1. Phân tích kết quả hoạt động của công ty :
Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã không ngừng mở rộng, sang nhiều khu vực quốc gia khác nhau với khẩu hiệu “ không ngừng nâng cao hiệu quả xuất khẩu”,coi trọng chất lượng sản phẩm. Do đó đã thu hút khách hàng đến với công ty, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, Công ty đã đầu tư nâng cấp các dây chuyền thiết bị sản xuất. Sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều thị trường, kể cả thị trường khó tính.
Kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh của công ty được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế như: tổng doanh thu, doanh thu từ xuất khẩu , tổng chi phí ,lợi nhuận.
Để đánh giá kết quả đó, ta xem bảng sau:
Bảng báo cáo kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty
TT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Số tiền TL% Số tiền TL% 1 Tổng doanh thu 55337 80088 90600 24751 2 Doanh thu từ xuất khẩu 50667 73429 92780 22762 45 19351 26 3 Chi phí cho xuất khẩu 50365 72703 91976 22338 4 Lợi nhuận từ xuất khẩu 302 726 804 424 140 78 11
Qua số liệu trên ta thấy, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong điều kiện hết sức khó khăn về nhiều mặt như nguồn vốn eo hẹp, thị trường biến động về nhiều mặt, cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã đạt được kết quả khả quan. Đáng chú ý là doanh thu từ xuất khẩu tăng nhanh chóng. Năm 1999 đạt 50667 triệu đồng, đến năm 2000 đã đạt được 73429 triệu đồng tăng 22762 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 45 %. Năm 2001 doanh thu là 92780 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 26 % với số tiền là 19351 triệu đồng. Tốc độ tăng này ít hơn so với tốc độ tăng doanh thu trước đó nhưng do đầu tư đổi mới công nghệ, tiết kiệm nguyện vật liệu , điều này đã làm giảm bớt đi chi phí do hiệu quả sản xuất cao. Vì vậy lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu đã tăng lên. Năm 2001 tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu chung nhưng trong hoạt động xuất khẩu công ty vẫn thu được lợi nhuận chứng tỏ hàng nội địa kinh doanh bị thua lỗ nhưng hàng xuất khẩu thu lợi nhuận bù đắp lại. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hướng về xuất khẩu rất có hiệu quả.
Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu tăng nhanh qua các năm. Năm 1999 là 302 triệu đồng , đến năm2000 là 726 triệu đồng vượt 424 triệu đồng (140 %) và năm 2001 là 804 triệu đồng tăng 78 triệu đồng (11 %) so với năm 2000.
Kim ngạch xuất khẩu cũng tăng đều đặn qua các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra năm 1999 đạt 2371597 USD đến năm 2000 đạt 4297031 USD tăng 81.1 %, đến năm 2001 tăng 47.7 % so với năm 2000( xem sơ đồ kim ngạch xuất khẩu).
Trong những năm gần đây, công ty giầy Thăng Long tiến hành đổi mới dây chuyền thiết bị liên tục, cải tiến mẵu mã, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Kết quả là công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao phó.
2. Đánh giá chung:
Công ty giầy Thăng Long đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Từ việc đơn thuần chỉ may mũ giầy gia công cho Liên Xô tới nay công ty đã có dây chuyền sản xuất giầy hoàn chỉnh.
Tháng 08/1998 công ty đã đầu tư mở rộng thêm một dây chuyền thiết bị đồng bộ để sản xuất mặt hàng mới đó là hàng thể thao nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng triệt để năng lực sản xuất hiện có của công ty như nhà xưởng, năng lực sản xuất cao su và đế giầy. Đồng thời công ty cũng cải tiến dây chuyền này để có thể sản xuất được cả giầy vải khi không có đơn hàng giầy thể thao. Mặt khác trong giai đoạn này loại giầy vải thể thao đang được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.
Việc đổi mới công nghệ này là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý với xu thế.Nó đã thu hút hơn 400 lao động nữa đưa tổng số lao động của công ty lên 1440 người với thu nhập 650000 đ/tháng và năng lực sản xuất của công ty từ 750.000 sản phẩm lên 1.035.000 sản phẩm/1999 và trong số đó xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm 90%.
Tháng 09/1999 nhằm tận dụng năng suất của bộ phận may mũ giầy và keo dán đồng thời để tận dụng diện tích mặt bằng nhà xưởng công ty đã
chủ động đầu tư thêm một dây chuyền lắp ráp giầy vải nữa. Kéo theo đó thu hút thêm lao động và nâng cao năng lực sản xuất từ 1.035.000 sản phẩm lên 1.640.000 sản phẩm/năm.
Xét về mặt lý luận, nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế trong kinh doanh thương mại quốc tế là góp phần thúc đẩy nhanh năng suất lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân có thể sử dụng, qua đó tạo thêm nguồn tích luỹ thực tế, việc xác định một cách chính xác hiệu quả kinh tế xuất khẩu thường gặp khó khăn vì tác động của nó thông qua nhiều khu vực, nhiều công đoạn, nhiều tổ chức thực hiện khác nhau và chịu ảnh hưởng rất lớn các yếu tố sản xuất và chi phí sản xuất đan chéo nhau. Nhưng yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán lại đòi hỏi phải xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và của công ty nói riêng. Thời gian qua sản xuất kinh doanh của công ty nói chung đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Doanh lợi qua các năm phản ánh kết quả bằng tiền thực tế thu được so với chi phí phải bỏ ra.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG, BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TẠI