Những kết quả đạt được trong năm 1997 đã tạo cho các lãnh đạo Công ty một sự tin tưởng vào đội ngũ kỹ thuật làm hồ sơ dự thầu. Năm 1998, theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, Công ty tiếp tục tham gia đấu thầu 3 gói thầu XLQT khác nhưng kết quả chỉ trúng mỗi gói thầu “ Dự án khai thác mỏ than Núi Béo – Quảng Ninh” do Tổng công ty than Việt Nam làm Chủ đầu tư với tổng giá trị là 146 tỷ đồng. Hai gói thầu còn lại bị trượt là (chi tiết về các gói thầu Công ty trượt thầu xem Phụ lục II kèm theo):

- Dự án mở mỏ đá Trại Sơn A – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng với giá mời thầu 110 tỷ đồng (giá Công ty bỏ thầu 100 tỷ đồng)

- Dự án cải tạo và nâng cấp đường xuyên Á, đoạn Hồ Chí Minh – Phnom penh với giá mời thầu 285 tỷ (giá Công ty bỏ thầu 250 tỷ đồng).

Năm 1999 là một năm không mấy thành công đối với Công ty, trong hai lần dự thầu Công ty trúng một gói và trượt một gói:

- Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Biểu Nghi – Bãi Cháy, giá trúng thầu 99 tỷ đồng.

- Dự án xây dựng Cảng cá Trần Đề – Sóc Trăng, giá mời thầu 43 tỷ đồng ( Công ty trượt thầu với giá bỏ 40 tỷ đồng)

Năm 2000, Công ty tham gia đấu thầu 2 gói cũng trúng 1 gói và trượt 1 gói:

- Dự án xây dựng Đê chắn sóng Dung Quất , một hạng mục quan trọng trong tổng thể Khu công nghiệp hoá dầu Dung Quất và là đê biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công ty trúng thầu với giá bỏ thầu 641 tỷ đồng.

- Dự án xây dựng đường hầm phía Đông đèo Hải Vân, giá mời thầu 435 tỷ, ( Công ty trượt thầu với giá bỏ thầu là 400 tỷ đồng).

Còn năm 2001, Công ty chỉ tham gia duy nhất 1 gói thầu cũng nằm trong tổng thể hạng mục của Khu công nghiệp hoá dầu Dung Quất “ Dự án xây dựng Khu bể chứa dầu thô - Dung Quất” với giá trúng thầu 4200 tỷ đồng.

Như vậy, nhìn vào các thông tin tóm tắt ở trên, dễ dàng nhận thấy rằng số lượng gói thầu XLQT mà Công ty thắng thầu cao hơn số lượng gói thầu trượt thầu tuy tỷ lệ giữa số lượng gói thầu trúng thầu và trượt thầu là gần bằng nhau:

Tổng số gói thầu mà Công ty đã tham gia đấu thầu: 10 gói, trong đó: - Số lượng gói thầu trúng thầu : 6 gói (= 60%)

- Số lượng gói thầu trượt thầu : 4 gói (= 40%)

Tỷ lệ giữa gói thầu trúng thầu / gói thầu trượt thầu: 3/2, tức là Công ty cứ trúng ba gói thì trượt 2 gói.

Vậy, đâu là nguyên nhân chính khiến Công ty trúng thầu và đâu là nguyên nhân trượt thầu? Có thể nói ngay rằng yếu tố quan trọng nhất là giá bỏ thầu, sau đó là phần kỹ thuật. Giá thầu được cho rất nhiều điểm, nếu giá bỏ thấp, điểm chấm cao có thể bù điểm cho phần kỹ thuật, Công ty vẫn có thể trúng thầu. Ngược lại, phần kỹ thuật có tốt, giá bỏ thầu quá cao thì điểm của phần kỹ thuật không thể bù lại điểm cho phần giá, Công ty sẽ bị trượt thầu. Dù sao, sự chênh lệch giữa điểm của hai phần không được quá lớn, có nghĩa là giá thấp thì kỹ thuật không được quá kém, hoặc kỹ thuật rất tốt nhưng giá cũng không được quá cao.

