Những năm gần đây việc nuôi trồng và sản xuất nấm ở Việt
Nam ngày càng phát triển.Tận dụng được nguồn nguyên liệu phế thải như: rơm rạ,mùn cưa,....
Hơn nữa đã tạo việc làm cho rất nhiều người lao động và cung cấp một lượng nấm trên thị trường,cũng như việc xuất khẩu nấm trên thế giới.
Dưới đây là một số báo về tình hình nuôi trồng và sản xuất nấm của một số tỉnh:
2.1.Kết quả sản xuất nấm năm 2008-2010 của tỉnh Hải Phòng Những năm qua sản xuất nấm được sự quan tâm chỉ đạo của các
cấp ủy đảng ,chính quyền nên góp phần tháo gỡ khó khăn,thúc đẩy sản xuất phát triển:
-Thành phố,các quận,huyện đã xây dựng kế hoạch hằng
năm,ban hành cơ chế chính sách thiết thực để hỗ trợ sản xuất nấm,là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất nấm của thành phố,động viên nông dân khắc phục khó khăn đầu tư phát triển sản xuất.
-Sở nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các phòng,đơn vị chuyên môn kết hợp chặt chẽ với các địa phương,cơ quan tuyên truyền về chủ trương chỉ đạo của thành phố,chuyển giao tiến bộ kỹ thuật,tập huấn hướng dẫn các biện pháp nuôi trồng nấm đến tận người sản xuất.
-Nhiều huyện,xã đã xây dựng đề án,kế hoạch phát triển sản xuất,chỉ đạo thực hiện kế hoạch,phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung ứng giống ký hợp đồng để chủ động tiếp nhận giống đảm bảo chất lượng,số lượng.Tổ chức các lớp đào tạo kỹ thật nuôi trồng nấm.
*Đầu tư phát triển
+Hỗ trợ giống nấm 4.250 triệu +Hỗ trợ xây dựng lán trại 1.000,0 triệu +Hỗ trợ lò sấy,lò hấp 188,3 triệu +Công tác chuyển giao CN 1.080 triệu +Ngân hàng chính sách xã hội
huyện cho vay vốn 2.965 triệu * Kết quả thực hiện
Lán cố định 526 lán Lán trại tạm 141 lán +Số lò sấy và lò hấp 42 lò +Lượng nguyên liệu sản xuất 150 tấn *Kết quả sản xuất nấm thương
phẩm
+Tổng nguyên liệu sx nấm 3.389,3 tấn Nguyên liệu nấm sò 1.021,70 tấn Nguyên liệu nấm mỡ 1.349,40 tấn Nguyên liệu nấm rơm 1.017,10 tấn Sản lượng nấm tươi 943,29 tấn Giá trị sản xuất nấm đạt 17.491,24 triệu +Sản xuất nấm rơm
Nguyên liệu sản xuất 1.017,10 tấn
Năng suất trung bình 150-155kg nấm tươi/tấn nlieu Sản lượng nấm tươi 155,62 tấn
Gía trị sản lượng 3.112,33 triệu(3,060 tr/tấn nl) Thu nhập bình quân/1tan nl 1.967.500 đồng
+Sản xuất nấm sò
Nguyên liệu sản xuất 1.021,70 tấn
Năng suất trung bình 500-550kg nấm tươi/tấn nlieu Sản lượng nấm tươi 531,28 tấn
Gía trị sản lượng 7.969,26 triệu(7,800tr/tấn nl) Thu nhập bình quân/1tan nl 3.552.500 đồng
+Sản xuất nấm mỡ
Nguyên liệu sản xuất 1.349,4 tấn
Năng suất trung bình 180-185 kg nấm tươi/tấn nl Sản lượng nấm tươi 256,39 tấn
Gía trị sản lượng 6.409,65 triệu(4,750tr/tấn nl) Thu nhập bình quân/1tan nl 845.000 đồng
Được sự quan tâm của tỉnh Hải Phòng nghề nuôi trồng và sản xuất nấm đã và đang từng bước phát triển mang lại thu nhập cho người dân,giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động của tỉnh.
