SỰ TRÁNH NÉ VỚI ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VI SINH VẬT

Một phần của tài liệu Đại cương vi sinh y học (Trang 53 - 54)

Về lý thuyết, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể vật chủ càng lâu thì chúng càng có nhiều thời gian để gây tổn thương cho cơ thể, vì vậy những vi sinh vật tránh né được sức đề kháng của cơ thể vật chủ thì có khả năng hơn để gây bệnh

1. Sự lẩn tránh trong tổ chức hoặc tế bào

Nhiều vi sinh vật nằm bên trong tế bào tránh được tác dụng có hại cho chúng của kháng thể và thuốc kháng sinh. Mycobacterium tuberculosisM. leprae thoát khỏi cơ chế miễn dịch tế bào do ngăn cản sự hòa nhập các lysozim của đại thực bào với các phagosom của lưới nguyên tương có chứa vi khuẩn. Virus herpes simplex và virus zoster sau khi xâm nhập vào tế bào biểu mô, các virus này đến vùng hạch rễ thần kinh lưng và chúng tồn tại ở trong đó một thời gian dài, Epstein-Barr virus tồn tại được trong tế bào lympho B...

2. Các yếu tố hòa tan của vi sinh vật

Nhiều vi khuẩn có khả năng tạo ra các yếu tố hòa tan làm trở ngại đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ chống lại nó. Ví dụ nhiều chủng tụ cầu sản sinh protein A kết hợp với vùng Fc của phân tử kháng thể ảnh hưởng đến chức năng của kháng thể trong quá trình opsonin hóa, lậu cầu và nhiều não mô cầu tạo ra enzyme protease phá hủy phân tử IgA miễn dịch

3. Thay đổi kháng nguyên

Sự thay đổi kháng nguyên vi sinh vật thấy rõ ràng nhất ở virus cúm. Virus này có hai quyết định kháng nguyên chính: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (H) và kháng nguyên neuramidase (N). Những thay đổi nhỏ về đặc tính kháng nguyên làm xuất hiện typ virus mới. typ mới này thoát khỏi sự bất hoạt của kháng thể có trong máu của người bênh đã bị nhiễm trùng trước đây bởi typ virus bố mẹ.

KHÁNG NGUYÊN VI SINH VẬTMục tiêu học tập Mục tiêu học tập

1. Trình bày được các kháng nguyên của vi khuẩn. 2. Trình bày được các kháng nguyên của virus.

Đối với cơ thể người và động vật thì vi sinh vật và những chất độc của chúng là những kháng nguyên. Mỗi chủng vi sinh vật được cấu tạo bởi nhiều chất phức tạp và có tính kháng nguyên khác nhau, cho nên mỗi chủng vi sinh vật đều có nhiều kháng nguyên.

Một phần của tài liệu Đại cương vi sinh y học (Trang 53 - 54)