Trở lại với các 6 dự án mà Công ty đã trúng thầu, có đến 5 gói thầu, giá bỏ thầu của Công ty là thấp nhất, phần kỹ thuật chênh lệch không đáng kể so với các nhà thầu khác, chỉ có một gói thầu giá bỏ thầu của Công ty của Công ty cao hơn giá của một nhà thầu khác. Đối với một số dự án, do yêu cầu của công việc, để tăng khả năng thắng thầu, Công ty đã liên danh với nhiều các nhà thầu trong và ngoài nước tạo thành một tổ hợp vững chắc, tự tin khi đấu thầu:

- Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc Lộ 18, đoạn Biểu Nghi – Bãi Cháy (nguồn vốn OECF), Công ty liên danh với Tổng công ty XD Trường Sơn – Bộ Quốc phòng.

- Dự án Đê chắn sóng Dung Quất (theo Hiệp định giữa Nga và Việt Nam), Công ty liên danh với Tổng công ty XD và phát triển hạ tầng (LICOGI), Công ty tư vấn và thiết kế GTVT phía Nam (TEDI SOUTH), Tổng công ty XD Thăng Long (TLC), Công ty thiết kế và XD dầu khí (PVECC), Công ty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á.

- Dự án Bể chứa dầu thô và cảng xuất phẩm Dung Quất (theo Hiệp định giữa Nga và Việt Nam), Công ty liên danh với 5 nhà thầu gồm: Công ty LD xây lắp Việt - Nga

(VREC), Công ty tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí (PVICCC), Tổng công ty lắp ráp máy Việt Nam (LINAMA), Công ty thiết bị máy công nghiệp ZARUBEZNHEFTEGAZ (Nga), Công ty chế tạo máy công nghiệp MONTAZ – TROY (Nga).

2. Phân tích thực trạng dự thầu xây lắp quốc tế của Công ty XD Lũng Lô

2.1. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu

Sau khi nhận được thông báo mời thầu (qua các phương tiện thông tin đại chúng) hoặc thư mời thầu, Phòng Dự án- Kinh tế - Đối ngoại của Công ty cử người có năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tới khảo sát thực địa công trình để tìm hiểu các vấn đề như địa hình, mặt bằng thi công, nguồn NVL có thể khai thác tại chỗ, đơn giá xây dựng tại địa phương và khu vực Đông Nam Á, khối lượng công việc của công trình, tỷ giá hối đoái tại thời điểm hiện tại...Trên cơ sở báo cáo thực tế của cán bộ khảo sát và hồ sơ mời thầu Phòng Dự án- Kinh tế - Đối ngoại tiến hành bóc tách khối lượng và tính toán giá dự thầu xây lắp, đồng thời chuẩn bị các tài liệu cho hồ sơ dự thầu.

Nhà thầu thường phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ dự thầu trở lên gồm một bộ gốc và các bản sao, ngoài bìa ghi rõ “Bộ gốc” hoặc “Bộ sao”, tên gói thầu, tên dự án, tên nhà thầu và phải ghi rõ:không được mở trước...(ngày và giờ mở thầu). Các tài liệu trong hồ sơ dự thầu phải tuân theo yêu cầu của bên mời thầu (đã nêu trong hồ sơ mời thầu hoặc thông báo mời thầu). Nội dung của một hồ sơ dự thầu gồm nhiều phần khác nhau (xem ví dụ

kèm theo – Phụ lục III).

2.2. Xác định giá bỏ thầu

Giá dự thầu do Công ty tự lập dựa vào các định mức dự toán xây lắp và đơn giá ca máy của nhà nước hoặc giá thị trường dùng trong khu vực Đông Nam Á, đơn giá NVL tại thời điểm lập hồ sơ của địa phương hay của các nước khu vực Đông Nam Á theo tiền Việt hay quy đổi tương dương ra đồng ngoại tệ do chủ đầu tư quy định trong hồ sơ mời thầu nhằm đưa ra mức gía có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, để giá dự thầu có sức cạnh tranh cao thì nó phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư. Mà giá xét thầu của chủ đầu tư chủ yếu được lập dựa vào giá dự toán xây lắp công trình trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp và định mức đơn giá của nhà nước. Mặt khác do sản phẩm xây dựng có tính chất cá biệt, phụ thuộc nhiều vào khả năng của nhà thầu, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo từng dự án, vì vậy Công ty đã không thống nhất cách tính giá bỏ thầu mà chỉ có cách tính chung cho từng loại công việc, sau đó tổng hợp lại thành giá thành xây lắp.