2.2.Kết quả sản xuất nấm tại công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động-Hà Nam.
-Công ty Ngọc Động Hà Nam được thành lập năm 2004 tại thôn Ngọc Động ,xã Hoàng Đông ,huyện Duy Tiên,tỉnh Hà
Nam,tiền thân là Tổ hợp mây tre Ngọc Động thành lập năm 1988 tại làng nghề.
-Hiện tại công ty đang trồng thí điểm 7 loại nấm: Mộc nhĩ,nấm sò,nấm chân dài,nấm trân châu,nấm linh chi,nấm mỡ,nấm rơm.
Nội dung K.lượng
*Nhà xưởng 20.000 m2
Cán bộ công nhân viên trong nhà may
140 Lao động phân bố tại các làng nghề 10,000 Sản phẩm hiện đang kinh doanh 4.000 sp *Tình hình trồng nấm hiện tại +Mộc nhĩ Số bịch 4 vạn bịch Mộc nhĩ khô 2.4 tấn +Nấm sò Số bịch 2 vạn bịch Nấm tươi thu được 10 tấn +Nấm mỡ đạt 36% Giá bán 18-20.000đ/kg +Nấm chân dài Số bịch 5000 bịch Thu được 150kg Giá bán 65.000đ/kg +Nấm linh chi Số bịch 2 vạn Thu được linh chi khô 400kg
*Tổng doanh thu: 700 triệu
Thu lãi 150 triệu
Hiện tại công ty đang liên kết chặt chẽ với trung tâm Công nghệ sinh học thực vật trong việc chuyển giao công nghệ làm giống nấm và nuôi trồng nấm.Ngoài ra còn hợp tác với các chuyên gia của nước ngoài để cải tiến cách thức trồng nấm.Bên cạnh đó công ty cũng hợp tác với một số công ty dược phẩm để chế biến các loại dược phẩm và trà từ linh chi,phối hợp với các nhà chế biến nấm tươi nấm đóng hộp để tiêu thụ nấm làm ra và hướng tới xuất khẩu.
Sản phẩm nấm đang được tiêu thụ thuận lợi trên địa bàn Hà Nội và tỉnh Hà Nam.Trong 5 năm nữa công ty sẽ mở mở rộng diện tích và sản xuất để đưa nghề trồng nấm phát triển.
2.3.Tình hình nuôi trồng và sản xuất nấm tại tỉnh Bắc Giang
2.3.1.Đặc điểm và tình hình
_Bắc Giang là tỉnh có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp nói chung sản xuất nấm nói riêng như :vị trí địa lý,giao thông,thời tiết khí hậu thuận lợi(có thể sản xuất quanh năm và sản xuất được nhiều chủng loại nấm),nguồn nguyên liệu rồi rào,nguồn lao động sẵn có(khoảng 70% lao động ở khu vực nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp)
_Đề án phát triển sản xuất nấm ở Bắc Giang giai đoạn
2007-2010 được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND tỉnh về ngân sách và hỗ trợ công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật và chi phí xây dựng lán trại,giá giống và vật tư kỹ thuật thiết yếu.
_Tuy nhiên một số cấp ủy,chính quyền địa phương và người dân chưa thấy được hết giá trị kinh tế-xã hội của môi trường của nghề sản xuất nấm nên còn e ngại chưa dám đầu tư tổ chức sản xuất và đưa nghề nấm trở thành nghề phát triển ổn định bền vững.
_Những năm gần đây trung tâm giống nấm Bắc Giang đã phối hợp với các địa phương tuyên truyền tập huấn chuyển giao kỹ thuật và đã có được những kết quả như: Đã tổ chức được 91 lớp tập huấn cho khoảng 4000 người tham gia(mỗi lớp từ 40 đến 50 lượt
từng công đoạn sản xuất từ khâu chuẩn bị,xứ lý nguyên liệu đén thu hoạch,sơ chế biến và tiêu thụ sản phẩm đối với từng loại nấm tại các địa phương theo phương châm” dắt tay chỉ việc”.
