3. Công nghệ sản xuất mộc nhĩ.
PHẦN 4 DỰ ÁN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NUÔI TRỒNG NẤM
XUẤT NUÔI TRỒNG NẤM
Trên nước ta hiện nay đã chuyển giao công nghệ trện 50 tỉnh thành về công nghệ nuôi trồng nấm ăn và khoảng 30 tỉnh thành về công nghệ sản xuất nấm tại chỗ
Để sản xuất nằm ở tại địa phương có nguồn nguyên liệu cần chủ động giống và Trung tâm Nấm Văn Giang là cơ sở trực thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp - Viện KHNN Việt Nam) là đợn vị chủ lực có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển SX giống, nuôi trồng, chế biến các loại nấm ăn, nấm dược liệu. Chuyển giao công nghệ, đào tạo, tập huấn kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng và chế biến nấm ở miền Bắc và trên cả nước.
Sơ đồ mặt bằng trung tâm nấm Văn Giang
Để đáp ứng nhu cầu trồng và kinh doanh các sản phẩm từ Nấm ngày càng cao, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp - Viện KHNN Việt Nam) chuyển giao công nghệ từ lý thuyết đến hỗ trợ khâu đi vào thực tế.
- Lập dự án nấm
- Tư vấn đầu tư, xây dựng qui trình trồng nấm, cung cấp giải pháp
- Thiết kế: trang trại, phòng sản xuất meo giống, nhà trồng nấm - Huấn luyện đào tạo
Qua nghiên cứu tìm hiểu tư liệu cũng như được sự giúp đỡ tận tình của thầy Thân Đức Nhã chúng em đã được tiếp cận cũng như
hiểu thêm về 1 số dự án chuyển giao công nghệ thuộc cấp bộ cấp nhà nước
Sau đây là 1 số dự án chuyển giao công nghệ nhân giống, công nghệ sản xuất nấm thích hợp với từng địa phương, công nghệ chế biến nấm, công nghệ xử lý bã thải nấm khép kín được bộ cấp nhà nước phê duyệt từ năm 2001 và có tầm nhìn tới năm 2020
4.1.Chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu Hồng Nam- Hưng Yên:
Ngày 19/7/2011, tại Hội trường UBND xã Hồng Nam đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện dự án "Chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu" giai đoạn 1, kế hoạch thực hiện dự án giai đoạn 2.
Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Đỗ Tiến Hùng, tỉnh ủy viên - giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Phó Bí thư thường trực thành ủy Hưng Yên, lãnh đạo, đại diện các phòng chuyên môn Sở KH&CN, đại diện UBND thành phố Hưng Yên, lãnh đạo xã Hồng Nam, Hội cựu chiện binh xã Hồng Nam.
Dự án "Chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu" do UBND thành phố Hưng Yên phối hợp với Hợp tác xã sản xuất thương mại nấm và nông sản cựu chiến binh Hồng Nam, Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp được triển khai thực hiện giai đoạn 1 đã đạt được một số kết quả sau:
- Xây dựng và hoàn chỉnh được cơ sở sản xuất giống nấm ăn và nấm dược liệu với đầy đủ khả năng nhân và bảo quản giống nấm cấp 3, các loại giống đảm bảo cho năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất nấm của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.
- Trình độ hiểu biết về kỹ thuật sản xuất nấm được nâng cao, giảm tỷ lệ bịch hỏng do nhiễm bệnh.
- Chủ động sản xuất được giống nấm cấp 3, công nghệ thu hái, sơ chế, bao, đóng gói và bảo quản sản phẩm đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, giúp giảm chi phí giá thành đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế.
- Xây dựng được những quy trình sản xuất giống cũng như công nghệ bảo quản giống thích hợp với điều kiện thực tế của địa
phương.
- Các loại nấm được trồng như nấm rơm, nấm sò, nấm linh chi đều cho năng suất cao, ổn định. Nấm rơm tỷ lệ đạt 14,3%, nấm sò 95%, nấm linh chi 85%.
- Đã tận dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bông phế loại để trồng nấm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phân hữu cơ từ phế thải nấm được sử dụng trở lại cho sản xuất nông nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế từ nghề trồng nấm là rất cao, cho thu nhập từ 80.000 - 120.000 đồng/ ngày công lao động.
Từ những kết quả trên, trong giai đoạn II, BCN đề tài sẽ mở rộng sản xuất, tiến hành trồng thêm nấm mỡ, mộc nhĩ trên các nguyên liệu mùn cưa, bã mía; ứng dụng công nghệ chế biến nấm muối và tổ chức đào tạo tập huấn cho các hộ sản xuất nấm trên địa bàn thành phố.
4.2.Chuyển giao sản xuất giống tại huyện Nghĩa Hưng- Nam
Định:
Trung tâm công nghệ sinh học thực vật-Viện di truyền Nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi từ việc đào tạo các cán bộ kỹ thuật sản xuất giống đến đầu tư, hỗ trợ các thiết bị sản xuất , cung cấp các loại giống cấp 1 cho trung tâm dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng chủ đông sản xuất các loại giống cấp 2-3ngay tại trung tâm từ tháng 5/2007 đến nay.
Trong thời gian qua Trung tâm Dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng đã chủ động sản xuất các loại giống nấm đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người dân sản xuất của huyện Nghĩa Hưng và các huyện lân cận.
Việc sản xuất giống cấp 2-3 tại Trung tâm Dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng đã giúp người sản xuất chủ động trong kế hoạch giống, các chủng giống cấp 1 do Trung tâm công nghệ sinh học thực
vật - Viện Di truyền Nông nghiệp cung cấp cho có tính ổn định, bền vững ,có chất lượng tốt nên trong thời gian qua các loại giống cấp 2-3 dô Trung tâm Dạy nghề công lập huyện Nghĩa Hưng sản xuất và cung ứng đều đạt hiệu quả tốt, cho năng suất cao
Được biết, kế hoạch chuyển giao công nghệ nói trên nằm trong Dự án phát triển nấm ăn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cho phép áp dụng rộng rãi trên địa bàn cả nước. Hiện trung tâm đã tiến hành chuyển giao công nghệ và xây dựng các phòng nhân giống nấm cấp 1, 2, 3 cho hơn 30 tỉnh/thành phố trong cả nước. Ngoài ra, trung tâm còn vận hành nhà máy đóng
hộp nấm đặt tại Khu công nghiệp Nam Sách, Hải Dương có công suất 30.000 tấn/năm.
Ngoài ra, trung tâm cũng tiến hành cung cấp giống và chuyển giao công nghệ sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu cho các bộ, ngành như: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện nghiên cứu Rau quả
Trung ương, Trung tâm Kỹ thuật Rau quả Hà Nội và giống nông nghiệp cho các tỉnh như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thái Bình,
Thanh Hóa.
Trung tâm cũng cho biết, việc sản xuất nấm của trung tâm đang đem lại nhiều lợi ích thiết thực như tận dụng các phế liệu trong nông
nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, góp phần bảo vệ môi trường, tăng lượng phân hữu cơ sạch cho
đồng ruộng, tăng mặt hàng xuất khẩu..
Tình hình thực hiện đề án sản xuất nấm trên địa bàn huyện Yên Khánh- Ninh Bình:
Thực hiện chủ trương của tỉnh Ninh Bình về phát triển đa dạng các ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, năm 1998, huyện Yên Khánh có chủ trương phát triển mô hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện. Được Trung tâm công nghệ sinh học thực vật Viện Di truyền Nông nghiệp quan tâm giúp đỡ tổ chức tham quan học tập, hướng dẫn đào tạo nghề cho cán bộ huyện làm công tác chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp cho các hộ có nhu cầu làm nghề nấm, thường xuyên cử các chuyên gia của Viện về hướng dẫn, đào tạo nghề tại địa phương, có bổ sung thường xuyên về kỹ năng nghiệp vụ đối với những tiến bộ khoa học mới, nhất là các giống nấm mới áp dụng công nghệ cao nhằm tăng hiệu quả lao động. Bên cạnh đó, Viện đã giúp huyện thành lập được trung tâm sản xuất giống nấm Hương Nam nhằm đáp ứng kịp thời giống nấm cho địa phương và cũng là nơi đào tạo nghề cho các hộ sản xuất nấm trên toàn tỉnh. Nghề trồng nấm được phát triển từ đây, nhưng chủ yếu quy mô nhỏ, lẻ sản xuất hộ gia đình là chủ yếu, chậm mở rộng. Đến năm 2002, Yên Khánh rút ra bài học kinh nghiệm, phải coi việc phát triển nấm là một nghề thực thụ, phải đầu tư và có chính sách hỗ trợ kịp thời cho những hộ yêu nghề, có tâm huyết với nghề. Từ chỗ phát động phong trào phát triển sản xuất nấm chuyển sang có chính sách đầu tư hỗ trợ chọn lọc, sản xuất với quy mô lớn, tập trung theo hình thức trang trại, gia trại, trong đó có việc thành lập trung tâm giống nấm Hương Nam, HTX sản xuất và chế biến nấm Khánh Phú, đồng thời ưu tiên cho các hộ xây dựng quy mô lớn trang trại, gia trại sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu.