Trên cơ sở khối lượng mà chủ đầu tư cung cấp và giá cả các nhà thầu sẽ tính toán được giá dự thầu của mình. Giá dự thầu được xác định theo công thức tổng quát:

Trong đó: - Qj: Là khối lượng công tác xây lắp thứ j do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc ra từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công

- Dj: Là đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ j do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng trên cơ sở điều kịên cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu. Ở đây, ta có:

Trong đó: Ktrg Hệ số trượt giá Krr : Hệ số rủi ro

GXLj: Giá thành xây lắp của công tác xây lắp thứ j m: Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu

Sơ đồ 4: Mô hình hoá các chi phí cấu thành trong đơn giá dự thầu

2.3. Nộp thầu

Sau khi Giám đốc Công ty hoặc Phó giám đốc đã ký đầy đủ vào các phần hồ sơ mời thầu yêu cầu (thường nếu Phó giám đốc ký vào hồ sơ phải có giấy uỷ quyền của Giám đốc thì chữ ký mới có hiệu lực), bộ phận làm hồ sơ dự thầu kiểm tra nếu các tài liệu đã đầy đủ thì sẽ cử một hoặc một nhóm người đem nộp hồ sơ cho chủ đầu tư trước

Vât liệu Nhân công Máy

C.phí chung C.phí trực

tiếp T.N chịu thuế tính trước VAT

Trượt giá

(nếu có) Các chi phí trong đơn giá dự thầu Yếu tố rủi ro (nếu có)

Đơn giá dự thầuDj Dj=GXLj*(1+Ktrg+Krr) Gdth=∑ = m i Dj Qj 1 *

thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu. Sau khi nộp hồ sơ cho chủ đầu tư, chủ đầu tư sẽ xác nhận việc giao nộp bằng một biên bản bàn giao tài liệu có chữ ký của người nhận (chủ đầu tư) và người nộp (nhà thầu). Biên bản sẽ được sao làm hai bản, mỗi bên giữ một bản.

Địa chỉ nộp hồ sơ không bắt buộc là địa chỉ nơi làm việc của chủ đầu tư mà là địa chỉ chủ đầu tư quy định. Như vậy sẽ tránh tình trạng mất công vận chuyển hoặc xảy ra các rủi do trong quá trình vận chuyển hồ sơ dự thầu cho các nhà thầu ở xa. Ví dụ: Gói thầu “ Xây dựng Đê chắn sóng Dung Quất”, Công ty đã trúng thầu và đang thi công, địa chỉ của chủ đầu tư , Công ty Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt – Nga ở Quảng Ngãi, nhưng hồ sơ dự thầu của Công ty và các nhà thầu khác thuộc khu vực phía Bắc có thể được nộp tại chi nhánh của chủ đầu tư tại 154 Nguyễn Thái Học – Hà Nội, còn các nhà thầu khu vực miền Trung và miền Nam có thể nộp hồ sơ tại trụ sở của chủ đầu tư: 208 Đại lộ Hùng Vương- Thị xã Quảng Ngãi – Tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, ở bất kỳ địa điểm nào, chủ đầu tư vẫn phải đảm bảo được tính bảo mật của hồ sơ.

3. Ký kết hợp đồng và tiến hành thi công theo hợp đồng sau khi trúng thầu

Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, Công ty sẽ cử một hoặc một số đại diện (gồm hoặc không gồm giám đốc) đến địa điểm quy định giữa 2 bên để thương thảo hợp đồng trong đó đề cập đến những vấn đề có trong hồ sơ dự thầu và cả những vấn đề phát sinh như: khối lượng tăng (giảm), lỗi sai số toán học trong hồ sơ, trượt giá, thay đổi nhân sự... Khi hai bên đã thống nhất các vấn đề được đưa ra thương thảo, người đứng đầu đại diện cho các bên (phía Công ty thường bắt buộc phải là Giám đốc) sẽ ký vào hợp đồng theo thời gian quy định và coi hồ sơ dự thầu là một phần của bản hợp đồng.

Khi đã ký được hợp đồng xây lắp, Công ty tiến hành thành lập Ban Quản lý công trình và Đội công trình, sau đó triển khai các công tác cần thiết nhằm tiến hành thi công xây lắp ngay để đảm bảo tiến độ. Công ty luôn chú trọng tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật giám sát thi công, đảm bảo huy động đồng bộ xe máy thi công, quản lý chặt chẽ việc cung ứng nguyên vật liệu...nhằm hạn chế những sai sót có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, chậm tiến độ thi công, ảnh hưởng xấu đến uy tín Công ty.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp quốc tế của công ty xây dựng lũng lô.doc (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w