Đào tạo được hàng chục cán bộ kỹ thuật cơ sở để cùng với cán bộ kỹ thuật của trung tâm giống nấm Bắc Giang thường xuyên chỉ đạo sát sao các mô hình thuộc vùng đề án
Việc lựa chọn xây dựng ô hình sản xuất gắn liền với lợi thế về điều kiện tự nhiên nguồn nguyên liệu và kinh nghiệm tổ chức sản xuất cảu từng địa phương.Với nguồn rơm rạ dồi dào,sự tổ chức sát sao của chính quyền địa phương,các huyện đã tranh thủ được sự của đề án cho sự phát triển nghề sản xuất nấm tại cơ sở gồm:Lạng
Giang, Yên Dũng với hàng chục xã tham gia. 2.3.2.Kết quả thực hiện:(sau 4 năm)
*Tổng lượng lán trại : 1.000 chiếc(50m2/lán) +Đề án hỗ trợ 312 lán(1,15 triệu/lán) +Người sản xuất tự đầu tư 688 lán
*Hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến và thu mua nấm do đồ án sx
05 cơ sở (mức hỗ trợ 15 triệu/cơ sở)
*Cung ứng giống,vật tư kỹ thuật: (mức hỗ trợ 50%giá mua) + Giống nấm rơm 16,3 tấn
+ Giống nấm mỡ 56,2 tấn + Giống nấm mộc nhĩ 26.300 túi
+ Đạm SA 77 tấn
+ Bột nhẹ(dùng sx nấm mỡ) 115,6 tấn + Túi nilong chịu nhiệt 26,300 tấn +Mùn cưa(dùng sx mộc nhĩ) 2.300 tấn
*Kinh phí đầu tư Tổng:26.417 triệu +kinh phí từ ngân sách tỉnh
hỗ trợ
3.644 triệu +kinh phí dân đầu tư 22.773 triệu + một số tỉnh: Yên Dũng,Lạng
Giang hỗ trợ người sx 300 triệu *Kết quả sản xuất
+Diện tích lán trại sx Khoảng 16.000m2 lán kiên cố và 12.000m2 lán trại tạm
+ Tổng lượng nguyên liệu 8.121 tấn Rơm sx nấm rơm 1.085 tấn Rơm rạ sx nấm mỡ 3.746 tấn Mùn cưa sx mộc nhĩ 3.290 tấn +Sản lượng nấm tươi đạt được 3.500 tấn
Nấm rơm 163 tấn
Nấm mỡ 1.124 tấn
Nấn mộc nhĩ 2.213 tấn * Tổng doanh thu khoảng 40,9 tỷ đồng Lợi nhuận thu được 14,5 tỷ đồng
Với đề án nuôi trồng sản xuất nấm mà tỉnh Bắc Giang đề ra sau 4 năm đã đạt được những hiệu quả cả về xã hội và môi trường: +sản xuất của đề án đã cung cấp cho thị trường hàng nghìn tấn nấm có giá trị dược liệu cao,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó góp phần bảo vệ bảo vệ ,nâng cao sức khỏe người tiêu dùng. +Tạo thêm công ăn việc làm cho khoảng 2.000 lao động nông nhàn trong nông thôn có thu nhập khá và có thể làm giàu.
+Tạo cơ sở ban đầu cho việc mở rộng và phát triển sản xuất nấm trở thành nghề sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao trong nông nghiệp,nông thôn.
+Đề án cũng đã hạn chế việc đốt hàng nghìn tấn phế thải phụ phẩm (rơm rạ,mùn cưa...)từ sản xuất nông nghiệp ,công nghiệp,qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường,tạo một nền nông nghiệp sạch,an toàn có lợi ích cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái.Ngoài ra đề án cũng đã tạo ra hàng nghìn tấn phân hữu cơ nhờ việc xử lý bã thải sau khi trồng nấm giúp giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng.
