Các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu có thể họat động độc lập nhưng thường tác động hợp đồng với cơ chế miễn dịch đặc hiệu, do đó làm tăng hiệu quả của cơ chế miễn dịch đặc hiệu lên rất nhiều, nhất là đối với các vi sinh vật có độc lực cao. Các cơ chế bảo vệ đặc hiệu chỉ có được khi cơ thể đã tiếp xúc với các kháng nguyên của một vi sinh vật gây bệnh nào đó (do nhiễm trùng hoặc do dùng vacxin). Cơ chế bảo vệ đặc hiệu gồm có miễn dịch dịch thể bảo vê và miễn dịch tế bào bảo vệ.
1. Cơ chế miễn dịch dịch thể bảo vệ
Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc vào sự xuất hiện của kháng thể bảo vệ. Sự tồn tại của kháng thể này cũng giúp cho cơ thể đề phòng tái nhiễm. Kháng thể có những tác dụng khác nhau đối với vi sinh vật .
1.1. Ngăn cản vi sinh vật bám
Đối với nhiều loài vi sinh vật gây bệnh, việc bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp là bước quan trọng để chúng có thể gây bệnh như E.coli, lậu cầu, vi khuẩn tả,
Mycoplasma, các lọai virus. Các kháng thể thường là IgA tiết ( IgAs ) có khả năng ngăn cản các vi sinh vật bám vào niêm mạc.
1.2 Trung hòa độc lực của virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme
Các kháng thể IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên trên, đã làm cho các virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme mất khả năng gây bệnh.
1.3. Làm tan các vi sinh vật trong trường hợp có bổ thể tham gia
Các kháng thể IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên là các vi sinh vật đã hoạt hóa bổ thể đẫn tới làm tan tế bào vi sinh vật (vi khuẩn Gram âm, virut ). 1.4.Ngưng kết vi sinh vật và kết tủa các sản phẩm hòa tan của vi sinh vật
Các kháng thể IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các vi sinh vật đã gây ngưng kết các vi sinh vật này, khi kết hợp với các sản phẩm hòa tan của các vi sinh vật cũng gây nên sự kết tủa của các sản phẩm này.
1.5. Opsonin hóa
Lúc opsonin hóa tức là kết hợp với kháng thể và bổ thể vi sinh vật dễ dàng bị bạch cầu trung tính và đại thực bào thâu tóm vì trên bề mặt của bạch cầu trung tính và đại thực bào có các thụ thể dành cho Fc của kháng thể và C3b của bổ thể và do đó bị tiêu diệt nhanh chóng hơn. Qua opsonin hóa sự thực bào ngay cả với những vi sinh vật có độc lực cũng được thực hiện mạnh mẽ.
1.6. Hiện tượng gây độc tế bào do tế bào phụ thuộc kháng thể (Antibody dependent cellular cytotoxicity: ADCC)
Gọi tắt là hiệu quả ADCC. Các tê bào gây nên hiện tượng này là các lympho K còn gọi là tế bào Null. Ngoài ra đại thực bào và tế bào mono cũng gây ra hiệu quả trên đây. Cho đến nay chưa hiểu hết cơ chế làm tan tế bào do hiệu quả ADCC. Một số nghiên cưú cho rằng hiện tượng tan tế bào do hiệu quả ADCC có điểm giống tan tế bào do lympho T gây độc, một số khác lại cho rằng hiện tượng tan tế bào này dẫn đến vỡ màng tế bào giống như sự tác đụng của kháng thể và bổ thể. Hiệu quả ADCC liên quan đến tế bào ung thư, nhưng các vi sinh vật cũng bị tiêu diệt theo cơ chế này. Tuy in virto người ta đã chứng minh khả năng giết vi khuẩn và tế bào nhiễm virus theo cơ chế của hiệu quả ADCC nhưng cho đến nay chưa hiểu hết tầm quan trọng của hiệu quả này. Trong bệnh viên gan B có thể hiệu quả ADCC có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các tế bào gan nhiễm virus. Ở trẻ em bị sởi hiệu quả ADCC cũng có tác dụng diệt tế bào nhiễm virus nhưng chưa rõ ý nghĩa lâm sàng của hiệu quả này.
2. Cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào bảo vệ
Một số vi khuẩn như vi khuẩn lao, vi khuẩn phong cũng như Listeria, Brucella và tất cả các virus có khả năng sống và tiếp tục phát triển ở bên trong tế bào nên kháng thể không thể tiếp cận với các vi sinh vật này. Chính cơ chế miên dịch qua trung gian tế bào gọi tắt là đáp ứng miên dịch tế bào có vai trò quan trọng trong việc chống lại các vi sinh vật ký sinh bên trong tế bào . Có hai hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào : Một hình thức do lympho T gây quá mẫn muộn (Delayed-typee hypersensitivity T lymphocyte: Lympho TDTH) và đại thực bào phụ trách, một hình thức do lympho T gây độc (Cytotoxicity T lymphocyte: lympho Tc) phụ trách.
2.1.Hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào do lympho TDTH (lympho T gây quá mẫn muộn) và đại thực bào phụ trách
Gồm hai giai đọan: Trong giai đọan đầu xảy ra sự tương tác gữa đại thực bào làm nhiệm vụ trình diện kháng nguyên với các lympho TDTH để cho các lympho TDTH nhận diện các quyết định kháng nguyên. Ngoài sự kích thích của kháng nguyên, lympho TDTH còn nhận sự kích thích của Interleukin 2 do Lympho T cảm ứng tiết ra . Sau khi nhân hai kích thích , một của quyết định kháng nguyên, một của Interleukin 2, lympho TDTH trở thành dạng họat hóa và phân chia để tăng sinh. Trong giai đọan 2, lympho TDTH họat hóa tiết ra các lymphokin, đó là những chất hòa tan có tác dụng trên các hoạt động của các tế bào khác như đại thực bào, bạch cầu trung tính...Sau khi được họat hóa bởi lymphokin, các đại thực bào trở nên có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật nội bào như vi khuẩn lao, Brucella, Listeria, Salmonella typehi. 2.2.Hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào do lympho Tc (lympho T gây độc) phụ trách
Những nghiên cứu trên tế bào người cho thấy ở người cũng có hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào do lympho Tc đảm nhận. Lympho Tc của người bị sới có thể diệt các tế bào đích nhiễm virus in vitro. Lúc lympho Tc và tế bào đích lấy từ một cơ thể thì khả năng tiêu diệt tế bào đích đạt tối đa.
Lympho Tc có khả năng tiêu diệt các tế bào đích bị nhiễm virus (sởi, cúm, Epstein Barr....) khi các lympho Tc nhận diện cả kháng nguyên virus lẫn kháng nguyên phù hợp tổ chức trên bề mặt tế bào đích. Ngoài sự kích thích của kháng nguyên, lympho Tc còn nhận sự kích thích của interleukin 2. Sau khi nhận hai kích thích, một của kháng nguyên, một của Interleukin 2, tiền lympho Tc được họat hóa thành lympho Tc họat động có khả năng diệt tế bào đích nhiễm virus. Cơ chế lympho Tc diệt các tế bào đích nhiễm virus hiện nay chưa được sáng tỏ.
KỸ THUẬT MIỄN DỊCH SỬ DỤNGTRONG CHẨN ĐOÁN VI SINH VẬT TRONG CHẨN ĐOÁN VI SINH VẬT
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được nguyên lý của một số kỹ thuật miễn dịch.
2.Biết áp dụng một số kỹ thuật huyết thanh học trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng.