KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TÍNH GIÁ VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán tài chính doanh nghiệp (Trang 25 - 26)

3.1.1. KHÁI NIỆM VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ:

Vật liệu là đối tượng lao động – một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất và dưới tác động của lao động vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành sản phẩm.

Công cụ, dụng cụ bao gồm các loại TLLĐ được sử dụng cho các hoạt động SXKD khác nhau nhưng không đủ tiêu chuẩn trở thành TSCĐ. Về đặc điểm vận động thì công cụ, dụng cụ cũng có thời gian sử dụng khá dài nên giá trị cũng được chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng nhưng do giá trị của chúng không lớn nên để đơn giản cho công tác quản lý, theo dõi thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng trong một lần hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ nhất định

Trong tổng chi phí sản xuất- kinh doanh. Quản lý tốt việc thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu, CCDC là điều kiện cần thiết để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.1.2. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU, CCDC

a/. Phân loại vật liệu

-Nguyên, vật liệu chính là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu chính là cơ sở vật chất chủ yếu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. “Nguyên liệu’’ là thuật ngữ để chỉ những sản phẩm của các ngành nông nghiệp , khai mỏ chưa qua khâu chế biến ban đầu. Thuật ngữ “ vật liệu’’ dùng để chỉ những nguyên liệu đã qua sơ chế.

-Vật liệu phụ là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất. Vật liệu phụ được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm. Vật liệu phụ cũng được sử dụng để giúp cho máy móc, thiết bị và các công cụ lao động hoạt động bình thường. Vật liệu phụ còn được sử dụng cho nhu cầu kỹ thuật và quản lý. Căn cứ vào tác dụng khác nhau người ta chia vật liệu phụ ra thành các nhóm sau :

+ Nhóm vật liệu phụ kết hợp với vật liệu chính làm hoàn thiện hoặc tăng chất lượng của sản phẩm. Các vật liệu phụ thuộc loại này như sơn bảo vệ mặt kim loại, thuốc nhuộm, thuốc tẩy trắng... +Nhóm vật liệu phụ dùng để bảo quản hoặc phục vụ cho hoạt động của các tư liệu lao động như dầu, mỡ bôi trơn, thuốc chống ẩm, chống gỉ,...

+Vật liệu phụ phục vụ lao động của công nhân viên như xà phòng, giẻ lau,...

-Nhiên liệu là vật liệu phụ dùng để cung cấp nhiệt năng. Tuy nhiên, chúng được xếp vào một loại riêng để hạch toán và quản lí do vai trò quan trọng của nó. Hơn nữa nhiên liệu có yêu cầu về bảo quản khác với các loại vật liệu phụ thông thường

-Vật liệu bao gói dùng để gói bọc, chứa đựng các loại sản phẩm làm cho chúng hoàn thiện hơn hoặc chứa đựng thành phẩm để tiêu thụ

-Phụ tùng thay thế dùng để thay thế, sửa chữa các máy móc,thiết bị.

-Phế liệu gồm những vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất. Những vật liệu này có thể được dùng lại tại doanh nghiệp hoặc bán ra ngoài.

-Vật liệu khác bao gồm những loại vật liệu khác chưa được kể đến ở trên.

b/.Phân loại công cụ, dụng cụ :

Theo công dụng, CCDC dùng trong doanh nghiệp được chia thành các nhóm sau: -Công cụ lao động phục vụ cho lao động của công nhân viên như kìm, búa,...

-Đồ dùng cho thuê.

3.1.3. TÍNH GIÁ VẬT LIỆU, CCDC:

tính giá vật liệu, CCDC phụ thuộc vào phương pháp quản lý và hạch toán vật liệu, CCDC: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ.

-Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay: Đặc điểm của phương pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu, CCDC đều được kế toán theo dõi, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo quá trình phát sinh.

-Phương pháp kiểm kê định kỳ có đặc điểm là trong kỳ kế toán chi theo dõi, tính toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập vật liệu , CCDC, còn trị giá vật liệu, CCDC xuất chỉ được xác định một lần vào cuối kỳ khi có kết quả kiểm kê vật liệu, CCDC hiện còn cuối kỳ.

Trị giá vật liệu, Trị giá vật liệu, Trị giá vật liệu, Trị giá vật liệu, CCDC xuất trong = CCDC + CCDC nhập - CCDC kỳ tồn đầu kỳ trong kỳ tồn cuối kỳ

a. Tính giá vật liệu, CCDC nhập:

-Vật liệu, CCDC mua ngoài:

Giá nhập kho = Giá mua trên + Chi phí thu mua - Các khoản hoá đơn thực tế giảm giá

Lưu ý: Vật liệu, CCDC mua từ nước ngoài thì thuế nhập khẩu được tính vào giá nhập kho. Khoản thuế GTGT nộp khi mua vật liệu, CCDC cũng được tính vào giá nhập nếu doanh nghiệp không thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

-Vật liệu, CCDC tự sản xuất: Giá nhập kho là giá thành thực tế sản xuất vật liệu, CCDC

-Vật liệu, CCDC thuê ngoài chế biến:

Giá nhập kho = Giá xuất VL + Tiền thuê - Chi phí vận chuyển, bốc dỡ đem chế biến chế biến vật liệu,CCDC đi và về

Vật liệu, CCDC được cấp:

Giá nhập kho = Giá do đơn vị cấp + Chi phí vận chuyển, thông báo bốc dỡ

-Vật liệu, CCDC nhận vốn góp : Giá nhập kho là giá do hội đồng định giá xác định.

-Vật liệu, CCDC được biếu tặng : giá nhập kho là giá thực tế được xác định theo thời giá trên thị trường.

b. Tính giá vật liệu, CCDC xuất:

Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 4 phương pháp : thực tế đích danh nhập trước-xuất trước (FIFO); nhập sau-xuất trước (LIFO) và đơn giá bình quân. Khi sử dụng phương pháp tính giá phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán.

Một phần của tài liệu Bài giảng kế toán tài chính doanh nghiệp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w