2.3.3.Đánh giá chung a.Ưu điểm:
Được sự quan tâm của tỉnh,của các cấp nghành ,đoàn thể và người dânviệc thực hiện thành công đề án phát triển sản xuất nấm
của tỉnh trong những năm qua đã khẳng định được những kết quả cơ bản và quan trọng sau đây:
-Khẳng định nghề sản xuất nấm là một nghề dễ làm,ít rủi ro,phù hợp với trình độ sản xuất trong nông nghiêp,nông thôn của tỉnh và đem lại thu nhập khá cao.
-Đã thay đổi cơ bản nhận thức của người sản xuất trong việc chuyển đổi nghành nghề sản xuất,từ chỗ chỉ sản xuất nhỏ,tự cung tự cấp sang ý thức sản xuất quy mô lớn,tập trung,có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ ,giữa nhà khoa học –người sản xuất-thị trường tiêu thụ sản phẩm,nhận thức về giá trị của nấm và sử dụng nấm trong đời sống hằng ngày của mọi tầng lớp dân cư không ngừng được nâng lên.
-Xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn,quản lý và người sản xuất có kinh nghiệm từ tỉnh đến huyện và các cơ sở,hộ sản xuất. - Giam thiểu tác hại đến môi trường do đốt,bỏ phế thải của sản xuất nông nghiệp và tận dụng được hàng nghìn tấn bã thải sau khi sản xuất nấm làm phân hữu cơ phục vụ trở lại cho sản xuất nông nghiệp
b.Những tồn tại hạn chế
- Số lượng mô hình sản xuất có quy mô lớn còn ít,chưa có doanh nghiệp đầu tư sản xuất ,chế biến và tiêu thụ sản phẩm quy mô công nghiệp
-Mức độ đầu tư cơ sở vật chất của các mô hình thấp,thiếu đồng bộ và toàn diện,có không ít mô hình mới chỉ đầu tư lán trại
tạm,chưa có nhà xưởng,lò hấp thanh trùng,… sản xuất thụ động ,hiệu quả không cao.
-Việc sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với việc nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ,chưa chủ động khai thác,xúc tiến tìm đầu ra cho sản phẩm có lợi cho sản xuất.
2.3.4.Bài học kinh nghiệm
-Cần phải có sự nhất quán,quyết liệt,kiên trì trong công tác lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp,nghành liên quan của địa phương từ khâu
quán triệt mục tiêu,lập kế hoạch,tổ chức sản xuất,kiểm tra,đánh giá và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người dân đầu tư,sản xuất ổn định. -Cán bộ kỹ thuật phải tâm huyết với nghề,phải được trao đổi học tập thường xuyên để nâng cao trình độ mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất.
-Cơ chế chính sách hỗ trợ phải cụ thể,công khai,kịp thời,tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất.
-Thời vụ sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất,chất lượng sản phẩm,vì vậy việc nắm bắt xây dựng kế hoạch sản xuất phải chi tiết,cụ thể,tuyệt đối tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất mới đảm bảo năng suất,chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao.
2.3.5.Một số đề xuất
a.Đối với Trung ương:
Hỗ trợ Bắc Giang xây dựng một trung tâm nông nghiệp công nghiệp công nghệ cao nhằm:
_Thúc đẩy công nghệ sản xuất nấm nói riêng và sản xuát nông nghiệp công nghệ cao nói chung
_Đưa sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2012 về sau
Trước mắt, trong năm 2012, hỗ trợ xây dựng hoàn chỉnh dự án nâng cấp Trung tâm giống nấm Bắc Giang để sớm đưa công trình vào hoạt động , kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân địa phương.
b.Đối với tỉnh:
Có những chính sách hỗ rợ mở rộng sản xuất nấm trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2011 và những năm tiếp theo.