Từ năm 2005 đến nay, nghề sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm đã phát triển khá nhiều luôn duy trì ở mức từ 180-200 hộ trở lên sản xuất với quy mô lán trại kiên cố từ 1000m2 trở lên. Đồng thời, đã thành lập được 15 tổ hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm xuất khẩu trên địa bàn huyện đã và đang hoạt động có hiệu quả.
Trong 5 năm qua, huyện Yên Khánh đã tập trung chỉ đạo sản xuất một số loại nấm chính gồm: nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ, linh chi, nấm rơm…đã sử dụng mỗi năm từ 3000 tấn nguyên liệu trở lên. Sản lượng nấm tươi đạt khoảng 1200 tấn/năm ( năm 2007), 2500
tấn/năm ( năm 2010), giá trị sản xuất đạt từ 10-20 tỷ đồng, nhiều hộ thu nhập đạt hàng trăn triệu đồng/năm.
4.3.Một số khó khăn trong công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất nấm hiện nay:
a.Thiếu nguồn lực:
Ý nghĩa việc phát triển nghề nấm ở việt nâm và trên thế giới đã được đề cập đén từ nhiều năm. Song chúng ta chưa có hệ thống đào tạo chuyên ngành từ bậc sơ cấp đến trên đại học. phần lớn các cán bộ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, người sản xuất hiện nay điều tự học và rút kinh nghiệm qua thực tiễn sản xuất.
Nhận thức của người dân cũng như việc tiếp cận kỹ thuật nhân giống nuôi trồng, bảo quản, chế biến và tiêu dung nấm còn nhiều hạn chế. Nấm là 1 loại cây trồng rất nhạy cảm với điều kiên môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, nguyên liệu, nguồn nước… nếu người sản xuất không nắm vững quy trình sản xuất, coi việc trồng nấm như việc trồng rau, trồng cây ăn quả thì hiệu quả kinh tế sẽ không cao. Trồng nấm phải là 1 nghề, nghề này đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ về chi thức, kinh tế và quyết tâm cao mới phát triển bền vững.
- Nhà xưởng thiết bị, công cụ sản xuất nấm còn chắp vá:
- Nghiên cứu và sản xuất nấm còn rất thăng trầm nhiều đơn vị phải giải thể trong những năm 90 như: công ty nấm Hà Nội, xí nghệp nấm TP. Hồ Chí Minh và hang chục cơ sở sản xuất nấm khác.
- Các thiết bị cũng như công tác nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến nấm còn quá ít chưa có nhà máy nào cung cấp cho người sản xuất các công đoạn trông nấm như: xử lý nguyên liệu ( rơm rạ, mùn cưa, bã mía,than lõi ngô) đến chăm sóc thu
hái điều làm thủ công nên năng suất lao động thấp, chất lượng nấm thương phẩm không cao.
