MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI NHÀ NƯỚC:

Một phần của tài liệu Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty Giầy Thăng Long.DOC (Trang 49 - 51)

- Đề nghị Chính phủ hoàn thiện cơ chế tổ chức Tổng Công ty và có giải pháp hỗ trợ cùng với sự nỗ lực của Tổng Công ty để đảm bảo vai trò chủ đạo trong toàn ngành Da - Giầy Việt Nam.

- Đối với ngành Da - Giầy, thời hạn vay vốn đầu tư trong kế hoạch cần từ 7-10 năm. Chỉ với thời hạn như vậy, các doanh nghiệp mới có doanh nghiệp hoàn trả vốn vay mà không phải chiếm dụng từ nguồn khác. Do vậy đề nghị Nhà nước điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Hiện nay, công ty chủ yếu là gia công đang chịu sức ép cạnh tranh không tương sức với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đề nghị Nhà nước chỉ đánh thuế lợi tức như mức đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

- Đề nghị Nhà nước có những qui định về XNK tránh ách tắc, phiền hà, chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty.

- Để bảo hộ sản xuất trong nước, đề nghị Nhà nước có biện pháp kiên quyết và có hiệu quả ngăn chặn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đồng thời có biện pháp hỗ trợ ngành Da - Giầy trong việc tìm kiếm thị trường mới. Có như vậy, công ty mới có thể thành công trong việc tìm kiếm thị trường.

Kết luận

Xuất nhập khẩu là tất yếu khách quan và có vai trò hết sức quan trọng đối với các quốc gia. Đặc biệt là ở nước ta, xuất khẩu là con đường đi tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách nhanh nhất. Kinh doanh trong nước trong điều kiện kinh tế thị trường đã khó, kinh doanh xuất khẩu còn khó hơn nhiều bởi đây là quan hệ kinh tế quốc tế. Song dù khó khăn và phức tạp đến đâu, nếu có sự quản lý đúng đắn của Nhà nước, thông qua chính sách vi mô, sự vận dụng năng lực sáng tạo của công ty phát triển hơn nữa, công ty sẽ nâng cao được uy tín của mình trên thị trường.

Với kiến thức học được trang bị ở trường, cùng với sự tìm hiểu thực tế để đi tới một số kiến nghị với mong muốn góp phần thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty, tôi hy vọng cùng với thời gian, công ty ngày càng vững mạnh và phát triển không ngừng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Doanh nghiệp thương mại ( TS Phạm Công Đoàn, TS Nguyễn Cảnh Lịch, NXB Giáo Dục )

2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại ( Phạm Vũ Luận, Trường ĐH Thương Mại )

3. Thương mạI quốc tế ( PTS Nguyễn Duy Bột, PTS Định Xuân Trình, NXB Thống kê 1993 )

4. Báo Công Nghiệp ( số 17 ra ngày 30/09/1999 ) 5. Incoterms – 1990 ./.

Một phần của tài liệu Phương hướng, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu tại Công ty Giầy Thăng Long.DOC (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w