2.4.Kết quả thực hiện chương trình sản xuất nấm tại huyện Tiên Lãng-Hải Phòng(2008-2010)
Tiên Lãng là huyện xa trung tâm Thành phố hải phòng với diện tích canh tác trên 8000ha.Trong những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lục phấn đấu vươn lên về mọi mặt,chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trước hết là chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp,đưa thêm nghề mới vào địa phương.Và một trong những ngành mới đã mang lại hiệu quả và triển vọng phát triển mạnh trong thời gian tới đó là ngành sản xuất nấm.
Sau khi Huyện đã chỉ đạo làm thí điểm ở một số hộ, tổ chức nghiên cứu học tập kinh nghiệm ở một số địa phương,Ban thường vụ Huyện ủy Tiên lãng đã chỉ đạo xây dựng đề án về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình sản xuất nấm của huyện giai đoạn
2008-2012 trong đó chỉ đạo tập trung làm tốt một số công việc chủ yếu sau:
_Đã thành lập ban chỉ đạo sản xuất nấm ở huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên,tổ chúc giao ban định kỳ.Và các xã, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí chủ tịch UBND xã ,thị trấn làm trưởng ban.
_Huyện đã tổ chức cho một số cán bộ kỹ thuật lên tham dự lớp tập huấn tại Trung tâm công nghệ sinh học thực vật., tổ chức đào tạo ngắn hạn( có cấp chứng chỉ) cho 60 cán bộ kỹ thuật và các hộ sản xuất nấm về kỹ thuật sản xuất nấm.UBND huyện đã trưng dụng 23 cán bộ kỹ thuật(có chi phụ cấp hàng tháng) để phụ trách các xã thị trấn.Hằng năm,ngoài phần kinh phí hỗ trợ do thành phố cấp,huyện đã trích ngân sách để hỗ trợ thêm cho các hộ sản xuất nấm.Cơ chế hỗ trợ được công khai từ đầu vụ.
_UBND huyện đã ký hợp đồng trách nhiệm với trung tâm công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện di truyền nông nghiệp.Theo đó trung tâm công nghệ sinh học thực vật có trách nhiệm cung ứng giống nấm,sẽ thu mua nấm theo giá đảm bảo cho người sản xuất nấm có lãi ,nếu bán được với giá cao hơn thì các hộ sản xuất được quyền bán ra thị trường.
_Ở các xã-thị trấn,cấp ủy chính quyền ,các đoàn thể đã tích cực vận động ,giúp đỡ các hộ sản xuất nấm, nhiều địa phương đã tổ chức cho các cán bộ và một số hộ sản xuất nấm đi học tập kinh nghiệm sản xuất ở huyện Nghĩa Hưng-Nam Định,huyện Yên
Khánh-Ninh Bình;các xã, thị trấn đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất nấm với nhiều hình thức phù hợp từng đối tượng.
_Hàng năm,UBND huyên đều giao chỉ tiêu sản xuất nấm cho từng địa phương, hàng vụ đều có sơ kết tổng kết, biểu dương ,khen
thưởng kịp thời những địa phương, đơn vị , cá nhân làm tốt.
Sau 3 năm(2008-2010) triển khai sản xuất nấm trên địa bàn huyện đã cho các kết quả bước đầu rất tốt trên nhiều mặt(kinh tế,lao
động,việc làm, môi trường...)
Trên địa bàn huyện những năm qua đã đưa khá nhiều chủng loại nấm vào sản xuất như nấm Rơm,nấm Mỡ,Mộc nhĩ,Linh chi...Nhưng chủ yếu là nấm Rơm,nấm Mỡ,nấm Sò.Trong 03 năm đã sử dụng 4.525 tấn rơm,rạ vào sản xuất nấm,lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất nấm năm sau tăng cao hơn năm trước,giá trị thu nhập đạt hàng chục tỷ đồng ,tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 400 lao động chuyên nghiệp và hàng ngàn lao động thời vụ ,bước đầu hình thành