- Nhà xưởng xây dựng để chuyên trồng nấm còn quá đơn giản, chủ yếu là tranh tre, nứa lá, chưa đảm bảo yếu tố môi trường thuận lợi cho cây nấm phát triển. người trồng nấm còn tư duy theo hướng tự cung tự cấp tận dụng cơ sở vật chất sẵn có, chưa mạnh dạn đầu tư một cách bài bản cho 1 ngành sản xuất nông nghiệp cao.
b.Hệ thống dịch vụ tiêu thụ sản phẩm gắn với trồng nấm còn ít:
- Thực tiễn đã chứng minh nơi nào sản xuất nhiều nấm thì càng dễ tiêu thụ và ngược lại nếu sản xuất nhỏ lẻ, số lượng ít thì tiêu thụ lại khó khăn, giá thấp. nấm ăn là loại thực phẩm cao cấp như các loại thịt nên không được thu hái, vận chuyển , đống gói , bảo quản, tiêu thụ phải được thực hiên rất khoa học. nếu không bảo quản lạnh ( ở nhiệt độ 2-4oC) hoặc sơ chế muối , sấy khô thì chỉ sau 24h nấm sẽ bị ôi vì vậy người trồng người mua, bán cần phải hiểu bản chất của loại thực phẩm này.
- Các đơn vị nuôi trồng nấm chưa tập trung xây dựng chính sách đầu tư để tạo vùng nguyên liệu, dẫn đến tình trạng nhà máy không đủ nấm để sản xuất chế biến , người sản xuất thì kêu không có đầu ra.
c.Chính sách về đất đai và vốn đầu tư
- Xây dựng các gia trại, trang trại, công ty chuyên trồng nấm cần mặt bằng rộng từ vài ngàn m2 đế vài ha. Nhiều hộ nông dân muốn mở rộng diện tích sản xuất nhưng khó dồn điền đổi thửa. qua tính toán thực tế xây dựng 1 nhà xưởng trồng nấm trên 1 ha diện tích có thể giải quyết được việc làm cho 30-40 người, vời mức thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng/ người/ tháng
- Đầu tư vào nấm, chi phí lớn nhất là nhà xưởng, mua sắm thiết bị phải khấu hao từ 5- 10 năm. Nếu vốn vay ngắn hạn ( qua ngân hang nông nghiệp) thì quá khó khăn, các cơ sở nấm quy
mô lớn đầu tư hang chục tỷ đồng vào tai sản cố điịnh nên cần vay vốn đầu tư dài hạn, lãi xuất hợp lý.
4.4.Một số giải pháp và kiến nghị
Hiện nay Chính phủ đã đưa “ cây nấm” là 1 trong các loại cây trồng nằm trong nhóm sản phẩm quốc gia. Vì vậy nhà nước cần có các cơ chế chính sách giải pháp cụ thể để tổ chức thự hiên đồng bộ. phấn đấu đến năm 2020, ngành nấm Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và có thương hiệu trên thị trường thế giới.
Các cấp chính quyền từ địa phương đến Trung ương cũng như các cơ quan hữu quan coi cây nấm là sản phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ cao, đưa vào nghị quyết của các cấp ủy đảng trong các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội. qua kinh nghiêm của 1 số nước như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc,Hàn Quốc đã xây dựng 1 ngành công nghiêp nấm thành công và đạt hiệu quả cao là do họ có chiến lược đầu tư từ những năm 80
Lồng ghép các chương trình, mục tiêu cấp quốc gia và địa phương để phát triển sản xuất nấm như chương trình giống,Công nghệ sinh học, nông thôn miền núi, khuyến nông, Đề án 1956, Xây dựng nông thôn mới…, để huy động các nguồn lực về tài chính cũng như sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị nhằm thúc đẩy nhanh ngánh sản xuất nấm ở Việt Nam.
Tích cực tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để hiểu rõ vai trò, ý nghĩa của việc phát triển ,sản xuất nấm không những tạo nên nguồn thực phẩm có giá trị về dinh dưỡng mà còn làm sạch môi trường tận thu nguồn phân hưu cơ tăng năng suất cây trồng và có thị trường xuât khẩu lớn.
Nhà nước tập trung đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp, chủ trang trại, gia trại có các điều kiện cần và đủ như: kiến thức về khoa học công nghệ, khả năng tổ chức quản lý vốn đối ứng, nguồn nhân lực đã qua đào tạo từ đó làm đầu tàu cho việc phát triển nấm ở địa phương.
Nấm linh chi đỏ Nấm kim châm
Nấm sò trắng Mộc nhĩ
Nấm sò vua Nấm trân châu
KẾT LUẬN
Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu là ngành sản xuất mới, đã và đang từng bước khẳng định đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, phù hợp với
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa.
Nguyên liệu cho sản xuất nấm thường là các phế phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, bã mía, mùn cưa…. Nên vừa có thể